Giọng điệu tâm tình, cảm thương

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ Nguyễn Duy . (Trang 117 - 120)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤNĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. Giọng điệu

4.2.1. Giọng điệu tâm tình, cảm thương

Đời thơ Nguyễn Duy là cả một quá trình kế thừa và tiếp thu truyền thống văn hóa của nhiều vùng miền trên cả nước. Bên cạnh đó là sự trải nghiệm của một cuộc đời phiêu bạt, tha hương. Những thi phẩm của Nguyễn Duy dù sáng tác trước hay sau 1975 cũng đều bộc lộ cảm xúc chân thành của một hồn thơ nhân hậu, luôn tâm niệm “thương mến đến tận cùng chân thật” những miền quê, những gương mặt đồng đội, bạn bè, người lao động và người thân yêu... Giọng điệu tâm tình, cảm thương gắn liền với cảm hứng sáng tạo, bao trùm lên toàn bộ sáng tác của Nguyễn Duy.

Trong những tháng ngày “hành quân nung nấu” chúng ta cảm nhận được giọng tâm tình của nhà thơ qua những chuyện đời thường nhỏ nhặt, rất đậm chất ca dao. Trên cái nền “tiết tấu quân hành thời chiến”, người lính ra trận ln mong về một ngày mai tươi sáng với khát vọng thắng lợi, hịa bình: “Những qn đồn đi xuyên Trường Sơn/

Ngủ ôm súng suốt cả thời tuổi trẻ”. Những bài thơ như: Ánh trăng, Nghe tắc kè kêu trong thành phố, Lời ru đồng đội là những giãi bày, trăn trở của người lính khi nghĩ về

đồng đội, về những mất mát, hy sinh to lớn trong chiến tranh: “Người bạn tôi không về

tới nơi này/ anh gục ngã bên kia cầu xa lộ/ anh nằm lại trước cửa vào thành phố/ giây phút lạnh lùng chấm dứt cuộc chiến tranh/ Đồng đội, bao người không về tới như anh/ nằm lại Cầu Bông… Đồng Dù… và xa nữa/ tất cả họ, suốt một thời máu lửa/ đều ước ao thật giản dị/ Sắp về!” (Nghe tắc kè kêu trong thành phố).

Thơ Nguyễn Duy đề cập đến những điều bình dị của cuộc sống, lại sử dụng tinh tế, sáng tạo các “chất liệu của văn học dân gian”, vì thế giọng điệu trong thơ ơng ln tâm tình, đằm thắm, thiết tha về quê hương, gia đình và tuổi thơ. Dù sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, nhưng với ông “hương bồ kết”, “hương vị làng”, “xó bếp”, “bờ đê”, “con sơng”, “cánh cị”... đó là miền kí ức thiêng liêng khơng thể nào quên: “Con

dấu chìm chạm trổ tận trong xương/ Thờithơ ấu không thể nào đánh đổi/ Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/ Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (Tuổi thơ).

Những năm sau chiến tranh, đất nước và nhân dân đứng trước mn vàn khó khăn, thử thách. Khi đó, nhãn quan nghệ thuật của người nghệ sĩ đối với hiện thực đời sống cũng có sự thay đổi. Giọng điệu thơ khơng cịn mang âm hưởng sử thi, hào hùng như trước 1975 mà là giọng của con người cá nhân bình thường, tâm sự, giãi bày với “chúng sinh” về những suy nghĩ của cá nhân, của thế thái nhân tình. Bên cạnh đó, quan niệm thẩm mỹ của người nghệ sĩ cũng có nhiều thay đổi. Các nhà văn, nhà thơ đã có nhiều sự tìm tịi để đổi mới, cách tân về cách thức tổ chức giọng điệu. Với Nguyễn Duy, nhà thơ vẫn nhất quán giọng điệu tâm tình, cảm thương, sâu lắng, ấm áp. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Duy khi viết về quê hương, về những người nông dân và những người yêu dấu, ruột thịt trong gia đình ngập tràn yêu thương: “Điệp khúc sơng uốn lượn trong lịng/ đị dọc đị ngang lênh

đênh cõi nhớ/ mùa vải đỏ tu hú về Châu Tử/ lách cách mõ thuyền chài xua cá/ cô gái chèo xuồng bằng hai chân như múa/ đỉnh núi Chum Vàng trăng lu trăng tỏ/ dô khoan dô huầy nghiêng ngả cả sông đêm/ nhịp đập chân dậm dật sạp thuyền.../ Bà tôi lặn lội bên sơng/ lả lá chè xanh xuống đị lên chợ/ mẹ tơi gồng gánh thay chồng/ da bánh mật mài mịn tre bánh tẻ...” (Dịng sơng mẹ). Trong bài thơ, giọng điệu tâm tình, cảm thương đã diễn tả tình cảm

đằm thắm, thiết tha, nặng nghĩa tình của tác giả về những người yêu dấu. Giọng điệu ấy còn được biểu hiện qua những lời ru ngọt ngào, sâu lắng của mẹ, của bà. Nó sẽ mãi đi theo nhà thơ đến hết cuộc đời, bởi nó là sự đúc kết kinh nghiệm sống của bao nhiêu thế hệ, nó mênh mơng như tình mẹ, như sơng, như suối như biển cả tràn đầy. Giọng điệu tâm tình, cảm thương có sức cuốn hút mãnh liệt với nhân vật trữ tình. Mỗi lời ru trong thơ Nguyễn Duy đều được phát khởi từ âm hưởng ca dao, giọng điệu tâm tình, sâu lắng, lan tỏa, rất giàu giá trị sáng tạo:

“Gió mùa thu đẹp thêm rằm

Mẹ ru con, gió ru trăng sáng ngời Ru con, mẹ hát à ơi

Ru trăng, gió hát bằng lời cỏ cây”

(Lời ru mùa thu)

Trong thơ Nguyễn Duy, giọng điệu tâm tình, cảm thương được cất lên từ tấm lòng nhân ái, sẻ chia với những nỗi đau, bất hạnh của con người. Nó là “giọng tâm tình của “hạt cát” nói với “hạt cát”, của chúng sinh nói với chúng sinh”. Thơ Nguyễn Duy đã chạm tới sâu thẳm tâm hồn của người đọc về lịng nhân ái, tình yêu thương con người, yêu thương cuộc đời. Nó thật sự trong trẻo, hồn hậu, mặc dù ngoài kia, cuộc sống vẫn cịn nhiều lo toan, trắc trở. Chính vì thế, trong nhiều bài thơ, Nguyễn Duy sáng tác dưới hình thức ẩn chủ ngữ, “lời thơ tựa như khơng phải của ai nói với ai”: “Khơng vì

thương một miền q/ tự dưng người ở đâu về lênh đênh/ người đang ước ngọt mơ lành/ sầu riêng đang chín trên cành phải khơng” (Xuồng đầy). Sắc thái giọng điệu tâm tình,

cảm thương sâu lắng đã đan dệt nên hồn thơ Nguyễn Duy, một hồn thơ sâu lắng, yêu thương. Ở đó có nỗi niềm tê tái, xót thương mà khơng cung kính, có sự cảm thương mà khơng bi thương.

Nguyễn Duy đã sống một cuộc đời trọn vẹn, ông nếm trải tất cả hương vị của cuộc sống. Từ thuở nhỏ, Nguyễn Duy đã gắn bó với quê hương, đến những năm tháng xa nhà đi chiến đấu, rồi đến ngay cuộc sống thời hậu chiến, thời đổi mới, Nguyễn Duy vẫn luôn hướng về nhân dân, thấu hiểu nhân dân, những con người bình thường mà vĩ đại. Nhà thơ tâm tình, giãi bày với người đọc những suy nghĩ, trăn trở của mình về những yêu cầu đặt ra của cuộc sống, sự cần thiết phải đổi mới trong tư duy, suy nghĩ để phát triển đất nước. Giọng điệu tâm tình của nhà thơ biến hóa, có lúc xót xa, cay đắng, có lúc trăn trở, lo lắng: “Ta rất gần bể rộng với trời cao/ Để xa cách những gì thân thuộc nhất/ Nồi gạo hết

lúc nào ta chả biết/ Thăm thẳm nỗi lo, mắt vợ u sầu./ Viên thuốc nào dành để lúc con đau/ Vợ nằm đó xoay sở mần răng nhỉ ?/ Cơn hoạn nạn bỗng làm ta tỉnh trí/ Ngọn gió tha hương lạnh tốt da gà” (Bán vàng). Giọng điệu tâm tình trong thơ Nguyễn Duy tự

nhiên, nó gắn liền với những hình ảnh giản đơn của cuộc sống hằng ngày, nhưng ẩn sâu trong đó là sự ưu tư, ngẫm ngợi: Chân trời nào đi qua/ bến bờ nào dừng lại/ thẳm sâu

nào đón đưa/ Cực nhọc nào làm sao mà đo lường/ lo toan nào làm sao mà biết trước/ không thể nào định nghĩa được hạnh phúc/ cũng như không thể nào ngăn cản nổi hy vọng (Hạ thủy).

Có thể thấy, giọng điệu tâm tình, cảm thương đã giúp Nguyễn Duy thể hiện sâu sắc và sinh động những trạng thái cảm xúc của một tâm hồn nhạy cảm. Nhà thơ đã tâm tình với người đọc để tự sự với chính mình về những bộn bề, nhiêu khê của cuộc sống. Tất cả đã tạo nên sự đằm thắm, thiết tha, một sự đồng cảm, muốn sẻ chia của độc giả khi đọc xong những vần thơ của tác giả. Giọng điệu tâm tình, cảm thương rất bình thản, tự nhiên đã khiến chúng ta khơng nén được cảm xúc: “Có gì cháy giữa lịng kênh đỏ rực/

mái chèo bung từng vệt hồng hơn/ phù sa mới cồn cào mùa nước đổ/ hay máu ngày xưa cịn ánh trong bùn?/ Có gì cháy trong bóng vườn xanh tốt/ túp nhà ai khô xác dưới lùm cây/ mỗi xóm ấp một nghĩa trang liệt sĩ/ mái trường sao xiêu vẹo thế này?” (Gửi lại Long Hưng). Giọng điệu này gắn liền với sự đa sầu, đa cảm và khát khao giãi bày, chia sẻ

của nhà thơ. Sử dụng giọng điệu quen thuộc để phản ánh những vấn đề thế sự, đời tư, Nguyễn Duy đã mang đến cho thơ mình một màu sắc đặc trưng, gần gũi nhưng lại rất mới mẻ, sâu sắc. Giọng điệu ấy làm cho mỗi câu chuyện, mỗi dòng tâm trạng cũng như những lời tâm sự được hiện ra đều rất thật, rất tình khiến người đọc khơng thể khơng day dứt, bồi hồi khi nhìn về chính mình: “Lại đứng lên một lần nữa... một lần nữa... một lần

nữa.../ anh chờ em cơn mưa phục sinh/ ô dù che anh là chiếc bóng chính mình” (Nấp vào bóng mình).

Giọng điệu tâm tình, cảm thương trong thơ Nguyễn Duy luôn đánh thức người đọc những bài học nhân sinh sâu sắc, hướng mọi người tới một tương lai tươi sáng. Nhiều vần thơ của Nguyễn Duy được yêu thích bởi sự tác động tâm tình của nó tới tình cảm, nhận thức của người đọc. Nó là hành trang đi cùng họ đến với “cái lẽ ở đời”. Giọng điệu ấy đã góp phần làm cho thơ Nguyễn Duy “đã đạt đến độ trong veo của nắng mai, cái hào phóng của cơn gió nơi đồng nội, cái ấm áp của một lời thổ lộ tâm tình”.

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ Nguyễn Duy . (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w