Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU TỪ THỰC TIỄN (Trang 53 - 70)

vụ án xâm phạm sở hữu tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

2.2.1. Khái quát về tình hình xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước là một trong các tỉnh nằm trong vùng minh tế trọng điểm phía Nam và Chơn Thành là huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Phước với nhiều khu công nghiệp ngày càng phát triển nên có một vị trí địa chiến lược quan trọng. Trong những năm quan, với sự chú trọng đầu tư của tỉnh Bình Phước, kinh tế

- xã hội ở huyện Chơn Thành phát triển nhanh. Đi đơi với sự phát triển kinh tế thì hình vi phạm pháp luật và tội phạm ở huyện Chơn Thành cũng gia tăng, diễn biến phức tạp, khó lường, tính chất, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra ngày càng nặng nề, trong đó có cả các tội xâm phạm quyền sở hữu. Các cơ quan tiến hành tố tụng tại huyện Chơn Thành đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật song song với việc điều tra, khám phá án. Số lượng án hình sự nói chung, án liên quan đến tội xâm phạm sở hữu nói riêng hàng năm tăng ít về số vụ nhưng tăng nhiều về số người phạm tội với tính chất, mức độ nguy hiểm đối với xã hội ngày càng cao. Cụ thể số liệu xét xử trong 05 năm (2016 - 2020) như sau:

Qua thống kê số liệu (Bảng 2.1), có thể thấy từ năm 2016 đến năm 2020 số lượng án xét xử liên quan đến các vụ án phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn huyện Chơn Thành tăng, giảm không ổn định, số lượng án và số bị cáo tăng dần từ năm 2016 đến năm 2018, sau đó giảm dần từ năm 2018 đến 2020, thấp hơn cả năm 2016. Tổng số các vụ án hình sự Tịa án xét xử 558 vụ/1.037 bị cáo thì có đến 251vụ/378 bị can XPSH (chiếm tỷ lệ 44,98% vụ/36,45% bị cáo). Trong tổng số vụ án XPSH được xét xử thì chủ yếu vẫn là nhóm tội có tính chiếm đoạt với 06 tội (chiếm 95,22%) gồm số vụ án trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ 70,12% (176 vụ/251 vụ), tiếp đến là vụ án Cướp tài sản chiếm tỷ lệ 7,17% (18 vụ/251 vụ), vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chiếm tỷ lệ 6,77% (17 vụ/251 vụ); vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm tỷ lệ 5,98% (15 vụ/251 vụ), , vụ án cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ 4,38% (11 vụ/251 vụ), vụ cưỡng đoạt tài sản 0,80%; cịn lại nhóm tội khơng có tính chiếm đoạt, với 1 tội vụ án hủy hoại tài sản (12 vụ/251 vụ) chiếm tỷ lệ 4,78%. Trong các tội có tính chiếm đoạt thì số vụ/bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất là tội trộm cắp tài sản, chiếm hơn 70% (02 vụ/251 vụ) [66], [67], [68], [69], [70].

Tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Chơn Thành ngày càng phát triển với tốc độ cao, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm ngày càng tăng về số lượng với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm. Các yếu tố

tiêu cực là nguyên nhân và điều kiện của tình hình các vụ án XPSH trên địa bàn huyện Chơn Thành giai đoạn 2016- 2020 có thể khái quát như sau:

Về nguyên nhân khách quan: Mơi trường gia đình, nhà trường và mơi trường

xã hội trên địa bàn huyện Chơn Thành vẫn còn chứa đựng những yếu tố khơng lành mạnh trong việc hình thành nhận thức, tình cảm đối với pháp luật, đạo đức truyền thống đã có những tác động trong việc hình thành ý thức thiếu tôn trọng những giá trị vật chất, quyền sở hữu tài sản của con người; sự di dân từ các vùng nông thôn về các khu công nghiệp nên tập trung nhiều thành phần; công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực còn nhiều kẽ hở, hệ thống pháp luật đang trong q trình hồn thiện; nhiều tệ nạn nghiện game, hút chích, nhiều thành phần ăn chơi, đua địi nhưng lười lao động, thích hưởng thụ cơng sức của người khác; người bị hại nhẹ da, cả tin, sự sơ hở của người quản lý tài sản; sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội ...cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến phạm tội.

Về nguyên nhân chủ quan: Đa phần người phạm tội xâm phạm sở hữu có

trình độ thấp, có độ tuổi từ 18 đến 30; ý thức chấp hành pháp luật thấp, nhận thức không đúng trong ý thức tôn trọng quyền sở hữu của con người, kết hợp với những nhu cầu, sở thích khơng lành mạnh của người phạm tội đã dẫn đến hình thành động cơ thực hiện hành vi phạm tội; có lối sống thích hưởng thụ nhưng lười lao động, hút chích, nghiện game; một số tội phạm có sử dụng hung khí để gây án, có bàn bạc kế hoạch gây án cụ thể, thực hiện hành vi phạm tội manh động; thực hiện hành vi phạm tội xuyên tỉnh trong phạm vi cả nước.

Về điều kiện phạm tội: Người quản lý tài sản chưa có nhận thức đúng về việc

quản lý, bảo vệ tài sản, thiếu thận trọng trong cuộc sống, phô trương tài sản, mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin,...đã tạo điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và sự manh động của đối tượng phạm tội.

Trước diễn biến về tình hình tội phạm ngày càng phức tạp, cấp ủy Đảng đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phối hợp với chính quyền ln xác định đây là công tác trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên,

nhằm góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. VKSND huyện Chơn Thành đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu và đạt những kết quả đáng khích lệ khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng. VKSND đã phối hợp với TAND huyện Chơn Thành mở các phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp để nâng cao quyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng nghiệp vụ của Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thư ký. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã chủ động, tích cực tham gia việc xét hỏi, tranh luận với người bào chữa, bị cáo, bị hại, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự...và những người tham gia tố tụng khác để làm rõ sự thật của vụ án. Tuy nhiên, khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu có những hạn chế, khuyết điểm, sai sót như: truy tố bị can thiếu chứng cứ quan trọng, thu thập tài liệu chưa đầy đủ, xây dựng hồ sơ có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ...dẫn đến TAND huyện Chơn Thành phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc TAND tỉnh Bình Phước tuyên hủy án để điều tra, xét xử lại vụ án.

2.2.2. Kết quả thực hành quyền công tố và nguyên nhân

2.2.2.1. Thực tiễn công bố cáo trạng hoặc công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn tại phiên tòa sơ thẩm

Cáo trạng là văn bản pháp lý của VKS, với nội dung là những căn cứ cụ thể dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các tình tiết của vụ án để từ đó truy tố bị can ra trước tịa án. VKSND huyện Chơn Thành nói chung và từng Kiểm sát viên nói riêng luôn chú trọng trong việc xây dựng cáo trạng để cáo trạng đảm bảo về nội dung và hình thức,. Kiểm sát viên xây dựng dự thảo cáo trạng xong, được chuyển cho lãnh đạo phụ trách bộ phận hình sự duyệt, sau đó chuyển đến Viện trưởng xem xét. Như vậy, cáo trạng trước khi được ban hành chính thức được thơng qua, nhận xét, đánh giá một cách khách quan, đầy đủ và toàn diện, đảm bảo đúng mẫu số 144/HS ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của VKSND tối cao. Hàng năm, VKSND Chơn Thành tham gia các cuộc thi để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, trong đó có thi viết cáo trạng, luận tội; đơn vị thường xuyên họp để đánh giá chất lượng bản cáo trạng của Kiểm sát viên. Trong

quá trình xét xử, Kiểm sát viên đọc nguyên văn cáo trạng chính xác, rõ ràng, ngắt câu, ngắt ý đúng chỗ, đúng lúc, âm lượng vừa đủ nghe tạo được sự trang nghiêm, giúp cho những người tham dự phiên tòa nghe dễ hiểu, nắm bắt nhanh chóng được nội dung vụ án. Điều này đã tạo được vị thế của người Kiểm sát viên tại phiên tòa, giúp Kiểm sát viên tự tin hơn trong xét hỏi, tranh luận và đối đáp để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo.

Kết quả công bố cáo trạng và bảo vệ cáo trạng đều đạt chất lượng, làm rõ được các vấn đề tại phiên tòa để việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Từ năm 2016 - 2020 VKSND huyện Chơn Thành đã truy tố 298 vụ/467 bị cáo, TAND huyện Chơn Thành đã xét xử 251 vụ/378 bị cáo, tương ứng VKSND huyện Chơn Thành đã ban hành 298 bản cáo trạng. Tòa án đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung là 24 vụ/48 bị cáo, VKS không chấp nhận thụ lý để điều tra bổ sung 13 vụ, giữ nguyên cáo trạng đã truy tố, yêu cầu Tòa án tiếp nhận lại hồ sơ để xét xử theo quy định của pháp luật đối với 11 vụ [66], [67], [68], [69], [70].

2.2.2.2. Thực tiễn hoạt động xét hỏi

Hoạt động xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, từng Kiểm sát viên đã nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Trước khi THQCT tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm chắc nội dung vụ án, phải xây dựng đề cương xét hỏi một cách chi tiết, câu hỏi phải ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu, rõ ràng nhằm làm sáng tỏ các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội đối với bị cáo; dự kiến các vấn đề cần làm sáng tỏ, đối chiếu với các lời khai đã có trong hồ sơ vụ án; dự kiến các tình huống khác có thể phát sinh tại phiên tòa để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên tập trung theo dõi diễn biến phiên tòa, ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và ý kiến trả lời của người được xét hỏi; Kiểm sát viên phải chủ động tham gia xét hỏi, không hỏi lại những câu hỏi đã được hỏi để tránh sự chồng chéo không cần thiết. Khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thái độ bình tĩnh, khơng căn thẳng, đặt câu hỏi khách quan, rõ

ràng, dễ hiểu, tránh giải thích, kết luận ngay, linh hoạt khi đặt câu hỏi, tránh phụ thuộc vào các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, nhạy bén, chủ động đưa ra những câu hỏi phù hợp theo diễn biến tâm lý của bị cáo tại phiên tòa.

Kết quả THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ năm 2016 - 2020, VKSND huyện Chơn Thành đã ra quyết định truy tố 298 vụ án đối với 467 bị can. Tại phiên tịa, khơng có vụ án nào VKS khơng tham gia xét hỏi. Khi xét hỏi, KSV ln có thái độ nghiêm túc, lịch sự, xưng hơ chuẩn mực, tuân thủ đúng Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt

động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án ban hành kèm theo Quyết định số

46/QĐ-VKSTC ngày 20/02/2017 của VKSND tối cao; kiểm tra, xem xét lời khai của bị cáo có phù hợp với vật chứng và các tình tiết khác của vụ án không, chủ động xét hỏi về nguồn gốc chứng cứ, tài liệu, đồ vật để làm rõ bản chất vụ án, làm cơ sở để giải quyết vụ án.

Tuy nhiên, việc xét hỏi tại phiên tòa vẫn do HĐXX mà chủ yếu là Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa thực hiện nên Kiểm sát viên chưa phát huy được vai trị tích cực trong việc xét hỏi để xác định tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội. Đơi khi có những vụ án HĐXX hầu như đã hỏi cơ bản đầy đủ để xác định sự thật khách quan của vụ án, Kiểm sát viên tham gia xét hỏi để bổ sung những câu hỏi của HĐXX nhằm mục đích bảo vệ cáo trạng của mình là đúng và việc buộc tội bị cáo có tội là có căn cứ.

2.2.2.3. Thực tiễn hoạt động tranh luận

Tranh luận được bắt đầu sau khi KSV luận tội đối với bị cáo, đưa ra quan điểm về mức hình phạt và các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Trong thời gian qua, Kiểm sát viên đã bám sát nội dung, yêu cầu của Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự [77], chuẩn bị kỹ lưỡng luận tội, căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa, ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; KSV khơng còn những luận điểm quy chụp, suy diễn; bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, đề nghị

khơng có căn cứ pháp luật. Do đó, luận tội của KSV là phần được quan tâm theo dõi đặc biệt của những người tham dự phiên tịa, nội dung luận tội phân tích sâu sắc, khách quan, tồn diện, mang tích thuyết phục, bác bỏ những quan điểm sai trái của bị cáo, người bào chữa trong quá trình xét hỏi; luận tội có tính giáo dục và tun truyền pháp luật. Qua luận tội, KSV đã làm cho bị cáo, nhân dân hiểu biết thêm về pháp luật, nhận thức sâu sắc hơn về sự công minh, nghiêm trị, khoan hồng của pháp luật hình sự và chính sách của Nhà nước ta, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, nâng cao trách nhiệm trong phòng, chống tội phạm. Khi tranh luận, đối đáp, KSV đã có thái độ bình tĩnh, linh hoạt, nói to, rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, lập luận, phản bác quan điểm của người bào chữa, bị cáo có tính thuyết phục hơn, có lý có tình trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan; thể hiện sự tôn nghiêm qua tư thế, tác phong của người kiểm sát. Chất lượng tranh luận của KSV tại phiên tòa từng bước được nâng lên, KSV đã tích cực, chủ động đối đáp với những lập luận sắc bén để bác bỏ ý kiến và những đề nghị không đúng của bị cáo, người bào chữa... nhằm bảo vệ quan điểm truy tố của VKS.

Trong thực tiễn, luận tội của KSV tại phiên tòa sơ thẩm thể hiện tóm tắt được nội dung vụ án, phân tích đánh giá động cơ, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, vai trị, tính chất mức độ hành vi phạm tội của từng bị cáo, nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giải quyết yêu cầu bồi thường và xử lý vật chứng; KSV đã viện dẫn chứng cứ, khẳng định được tính có căn cứ của quyết định truy tố, điều đó phản ánh chất lượng THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm của KSV tại phiên tịa đã được nâng lên, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động công tác của VKSND huyện Chơn Thành trong những năm gần đây. Đồng thời, khi THQCT tại phiên tịa, có nhiều trường hợp KSV được người tham dự tại phiên tòa đánh giá cao về khả năng nhạy bén trong tranh luận, đối đáp, trong xử lý tình huống mới phát sinh tại phiên tòa, đưa ra những lập luận sắc bén để chứng minh bị cáo có tội và được HĐXX chấp nhận, dù cho bị cáo một mực không nhận tội và kêu oan [66], [67], [68], [69], [70].

2.2.2.4. Thực tiễn hoạt động kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án

Qua 05 năm (2016-2020) VKSND huyện Chơn Thành đã THQCT tại phiên tòa sơ thẩm đối với 251 vụ/558 bị cáo về tội xâm phạm sở hữu (Bảng 2.1). Nhìn

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU TỪ THỰC TIỄN (Trang 53 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)