Chương 1 TỔNG QUAN VẤNĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Hình tượng nhân vật trữ tình
3.2.2. Các nhân vật của “nước”
Xét các nhân vật trong mối quan hệ với “nước”/ Tổ quốc, nhà thơ đã đặc biệt quan tâm tới những nhân vật là người lính trên chiến trường và những người dân trong tư cách là con dân của nước.
3.2.2.1. Những người lính
Văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ tiếp tục phát triển mạch nguồn cảm xúc và tư tưởng đã được định hình trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Nghĩa là văn học trong giai đoạn này vẫn nằm trong khơng khí và u cầu của chiến tranh, đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ nói riêng cũng như những người cầm súng chiến đấu nói chung là những hình ảnh đặc sắc nhất, thể hiện sinh động nhất “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” của văn học Việt Nam giai đoạn này. Họ sát cánh bên nhau, cùng chiến đấu vì một lý tưởng cao cả là đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng hồn tồn miền Nam thống nhất đất nước. Hịa chung khơng khí sục sơi của cả nước kháng chiến, những thi sĩ-chiến sĩ trẻ tuổi vừa cầm bút lại vừa cầm súng, họ đã chạm khắc rõ nét bức chân dung tinh thần của mình. Vì thế, chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh đẹp, những niềm vui, tiếng cười trong những áng thơ thời kháng chiến. Đó là “Niềm vui ra
trận” của Nguyễn Đức Mậu, là “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” của Phạm Tiến Duật hay “Những ngày vui sao cả nước lên đường” của Chính Hữu... Nguyễn Duy khơng xây tạc những người lính như những tượng đài hoành tráng mà tập trung khắc họa những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị, một hành động, một tính cách, một tâm trạng con người. Chúng ta bắt gặp hình ảnh của anh lính thổi kèn “đỏ lừ” như “một đạo quân âm thanh” đang bủa vây, tiến đánh kẻ thù: “Tiếng kèn ào ào bủa vây quanh tầng tầng rào kẽm/ Rất nhanh/ Rất nhanh/ Tiếng kèn
thành đạo quân âm thanh/ Xộc vào từng lô cốt/ Xộc vào từng lỗ châu mai/ Xộc vào trí não con người/ Sắt, thép, bê tơng đã bị tiếng kèn đồng chọc thủng.../ Tôi muốn hát để mọi người cùng nhớ/ Về dáng hình bé nhỏ của anh chiến sĩ thổi kèn/ Và tiếng kèn đỏ lừ từ mặt đất cháy đen” (Tiếng kèn hiệu trong trận đánh cao điểm X – Cát trắng 1973). Hay như người lính tên
Nam trong bài thơ Khẩu súng, cây đàn, mặc dù “thấp bé nhẹ cân” nhưng vẫn tràn đầy khí phách tiến quân:
“... Không ai như anh chàng Nam Người
bé, mang nặng Đường xa, đêm dài
Anh em nằn nì mang đỡ một vai Nam bảo: Này nước, này cơm, này ba lô, quần áo Ai có lịng mang giúp thì mang
Cịn khẩu súng, cây đàn Phải tự tôi mang lấy!”.
Trên bước đường hành quân, những người lính trẻ trung, yêu đời trong thơ Nguyễn Duy ln xem thiên nhiên là người bạn tâm tình, họ tìm thấy ở đó sự thanh thản, an nhiên sau những phút giây căng thẳng, đối diện với bom đạn kẻ thù: “Vừa tim nghỉm tiếng bom rung/ Đã nghe nhỏng nhảnh chim rừng tán nhau” (Tiếng chim sau trận B52).Và có lúc, bất chợt nghe được một tiếng chim rừng cũng làm cho họ lưu luyến:
“Đường hành qn cịn xa/ Bao nhiêu là gian khó/ Chim bay cùng ta đó/ Ơi tiếng chim
bạn bè” (Tiếng chim bạn bè). Sau những những cuộc hành quân, sau những trận đánh
“sục sôi bom lửa” là một tâm thế bình thản, một tâm thái an nhiên, nhẹ nhàng mà không kém phần lãng mạn của những người lính trẻ:
“Khối nào bằng phút ngả lưng
Mở trang thư dưới cánh rừng đong đưa Trời trịn có lúc rơi mưa
Trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh”
(Bầu trời vuông) Hay:
“Em ơi dù có mưa giăng
Đêm Trường Sơn vẫn sáng trăng lưỡi liềm”
(Võng trăng)
Người lính cịn hiện lên bởi sự kín đáo, nhẹ nhàng, tình nghĩa: “Mắc võng ngủ nhờ
rừng cây cao su/ Quấn thêm cỏ vào dây cho cây khơng trớt vỏ/ Giấc ngủ đến nhịe rừng, vẫn nhớ/ Giữ nguyên lành dòng nhựa trắng cho cây” (Ngủ trong rừng cao su). Chính sự
bình thản, biết chấp nhận thực tại đã làm cho người chiến sĩ luôn vui vẻ, không bi quan, bàng hồng, chống ngợp trước hiện thực nghiệt ngã của bom đạn kẻ thù: “Quê hương
đây sau trận đánh lấp ngày/ Có thảm suốichiều mát xanh tôi lắm/ Khi đàn chim chiều sà vào kính ngắm/ Đầu súng cụng trời tung mn giọt sao” (Chiều khẩu đội).
Hình ảnh trăng chiến trường đã nhiều lần xuất hiện trong thơ của các nhà thơ kháng chiến; trăng thật sự đẹp, lãng mạn và bình yên. Độc giả quên sao được hình ảnh “đầu súng trăng treo” hay “súng ngửi trời” của Chính Hữu, Quang Dũng trong thơ chống Pháp, cũng như vẻ đẹp của “vầng trăng non nghe nghé” trong thơ Nguyễn Duy đang trải bóng xuống đêm rừng lặng lẽ, một khơng gian êm đềm, đối lập hoàn toàn với sự khốc liệt của bom đạn, xua đi cái điêu tàn của chiến tranh, chạm tới trái tim lãng mạn của người lính thi sĩ: “Cong cong võng bạt anh nằm/ Khuyên lên nền là vàng trăng lưỡi
liềm/ Râm ran gió kể chuyện đêm/ Trăng non nghe nghé nhìn nghiêng xuống rừng”
(Võng trăng). Những lúc như thế, nỗi nhớ q hương trong lịng người lính lại trào dâng mãnh liệt, bao nhiêu kỷ niệm thân thương lại ùa về, một mảnh trăng dưới tán rừng già cũng góp phần xoa dịu nỗi nhớ gia đình tha thiết: “Lá mang mảnh vỡ trăng rằm/ Dịu
lịng lính tráng những năm xa nhà” (Trăng).
Khi người lính ra trận, chúng ta nhận ra niềm khát vọng hịa bình trong lí tưởng chiến đấu mà của họ, đồng thời ta còn nhận thấy niềm vui, khát vọng của tình u đơi lứa khi người lính nhận được thư người yêu sau bao ngày xa cách: “Hành quân ngày lại thâu đêm/ Thình lình nhận được thư em, chập chiều/ Cám ơn đồng chí qn bưu/ Gửi tình u vượt suối đèo theo anh” (Nhận được thư ở Đông Hà). Trong chiến tranh, việc phải xa
gia đình, q hương là một điều tất yếu, chính vì thế giây phút người lính được gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách thật xúc động. Nhà thơ đã kịp ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc ấy: “Vợ chồng chính uỷ gặp nhau/ Cả hai đều đã bạc đầu/ Họ trao cho nhau/
Giọt nước mắt và nụ cười hai mươi sáu năm xa dành dụm lại/ Giọt nước mắt cũng đã già như tuổi/ Riêng nụ cười là vẫn trẻ trung” (Giọt nước mắt và nụ cười).
Khi viết về cái chết trong mỗi cuộc chiến, thơ Nguyễn Duy không tô đậm cảnh chết chóc tang thương của người lính; sự đau đớn, bi thương được thể hiện một cách nhẹ nhàng với một sự cảm khái lắng sâu: “Sốt cơn ác tính chín da/ Chiều sau lẳng lặng bạn
qua đời rồi/ Đung đưa cánh võng không người/ Treo trong không khí một lời dở dang”
đồng đội, ai mà chẳng đau xót, buồn thương nhưng với Nguyễn Duy, một người từng trải, một người biết chấp nhận mất mát, hy sinh của khói lửa chiến tranh thì cái chết ấy sẽ tỏa hồn vào núi sông, mây trời chứ không biến thành nỗi ám ảnh những con người đang sống.
Sau chiến tranh, người lính trở về với cuộc sống đời thường. Họ buộc phải hịa nhập với cuộc sống có nhiều đổi thay, điều này không dễ trong suy nghĩ và hành động của họ. Tinh thần người lính một lần nữa lại được phát huy khi lần này họ phải đối đầu với những thử thách không kém phần quyết liệt. Họ bước vào một cuộc chiến mới, cuộc chiến với cái xấu, cái ác đang biến hình, lởn vởn trong đời sống nhân dân: “Cái ác biến hình lởn vởn quanh ta/ Tai ách đến bất thần không báo trước” (Bán vàng). Người
lính khơng cịn tâm trạng vui sướng, tự hào của những ngày đầu giải phóng, thay vào đó là một tâm trạng chán chường, hoài nghi. Trong xã hội mới, họ phải sống vì bản thân nhiều hơn, họ ngại va chạm hơn: “Cái tốt ngày xưa han gỉ tít trong lịng/ Giữ thân nhiệt cầm chừng dăm bảy độ/ Chớ ấm đầu trước mọi sự bất công” (Từng trải).
Trong thơ Nguyễn Duy, độc giả còn nhận thấy những bi kịch, nghịch cảnh trái ngang của người lính. Giáp mặt với quân thù, với mưa bom, bão đạn người lính khơng nao núng, sợ hãi nhưng khi về quê, gặp lại người vợ thân yêu, chứng kiến cảnh vợ mình sinh con cho người khác, lòng người chiến sĩ dội lên vết thương không sao tả xiết:
“Trở về
anh để lại đằng sau tám năm xa cách
tám năm bom lửa
nỗi ước ao nén lại tám năm bất ngời đổ vỡ
giữa ngực anh Như một quả bom:
vợ anh vừa đẻ một thằng con...”
(Trở lại khúc hát ru)
Sau chiến tranh, người lính có cơ hội nhìn nhận lại mình, họ đối diện với chính mình để bày tỏ những suy nghĩ, lo lắng mà trong chiến tranh họ khơng nói thành lời. Tuy vậy, người lính khơng hồn tồn bi quan vào cuộc sống hiện tại, họ vẫn nhìn thấy niềm tin và hy vọng trong sự đổi mới ở những mặt tích cực của đất nước: “Thành phố giãn dân tạo dựng các nơng trường/ Mía thành đường đồng nước mặn nhiều tôm/ Chợ trời
thưa nạn trộm cướp vắng hơn/ Nốt ghẻ bớt đi trên da thịt phố phường” (Mười năm bấm đốt ngón tay).
Có thể thấy, hình ảnh người lính được nhà thơ miêu tả với sự khỏe khoắn, lạc quan, ln có niềm tin vào tương lai tươi sáng. Điều đặc biệt ở Nguyễn Duy là ơng đã thành cơng khi khắc họa hình ảnh những người lính “già dặn” hơn, trầm tĩnh hơn, đời thường và chân thực hơn. Chính vì thế mà mảng thơ viết về đề tài chiến tranh và người lính, Nguyễn Duy khơng tơ vẽ, thêm bớt hiện thực mà dùng chính kinh nghiệm và sự trải đời của bản thân để miêu tả, tái hiện đúng sự thật của thực tại.
3.2.2.2. Những người dân
Thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước ln xây dựng hình tượng nhân dân như một sự hội tụ cho sức mạnh cộng đồng trước vận mệnh của đất nước. Nhân dân không chỉ dừng lại ở những hình tượng cụ thể như người cha, người mẹ, anh bộ đội… mà cịn được xây dựng bằng những hình tượng tập thể mang tầm khái quát cao. Chế Lan Viên đã có những mạch nguồn cảm hứng mới dạt dào cảm xúc khi viết về nhân dân: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ/ Cỏ đón
giêng hai chim én gặp mùa/ Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa/ Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” (Tiếng hát con tàu ). Chúng ta nhận thấy trong thơ Thanh
Thảo, hình tượng nhân dân đơn giản là người mẹ bình dị, lặng lẽ nhưng sáng ngời: “Và cứ thế nhân dân thường ít nói/ Như mẹ tơi lặng lẽ suốt đời/ Và cứ thế nhân dân cao vời vợi/ Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời” (Những người đi tới biển - Thanh Thảo).
Với Nguyễn Duy, hình ảnh nhân dân được thể hiện ở hai cấp độ:Nhân dân trong mối quan hệ với sinh mệnh Tổ quốc và nhân dân như những phận người, những cá thể, những bụi dân sinh.
Trong suốt hành trình của cuộc đời, nhà thơ nhận thấy nhân dân chính là mạch nguồn quan trọng nhất, là cảm hứng vô tận cho những sáng tạo nghệ thuật. Tình yêu nhân dân, xem trọng và gắn bó với nhân dân vốn đã trở thành triết lý nhân sinh của nhà thơ: “Một đời khơng thể nào qn/ lịng dân - chiếc mộc vững bền che ta”. Với Nguyễn Duy, hai tiếng nhân dân là cao cả nhất, còn lại duy nhất sau những giông bão cuộc đời. Nhân dân đã trở thành biểu tượng, là “chân giá trị” để nhà thơ ngưỡng vọng, tơn thờ. Hình ảnh những con người nhỏ bé có một sức cuốn hút ghê gớm, mãnh liệt. Cảm xúc của
tác giả khi viết về nhân dân cứ căng tràn, tha thiết: “Xin tới cùng tôi chung mái nhà ấm
áp/ Cùng tôi hát lên lời thơ này/ Cái lớn lao cịn lại hơm nay/ Là ngun vẹn/ Nhân dân/ Tổ quốc”(Tìm thân nhân). Trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong chiến tranh, nhà thơ ln
đứng về phía nhân dân để thấu hiểu và chia sẻ nỗi đau của họ: “Nghĩ cho cùng mọi
cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân đều bại” (Đá ơi).
Trong thế giới cảm xúc khi viết về hình tượng nhân dân, nhà thơ ln hướng trái tim của mình về hình ảnh những người mẹ Việt Nam, những người đã dâng hiến cả trái tim và máu thịt. Họ ln mở rộng vịng tay sẵn sàng ơm vào lòng mọi bất trắc, gian nguy để giành sự vẹn nguyên, bình yên cho con. Nguyễn Duy viết về mẹ như bao người bình thường khác giữa đời sống nhưng lại vơ cùng vĩ đại với tấm lịng bao dung, nhân hậu, luôn che chở cho những đứa con trong đêm hành quân: “Tôi gõ cửa ngôi nhà
tranh nhỏ bé ven đồng chiêm/ Bà mẹ đón tơi trong gió đêm/ Nhà mẹ hẹp nhưng cịn mê chỗ ngủ/ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ/ Rồi mẹ ơm rơm lót ổ tơi nằm/ Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm/ Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng/ Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm/ Của những cọng rơm xơ xác gầy gò” (Hơi ấm ổ rơm).
Trong mạch cảm xúc của mình, tứ thơ của Nguyễn Duy khơng lan tỏa theo chiều rộng mà đi vào chiều sâu vô tận. Tứ thơ lắng đọng, lung linh và thắm đượm tình cảm. Câu thơ “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm”, là phần hồn, làkết tinh của bài thơ, vừa thể hiện cái ấm áp của tình dân lại vừa nói lên được sự keo sơn, gắn bó giữa nhân dân và chiến sĩ.
Thơ viết về những bà mẹ Việt Nam suốt chiều dài đất nước tuy không chiếm nhiều trong mạch thơ Nguyễn Duy nhưng lại tạo được điểm nhấn tích cực. Cái thật thà, chân chất cùng với sự nhạy cảm, tinh tế, nhẹ nhàng của một hồn thơ đã khiến cho Nguyễn Duy viết về những người mẹ nhân dân thật sâu lắng, tha thiết. Ông viết về mẹ với lịng thành kính, biết ơn: “Con về giữa buổi nắng nơi/ Q đồng chí có thế thơi, gọi
là…/ Nghẹn ngào mẹ nói chẳng ra/ Nghẹn ngào chiến sĩ nhận quà ngô non” (Bát nước ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ). Có thể thấy, trên những chặng đường hành quân nhiều nỗi
vất vả, gian truân, mỗi căn nhà in hình bóng mẹ già là một chốn bình n, hạnh phúc. Ở đó, những bà mẹ tảo tần, dịu dàng, nhẫn nại mà bất khuất với những tình cảm thân thiết, trìu mến. Nguyễn Duy ln hướng trái tim mình về nơi ln ấm áp tình thương u của những bà mẹ Việt Nam dành cho chiến sĩ cách mạng. Những người mẹ anh hùng đã hiến dâng cho tổ quốc tất cả trái tim và máu thịt của mình. Họ chịu đựng
những hi sinh, gian khổ, sự thiệt thịi về phần mình để đất nước sau này có giây phút bình n. Trong bài thơ Tre Việt Nam, bằng cách miêu tả riêng của mình, hình ảnh cây tre Việt Nam với “thân gầy guộc, lá mong manh” nhưng “rễ siêng không ngại đất nghèo” và “cây kham khổ vẫn hát ru lá cành” đã trở thành biểu tượng của người mẹ Việt Nam anh hùng. Người mẹ ấy tuy gầy guộc, mong manh nhưng lại kiên cường, tận tụy, giàu tình thương và đức hy sinh. Nguyễn Duy miêu tả cây tre, nhưng ẩn đằng sau đó là nhân dân, là con người Việt Nam, là bản lĩnh Việt Nam:
“Tre xanh
xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh ? Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?...
… Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành…
… Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con”
(Tre Việt Nam).
Hình tượng nhân dân như một sự hội tụ cho sức mạnh cộng đồng trước vận mệnh của đất nước. Dù trong mưa bom bão đạn, dù cận kề với cái chết nhưng những con người sinh ra trên dải đất này vẫn khơng ngi ý chí chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Khi đất nước hịa bình, con người trở về với hiện thực đời sống, đề tài và chủ đề thơ ca quay về với những vấn đề thế sự, nhân sinh; những bộn bề, lo toan của cuộc sống.