đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu
3.1.1. Yêu cầu nâng cao vai trò của Viện kiểm sát
Trong những năm qua, cải cách tư pháp có vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và hướng đến xây dựng một nền tư pháp trong sạch, hội nhập quốc tế. Chủ trương của Đảng về yêu cầu cải cách tư pháp đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải thật sự vững mạnh, trong sạch, là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo vệ quyền con người. Năm 2021, năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Ngành Kiểm sát nhân dân đứng trước nhiều thách thức, áp lực do phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm tăng thêm theo các đạo luật mới về tư pháp, đặc biệt phải chịu nhiều chế tài, trách nhiệm trong thực thi công vụ; số lượng các vụ, việc tăng, tính chất ngày càng phức tạp, quy mô ngày càng lớn, nhất là đối với các vụ án xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, cơng tác THQCT có nhiều chuyển biến tích cực, trách nhiệm cơng tố được tăng cường ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin tội phạm, nhằm đảm bảo cho VKS thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân. Vai trị, trách nhiệm cơng tố của KSV tại các phiên tịa hình sự được nâng lên, góp phần quan trọng, bảo đảm khách quan, dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích của cơng dân.
VKSND phải thực hiện tốt nhiệm vụ THQCT, là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ khi thành lập Ngành Kiểm sát nhân dân và được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp như Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-
NQ/TW, Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng và Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định và đặt ra yêu cầu VKSND phải nâng cao hơn nữa chất lượng THQCT và thực hiện có bước đột phá trong cơng tác này. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo Tư pháp Trung ương họp cho ý kiến về việc xây dựng đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, đặt ra yêu cầu xây dựng nền tư pháp bảo đảm
tính chun nghiệp, hiện đại, cơng bằng, liêm minh, cơng chính, phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân. VKSND huyện Chơn Thành xác định tầm quan trọng của cơng tác THQCT nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tịa nói riêng theo tinh thần khoản 5 Điều 103 Hiến pháp sửa đổi năm 2013: "Nguyên tắc tranh tụng trong
xét xử được bảo đảm", đã triển khai quy định của Hiến pháp để KSV nhận thức đầy
đủ, đúng đắn quy định về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử, thống nhất nhận thức pháp luật về mục đích, ý nghĩa, phạm vi, nội dung, phương pháp THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án xâm phạm sở hữu, KSV thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định một cách nghiêm túc để nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm bảo, pháp luật hình sự được chấp hành nghiêm chỉnh.
THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng là giai đoạn quan trọng của q trình tố tụng hình sự. Tại phiên tịa xét xử sơ thẩm, việc xét hỏi công khai, khách quan của những người tiến hành tố tụng đối với người tham gia tố tụng khẳng định kết quả thực hiện của các giai đoạn trước đó. KSV với tư cách là người bảo vệ cáo trạng, bảo vệ sự buộc tội là có căn cứ, đúng pháp luật phải chứng minh trên cơ sở chứng cứ được thu thập trong giai đoạn điều tra, truy tố và tại phiên tòa xét xử, để buộc tội đúng người, đúng tội; khơng thể buộc tội mà khơng có căn cứ, Tịa tun khơng phạm tội, trả điều tra bổ sung vì thiếu chứng cứ, bỏ lọt người.
3.1.2. Yêu cầu nâng cao việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát từ thực tiễn áp dụng pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm
BLTTHS năm 2003 đóng vai trị quan trọng trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn
xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức. Những quy định của BLTTHS năm 2003 đã thể hiện sự kế thừa và phát huy những ưu điểm của mơ hình tố tụng thẩm vấn nước ta trước đây, đồng thời thể chế hóa kịp thời chủ trương cải cách tư pháp đề ra trong Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới. Tuy nhiên, qua thực tiễn, BLTTHS năm 2003 cũng bộc lộ những vướng mắc, bất cập cả về kỹ thuật xây dựng, lý luận lẫn thực tiễn áp dụng ở tất cả các giai đoạn tố tụng, đặc biệt THQCT tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu chống bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Tư tưởng xuyên suốt trong Hiến pháp năm 2013 là tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, BLTTHS năm 2015 đã cụ thể hóa thành những quy định, yêu cầu cụ thể đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự, trong đó quy định “ngun tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”, quy định rõ hơn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong cơng tác THQCT nói chung và THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng.
Để THQCT đạt kết quả cao, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung cũng như vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng, đáp ứng với đòi hỏi của cải cách tư pháp trong thời gian tới, VKS cần phải thực hiện các yêu cầu như sau:
Thứ nhất, sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của cấp ủy Đảng và chính
quyền địa phương đối với KSV là điều kiện cần thiết để KSV tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, Kiểm sát viên không chỉ là những cán bộ có lương tâm và trách
nhiệm cao, có khả năng phản ứng linh hoạt, quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trước những vấn đề phức tạp mới phát sinh tại phiên Tịa, mà cịn là người có văn hóa, có hình thức nhất định để tham gia phiên Tịa. Mỗi KSV cũng phải tự rèn luyện mình về phẩm chất đạo đức, về năm đức tính của người cán bộ kiểm sát: “cơng kinh, chính trực, khánh quan, thận trọng, khiêm tốn”, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lẽ
phải, bảo vệ cơng lý, đề nghị hướng xử lý, mức hình phạt phù hợp, không để bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Thứ ba, KSV phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ, nắm vững các quy định của pháp luật, đặc biệt là các cấu thành tội phạm, phân biệt các tội xâm phạm sở hữu để áp dụng đối với hành vi phạm tội của từng bị cáo, chủ động dùng pháp luật để xét hỏi, tranh luận tại phiên tịa. Sự am hiểu tồn diện các quy định của pháp luật sẽ giúp cho KSV có được tâm lý tự tin để bảo vệ quan điểm buộc tội của VKS.
Thứ tư, Kiểm sát viên phải nắm vững nội dung vụ án, phân tích, đánh giá
khách quan, tồn diện, đầy đủ các chứng cứ buộc tội, gỡ tội đối với bị cáo, tính chất, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra; dự kiến các tình huống có thể phát sinh trong quá trình tranh tụng, tránh bị động tại phiên tòa.
Thứ năm, Kiểm sát viên cần nghiên cứu nhiều lĩnh vực để am hiểu các mặt
của đời sống xã hội, tâm lý tội phạm, tổng hợp kinh nghiệm trong khi thi hành nhiệm vụ để trao dồi kỹ năng xét hỏi, tranh luận, đối đáp, ghi chép, tổng hợp và quy chế ứng xử trong khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm được bảo đảm chất lượng.