Giọng điệu triết lí, suy tư

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ Nguyễn Duy . (Trang 120 - 124)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤNĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. Giọng điệu

4.2.2. Giọng điệu triết lí, suy tư

Đây là kiểu giọng điệu thể hiện những suy nghĩ, trăn trở của người nghệ sĩ khi đề cập tới những vấn đề trọng đại xảy ra trong cuộc sống nhân sinh. Người nghệ sĩ khơng chỉ nhìn thấy ở hiện thực cuộc sống những sự việc đang chảy trôi trước mắt mà cịn đi tìm một hiện thực ẩn sâu bên trong số phận của từng conngười để khái quát những vấn đề mang tầm thời đại. Giọng điệu triết lí, suy tư trong thơ Nguyễn Duy được đan kết qua ngôn ngữ của nhân vật trữ tình nhằm diễn tả sự phức tạp, nhiêu khê của cuộc sống mà con người không thể lường hết.

Giọng điệu này ứng với cái tôi suy tư, chiêm nghiệm của Nguyễn Duy trước các vấn đề của hiện thực đời sống. Ở đó, tư tưởng đề cao nhân dân, khẳng định sự trường tồn

của nhân dân luôn là cảm hứng chủ đạo. Suy nghiệm về chiến tranh, trong bài Đá ơi ông viết: “Đá ơi/ Xin tạc lại đây lời cầu chúc hịa bình/ Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh/

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại...”. Đó chính là sự đúc rút kinh nghiệm của Nguyễn

Duy về hậu quả của chiến tranh, và nó thể hiện cao cả tinh thần nhân bản. Ở đó, những suy nghĩ của nhà thơ đều hướng về nhân dân, lấy nhân dân làm nguồn gốc, cội rễ. Với Nguyễn Duy, mọi cái rồi sẽ qua đi nhưng nhân dân thì sẽ cịn mãi: “Lửa đạn tan đi màu xanh cây tồn tại/ Vương triều mất đi nhân dân còn lại/ Còn lại anh hùng và còn lại nhà thơ...” (Trong đất).

Sau năm 1975, thơ Nguyễn Duy nổi lên những chiêm nghiệm, suy tư về các vấn đề nhân thế. Những trăn trở, dằn vặt của một con người từng trải, những chiêm nghiệm về tình yêu, hạnh phúc, về cái vĩnh hằng với cái phù du, về số phận con người... Giọng điệu thâm trầm, sâu lắng đã mang đến cho thơ ơng chất triết lý - trữ tình. Đó là thứ triết lý được đúc kết từ cảm xúc thăng hoa cũng như những trải nghiệm cá nhân hàng mấy chục năm trời lăn lội, lặn ngụp trong “thập loại chúng sinh” của cái tơi trữ tình nhà thơ. Giọng suy tư, triết lý không chỉ là những suy nghĩ, trăn trở trước vận mệnh đất nước, thân phận con người trong đời sống hiện đại mà cịn có sự sâu sắc, thâm trầm của triết lý nhân sinh. Theo nhà thơ: “Cái lõi của văn chương là triết. Từ cả những chuyện đùa cợt, tầm phào nhất cũng có thể phả triết học vào, có thế mới dội lại được với đời” [123; tr. 9]. Tác giả đã thể hiện những triết lý, suy tư nghiêm túc nhất về lẽ sống, lẽ tồn tại của con người qua những vần thơ giản dị, thành thực như chính cuộc đời con người ơng vậy. Chiến tranh vừa kết thúc cũng là lúc ông nhận ra hai đối cực của cuộc đời. Đó là sự sum họp của những con người vốn đã lưu lạc ở hai miền đất nước; và cịn đó, những đồng đội đã không thể trở về sau khoảnh khắc cuối cùngcủa chiến tranh. Với Nguyễn Duy: “Mỗi

phút thanh bình thật đắt giá/ Những giọt máu nặng như chùm quả...”. Suy nghiệm về cái

bé nhỏ, giản dị, bình thường và cái cao cả, Nguyễn Duy đã có những phát hiện thú vị về sự đối lập giữa “bóng siêu nhân” và “bóng cỏ giữa trần gian”: “Bao nhiêu là bóng siêu

nhân/ Khuất trong bóng cỏ giữa trần gian thơi” (Cỏ dại). Nghĩ về sự hiện hữu, hư vô của

kiếp nhân sinh giọng thơ thể hiện sự thấu hiểu, minh triết. Nhiều câu thơ mang đậm tính triết lí: “Đời trơi như nước xi dịng/ Người qua như gió trống khơng cả chiều” (Thơ

tặng Rồng).

Trên tất cả, thơ Nguyễn Duy là tiếng lịng, là tình u thương của một thảo dân, của một con người nguyện gắn bó cuộc đời với nhân dân, đất nước. Trải qua từng giai đoạn, từng thời kì, giọng điệu thơ cũng có nhiều sắc điệu, tuy nhiên giọng thơ ấy vẫn hướng về mạch nguồn nhân dân, Tổ quốc. Nhà thơ nhập vào “đám đông”, làm một “thảo

dân”, bầu bạn cùng “chúng sinh” ở giữa đời thường: “Ơi ai không gặp thân nhân/ xin tới cùng tôi chung mái nhà ấm áp/ cùng tôi hát lên lời ca này/ cái lớn lao cịn lại hơm nay/ là nguyên vẹn/ nhân dân/ Tổ quốc” (Tìm thân nhân). Sau chiến tranh, giọng điệu thơ

Nguyễn Duy biểu hiện rõ hơn qua những suy ngẫm về hiện thực đất nước, về cuộc sống khốn khó của nhân dân. Thơ Nguyễn Duy đi vào những vấn đề nhạy cảm, ông vạch rõ những tồn tại, hạn chế của đất nước trong giai đoạn đương thời. Nhìn thấy sự nghèo đói, lạc hậu đang bủa vây, giăng kín cuộc sống con người, Nguyễn Duy cố găng thực hiện vai trị của một nghệ sĩ-trí thức đối với đất nước. Nhà thơ viết về những điều ấy không phải nhằm tố cáo hay bi thương, chán nản mà ngược lại, chúng ta cần hành động ngay để thay đổi hiện thực, đem đến cho nhân dân một cuộc sống tốt đẹp hơn. Giọng triết lí, suy tư của Nguyễn Duy ln đau đáu những nỗi niềm, tâm sự: “Hãy thức dậy, đất đai!/ cho

áo em tơi khơng cịn vá vai/ cho phần gạo mỗi nhà khơng cịn thay bằng ngô, khoai, sắn.../ xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm/ rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn” (Đánh thức tiềm lực).

Trước hiện thực còn nhiều bất cập, những con người đang sống hôm nay không phải cứ sống mãi trong ánh huy hoàng của chiến thắng trước các lực ngoại xâm mà phải làm gì để xây dựng đất nước, khơi dậy những tiềm năng đang bịngủ quên. Rất nhiều câu hỏi được biểu đạt qua nhiều sắc điệu khác nhau, nổi bật trong đó giọng điệu tự sự đã kể những câu chuyện quan trọng của đất nước: “Có một thời ta mê hát đồng ca/ chân thành

và say đắm/ ta là ta mà ta vẫn mê ta/ vâng - đã có một thời hùng vĩ lắm/ hùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xương/ mắt người chết trừng trừng khơng chịu nhắm” (Nhìn từ xa ... Tổ quốc!).

Đôi khi, nhà thơ tự chất vấn lương tâm, ơng xót xa cho thân phận của mình, tự soi gương và nhìn nhận lại bản thân, phê bình mình một cách nghiêm khắc. Nhà thơ đã lột trần một cách khơng thương tiếc qng thời gian học địi, kiểu cách để uốn chữ, nắn thơ, xa rời hiện thực và quần chúng. Những điều đó khơng thể giúp ích được gì cho cuộc sống của bản thân và nhân dân. Những vần thơ như những lời tự bạch, vừa trách mình lại vừa trách nghề. Giọng thơ chất chứa những nỗi niềm, tâm sự: “Lúc này tôi làm thơ

tặng em/ em có nghĩ tơi là đồ vơ dụng?/ vơ dụng lấy đi của cuộc sống những gì/ và trả lại được gì cho cuộc sống?/ Em có nghĩ tơi là con chích ch ăn và gại mỏ?/ Em có nghĩ tơi là tay chun sản xuất hàng giả?/ Em có nghĩ tơi là kẻ thợ chữ đục đẽo nát cả giấy/ múa võ bán cao trên trang viết mong manh?/ tình nghĩa nhập nhằng với cái hư danh/ tờ giấy chép văn thành tờ giấy bạc” (Đánh thức tiềm lực). Chưa bao giờ, Nguyễn Duy lại

cứng rắn quăng vật vào khắp chốn của hiện thực đời sống. Phải là một người có tình u thương sâu nặng với cõi “chúng sinh”, có trách nhiệm với hiện thực và tương lai của đất nước thì mới trung thực với chính mình đến thế. Trong bài thơ, rất nhiều những câu hỏi được tác giả đặt ra tự vấn bản thân và cũng để chất vấn người khác. Ơng nhìn trực diện vào vấn đề, vạch ra những “đau thương” đến trần trụi và “chạnh lịng”. Điều đó chứng tỏ được rằng: “Giọng điệu nhà văn, nhà thơ không phải là một hiện tượng tĩnh tại, bất biến mà vận động biến hóa” [30; tr. 342].

Giọng điệu triết lý, suy tư của Nguyễn Duy đã đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất của hiện thực đời sống. Giọng điệu ấy dạt dào cảm xúc, sâu sắc, trải đời. Những chiêm nghiệm đó được kết thành giọng điệu triết lý, suy tư sâu sắc bởi được rút ra từ chính cuộc sống của nhà thơ. Nguyễn Duy tự phê phán, “tựcáu về sự lẩm cẩm của mình”: “Ta quàu quạu học địi triết gia táo bón / hững câu thơ nhăn nhó nhọc nhằn/

quên rằng sự sống rất hồn nhiên/ quên rằng cô bé nhà bên/ tiềm lực sống chả cần ai đánh thức” (Cơ bé nhà bên). Sau đó, nhà thơ mạnh dạn tuyên bố với một sắc thái tự trào:

“Em ạ triết gia xa lạ với anh/ Triết lý đồng hành với chuyên nghiệp lưỡi” (Dị ứng).

Giọng triết lý, suy tư trong còn đặt ra nhiều suy ngẫm về thân phận con người. Khi đặt trong sự so sánh với vũ trụ rộng lớn, mênh mông, mỗi cá nhân thật sự bé nhỏ, nhạt nhịa, vơ nghĩa: “Vũ trụ/ mênh mông quá anh ạ/ Người ta là cái gì đâu/ hạt cát/ viên đá/

chiếc lá/ cọng cỏ…” (Viếng họa sĩ Nguyễn Sáng). Viết về cái sâu xa, vô tận, nhà thơ

mượn cảnh sắc, sự vận động của sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên để biểu đạt những triết lí, suy tư: “Yêu mến ạ xin đừng buồn em nhé/ dịng nước trơi đi giọt nước lại rơi

về...” (Sơng Thao).

Đó là tinh thần lạc quan, một nét đẹp trong quan niệm sống của người dân Việt. Dù ở bất cứ hồn cảnh nào thì người Việt Nam ln tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Những hình ảnh quen thuộc như: tre, ổ rơm, cánh cò, đồng ruộng... dạt dào cảm xúc qua giọng điệu triết lý, sâu lắng trong hành trình đi tìm nguồn cội: “Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no/ riêng cái ấm nồng nàn như lửa/ cái mộc mạc lên hương của lúa/ đâu dễ chia cho tất cả mọi người” (Hơi ấm ổ rơm).

Trong quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Duy, cái đẹp khởi nguồn từ cái khổ. Triết lí về cái đẹp, giọng điệu thơ Nguyễn Duy thể hiện qua hình ảnh “Đãi cát tìm vàng”, một hình ảnh gợi lên sự khó khăn, vất vả, nhọc nhằn trong hành trình đi tìm cái đẹp: “Tơi đãi lại dọc triền cát bạc/ Tìm ánh vàng trong muối mặn mồ hơi” (Đãi cát tìm vàng).

Đọc Tre Việt Nam, độc giả thấy được sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của tre, luôn vươn mình, vượt khổ, vượt qua phong ba, bão táp để hát mãi lời ru ngọt ngào, đằm thắm:

“Vươn mình trong gió tre đu/ cây kham khổ vẫn hát ru lá cành/... Bão bùng thân bọc lấy

thân/ Tay ơm tay níu tre gần nhau thêm”. Tre Việt Nam ngàn đời vẫn thế, vẫn mải miết

duy trì mơi sinh dù khó khăn, trắc trở: “Rễ siêng khơng ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ

bấy nhiêu cần cù” (Tre Việt Nam).

Nhà thơ kế thừa, tiếp nối quan niệm của dân gian, quan niệm đi tìm cái đẹp trong gian khổ của con người Việt Nam, sự chắt chiu từng bông lúa, hạt gạo: “Nắng non

mầm mục mất thơi/ Vì đời lúa đó mà phơi cho giịn/ Nắng già hạt gạo thêm ngon/ Bưng lưng cơm trắng nắng cịn thơm tho” (Phơi khơ). Với Nguyễn Duy, cái đẹp trong cuộc

sống này phải là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng vượt thốt ra khỏi những khó khăn, gian khổ, nhọc nhằn. Những bài thơ chứa đựng tính triết lí, chúng ta nhận ra dáng dấp của một châm ngơn, một định nghĩa, một kết luận có tính khái qt cao. Chính vì thế mà thơ Nguyễn Duy dễ nhớ dễ ám ảnh tâm hồn bạn đọc.

Giọng điệu triết lí, suy tư, trầm lắng trong thơ Nguyễn Duy, nhà thơ không diễn đạt một cách ồn ào mà đắng đót qua từng hình ảnh, chi tiết để từ đó bật lên cái suy tư, trăn trở về con người và cuộc đời. Có thể nói, giọng điệu này rất phù hợp với cái nhìn, cách tư duy của tác giả về đời sống trong thời điểm hiện tại. Đồng thời, giọng điệu triết lí, suy tư góp phần làm cho những trang viết của Nguyễn Duy “có chiều sâu trí tuệ”, con người cảm nhận được thân phận của mình trước cuộc sống cịn nhiều bất cập, lo toan.

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ Nguyễn Duy . (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w