Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU TỪ THỰC TIỄN (Trang 77 - 97)

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân ở địa phương: Lãnh đạo VKSND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cần

nâng cao nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác tư pháp nói chung và cơng tác của Ngành Kiểm sát nói riêng; tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Cấp ủy Đảng cần chú trọng lãnh đạo về công tác cán bộ, lựa chọn những cán bộ có tâm có tầm, bản lĩnh, tâm huyết để bố trí vào các chức vụ lãnh đạo trong cơ quan tiến hành tố tụng; quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn nhằm đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế.

- Nâng cao năng lực, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành đối với hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: Lãnh đạo

VKSND huyện Chơn Thành cần tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả THQCT của KSV trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung, vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng theo đúng quy định pháp luật và Quy chế của Ngành Kiểm sát. Việc kiểm tra, đánh giá phải làm thường xuyên, để kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai phạm của KSV để nhắc nhở, chấn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng giải công tác. Đồng thời, VKSND cần chủ động phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm liên quan đến các vụ án xâm phạm sở hữu nhất là những vụ án có nhiều bị cáo, có tính chất phức tạp, bị cáo khơng nhận tội, có sự tham gia của luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, giúp KSV trao dồi kỹ năng, năng lực THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm

phạm sở hữu. Sau phiên tòa, lãnh đạo đơn vị phải kịp thời tổ chức họp rút kinh nghiệm, đánh giá khách quan, toàn diện các hoạt động nghiệp vụ của KSV tại phiên tòa như việc thẩm vấn, tranh tụng, xử lý tình huống phát sinh tại phiên tịa...tập trung làm rõ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Đây là một hoạt động quan trọng, là biện pháp tự đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ cho Kiểm sát viên.

- Nâng cao năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm sở hữu: Chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa phụ thuộc rất

nhiều vào các chứng cứ (nhất là vật chứng, kết quả định giá, giám định) thu thập được ở giai đoạn điều tra, giúp cho KSV nắm chắc các tình tiết, nội dung của vụ án. Để nắm bắt được thái độ tâm lý, KSV tiếp xúc trực tiếp với bị can ở giai đoạn điều tra, giúp KSV có thể dự kiến những vấn đề sẽ phát sinh tại phiên tòa, dự thảo luận tội, dự kiến nội dung đối đáp, tranh luận có chất lượng.

Thứ hai, nâng cao kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án của KSV: Khi được phân

công THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu, Kiểm sát viên VKSND huyện Chơn Thành phải tập trung nghiên cứu hồ sơ vụ án, trích cứu hồ sơ, ghi chép cụ thể, tỉ mỉ những chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, dân sự, xử lý vật chứng và sao chụp, photocoppy lại những chứng cứ quan trọng như: biên bản khám nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng, kết luận định giá, giám định...sắp xếp các tài liệu trong hồ sơ một cách khoa học để đối chiếu, so sánh để loại trừ những nội dung không hợp lý, chắt lọc các nội dung hợp lý để phân tích, đánh giá một cách tổng hợp về các tình tiết liên quan đến vụ án. Tại phiên toà, KSV chủ động được trong việc viện dẫn chứng cụ thể, chính xác.

Đối với những vụ án phức tạp, nhiều bị cáo thì KSV cần nghiên cứu một cách khoa học để tổng hợp các chứng cứ (phân loại theo nhóm chứng cứ), xác định vai trị của từng bị cáo trong vụ án để thuận lợi cho việc xét hỏi, luận tội và tranh luận tại phiên tòa. KSV phải nhạy bén để phát hiện những mâu thuẫn trong các lời khai, chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội đối với bị cáo để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Thứ ba, nâng cao kỹ năng trình bày cáo trạng của KSV tại phiên tòa: Khi đọc

cáo trạng, KSV phải đứng dậy, hướng về phía những người tham dự phiên tịa, khi thấy bị cáo ngồi thì phải đề nghị Chủ tọa phiên tòa cho đứng dậy để nghe cáo trạng. KSV phải thông qua nguyên văn cáo trạng, giọng đọc to, rõ ràng, mạch lạc, chính xác, ngắt câu đúng lúc, đúng chỗ. Sau khi đọc cáo trạng, KSV có thể trình bày ý kiến bổ sung để làm rõ thêm nhưng không được làm thay đổi nội dung cáo trạng đã truy tố.

Thứ tư, nâng cao chất xây dựng đề cương xét hỏi và kỹ năng xét hỏi của KSV tại phiên tòa: Trước khi tham gia phiên tòa, KSV phải dự thảo đề cương xét hỏi đối

với bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác để làm rõ nội dung của vụ án như: hành vi, thời gian, địa điểm, động cơ, mục đích, hậu quả, phương tiện, thủ đoạn phạm tội, vật chứng thu giữ; làm rõ ý thức chủ quan của bị cáo đối với một số hành vi hay thủ đoạn phạm tội để qua đó định tội danh chính xác.

Ví dụ như để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, bị cáo biết hành vi của mình là lén lút hay không để phân biệt tội Trộm cắp tài sản với tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản; tính chất hành vi có dùng vũ lực hay đe đọa dùng vũ lực, dùng ngay tức khắc hay sẽ dùng để phân biệt tội Cướp tài sản với tội Cưỡng đoạt tài sản. Mục đích việc dùng vũ lực của bị cáo khi thực hiện hành vi trộm cắp, cướp giật bị phát hiện là để chiếm giữ tài sản hay để trốn khỏi khi bị bắt giữ nhằm phân biệt tội phạm có chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội Cướp tài sản, hay chỉ là tình tiết định khung “hành hung để tẩu thốt”; dự kiến những tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa như khả năng phản cung của bị cáo, thái độ tâm lý, thay đổi lời khai của những người tham gia tố tụng; dự kiến những tài liệu, chứng cứ đưa ra để đấu tranh với bị cáo, trích đọc lời khai của bị cáo...Nội dung các câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, không đặt các câu hỏi dụ cung, mớm cung.

Tại phiên tòa, KSV phải tập trung lắng nghe, theo dõi, đối chiếu với những câu hỏi của thành viên HĐXX, những câu hỏi HĐXX đã hỏi thì KSV khơng phải lặp lại. Khi phát sinh các tài liệu mới tại phiên tòa, KSV phải kiểm tra và xét hỏi về nguồn gốc, nội dung để có kết luận về tính hợp pháp, có căn cứ của tài liệu đó; nếu

chưa đủ điều kiện kết luận mà nó có thể làm thay đổi sự thật khách quan của vụ án thì KSV đề nghị HĐXX hỗn phiên tồ để xác minh, làm rõ.

Thứ năm, nâng cao chất lượng xây dựng dự thảo luận tội của KSV: Luận tội

của KSV là quan điểm của VKS về tội trạng của bị cáo nhằm bảo vệ cáo trạng đã truy tố. Do đó, nội dung luận tội phải có tính thuyết phục cao, vừa có tình vừa có lý, vừa mang tính giáo dục, cải tạo bị cáo và răn đe, phòng ngừa tội phạm. Trước khi tham gia phiên tòa, KSV phải dự thảo luận tội, nội dung bản luận tội phải bám sát cáo trạng đã truy tố, nhưng không phải sao chép, lặp lại nội dung của cáo trạng. Dự thảo luận tội phải căn cứ vào các chứng cứ, vật chứng, lời trình bày của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Tại phiên tòa, qua kết quả xét hỏi nếu có những vấn đề mới cần bổ sung thì Kiểm sát viên phải bổ sung bản luận tội cho phù hợp.

Khi phân tích, đánh giá chứng cứ đối với vụ án có bị cáo phạm nhiều tội thì KSV phải phân tích từ bị cáo phạm tội có khung hình phạt nặng đến tội nhẹ hơn; phải phân tích vai trị của từng bị cáo theo hướng bị cáo có vai trị chủ mưu cầm đầu trước rồi đến vai trò các bị cáo khác theo hướng giảm dần về thái độ tích cực của bị cáo trong việc cùng tham gia thực hiện tội phạm; trách nhiệm, hậu quả, nhân thân, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từng bị cáo; đồng thời, xem xét đối chiếu với các quy định của pháp luật hình sự để cân nhắc lựa chọn điều, khoản của BLHS để đề nghị Toà án áp dụng chính xác theo thứ tự: đề nghị hình phạt chính, hình phạt bổ sung, xử lý vật chứng và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Thứ sáu, nâng cao kỹ năng tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa: Trước

khi tham dự phiên tòa, KSV phải dự kiến những vấn đề cần tranh luận như: đánh giá chứng cứ, tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, thiệt hại do tội phạm gây ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, nhân thân bị cáo, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những điểm mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án, vai trò của bị cáo trong đồng phạm...Chuẩn bị lý lẽ để bác bỏ những quan điểm không đúng của bị cáo, người bào chữa trên cơ sở viện dẫn chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quan điểm truy

tố; đồng thời, cập nhật đầy đủ các văn bản pháp luật cần thiết có liên quan đến vụ án để khi cần trích đọc hoặc viện dẫn chính xác.

Tại phiên tịa, KSV phải lắng nghe, tổng hợp các lời trình bày của bị cáo, những người tham gia tố tụng khác để nắm được nội dung vấn đề, chủ động chọn từng vấn đề để tranh luận. KSV phải nắm vững những quy định của pháp luật tố tụng hình sự, bình tĩnh, linh hoạt trong xử lý tình huống, tơn trọng sự thật khách quan của vụ án. Để đảm bảo tranh luận của KSV đạt chất lượng, VKSND huyện Chơn Thành cần lựa chọn và tổ chức các phiên tịa hình sự rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nhất là đối với các vụ án xâm phạm sở hữu.

Thứ bảy, nâng cao kỹ năng phát hiện vi phạm để kháng nghị bản án, quyết

định của Tòa án: Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là quyền năng pháp lý quan

trọng của VKSND. KSV được phân cơng THQCT tại phiên tịa phải thực hiện tốt việc kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, phải xem xét nội dung bản án về tội danh, khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.... Phát hiện kịp thời những vi phạm trong bản án, quyết định của Tòa án, báo cáo lãnh đạo xem xét, quyết định việc kháng nghị hay khơng kháng nghị. Hình thức kháng nghị phải thực hiện đúng mẫu Ngành kiểm sát quy định; nội dung kháng nghị phải phân tích, làm rõ căn cứ kháng nghị như bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; áp dụng khơng đúng điều khoản BLHS; áp dụng khơng đúng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; kết luận của bản án hoặc quyết định sơ thẩm khơng phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án; xử quá nặng hoặc nhẹ, không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, khơng phù hợp với chính sách hình sự.

- Tăng cường phối hợp giữa các bộ phận trong đơn vị, VKSND hai cấp trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: BLTTHS năm 2015 quy định phạm vi

THQCT bắt đầu từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, do đó địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, tồn diện giữa các bộ phận nghiệp vụ như: THQCT trong giải quyết tin báo, tố giác tội phạm với THQCT trong giai đoạn điều tra, xét xử sơ

thẩm vụ án hình sự nói chung, vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng. Đồng thời, địi hỏi phải có sự chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Viện trưởng VKS, sự phối hợp giữa các Phó viện trưởng phụ trách trên cơ sở chỉ đạo chung của Viện trưởng.

Bên cạnh đó, VKSND cấp huyện và VKSND cấp tỉnh phải có sự phối hợp trong hoạt động nghiệp vụ và quản lý, chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt, trong công tác kháng nghị phúc thẩm án hình sự, trước khi ban hành kháng nghị phúc thẩm thì VKSND cấp huyện phải trao đổi để xin ý kiến của Phòng THQCT và kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự (Phịng 7); đảm bảo các kháng nghị có chất lượng, được cấp tỉnh bảo vệ và Tòa phúc thẩm chấp nhận.

Tiểu kết Chương 3

Qua thực tiễn công tác THQCT của VKSND huyện huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hạn chế, khuyết điểm nhất định như việc Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Tòa án nhân dân cấp tỉnh hủy án để điều tra, xét xử lại với nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Vì vậy, nhu cầu đặt ra giải pháp trong thời gian tới là một yêu cầu cấp thiết, trong phạm vi của luận văn tác giả đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng THQCT của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng tại huyện Chơn Thành mà trọng tâm là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động THQCT tại phiên tòa xét xử sơ thẩm; nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, giám sát của HĐND và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo đơn vị; nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất của các KSV, trình độ nghiệp vụ mà quan trọng nhất là kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa; tăng cường phối quan hệ phối hợp giữa nội bộ ngành và cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ Kiểm sát viên.

KẾT LUẬN

Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp, trong đó có VKSND. VKSND ra đời ngày 26/7/1960, qua q trình phấn đấu và trưởng thành, VKSND đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền tự do dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng như Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có VKSND. Hoạt động THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng của VKSND nhằm mục đích chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước liên tục diễn biến phức tạp, tăng nhanh về số vụ, số người phạm tội, phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhất là các vụ án liên quan đến xâm phạm sở hữu. Thực tiễn THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu trên địa bàn huyện Chơn Thành trong thời gian qua

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU TỪ THỰC TIỄN (Trang 77 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)