Các khía cạnh kinh tế của nước ngầm

Một phần của tài liệu ĐỊNH GIÁ THIỆT hại MT CHO KT nước NGẦM (Trang 25)

Có hai vấn đề chính liên quan đến nước ngầm: Khai thác quá mức làm cho nước ngầm trở nên khan hiếm; Ơ nhiễm nước ngầm do hoạt động cơng nghiệp và con người làm giảm chất lượng nước. Cả hai vấn đề nêu trên đều dẫn đến một thực tế rằng nước ngọt là nguồn tài nguyên khan hiếm.

Nước tạo ra cả lợi nhuận và chi phí vì nó đáp ứng cho cả mục tiêu tiêu dùng và cung cấp. Khi lượng nước tiêu thụ tăng sẽ có được nhiều lợi nhuận nhưng lợi nhuận sẽ giảm dần so với lượng nước tiêu thụ ban đầu kéo theo lượng nước giảm. chi phí của nước gia tăng khi tăng tỷ lệ tiêu dùng, điều này có nghĩa là tiêu thụ càng nghiều nước thì càng nhiều tài nguyên nước bị khai thác, có thể tốn chi phí thăm dị, khai thác và gia tăng chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng mà khơng dự tính được mức độ khai thác trong tương lai ((Lehmann, 2016; Yihdego và Drury, năm 2016; Yihdego và Paffard, năm 2016).

Xét về mặt cầu, tiêu dùng nước là một loại tiêu dùng đặc biệt, trong đó đối tượng tiêu dùng có thể là cây cối, động vật, con người, ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và nhiều đối tượng khác. Khác với các hàng hóa thơng thường, phần lớn nguồn nước tiêu hao lại không qua kênh tiêu dùng (do biến đổi khí hậu) và nước có thể tái tạo trở lại sau một thời gian nhất định và ở một địa điểm nhất định. Chính vì vậy, lượng cầu về nguồn nước rất khó đánh giá bởi nó phụ thuộc vào số lượng đối tượng sử dụng, địa điểm phân bố, thời gian và chất lượng. Chẳng hạn, đối với con người, lượng cầu về nước cần sử dụng thường ít nhưng đòi hỏi chất lượng cao. Đối với cây cối, lượng cầu về nước đòi hỏi tùy thuộc từng loại cây trồng. Có những nơi sẵn có nguồn nước mặt, nhưng cũng có những địa điểm chỉ có các nguồn nước ngầm cần phải khai thác bằng máy móc. Nhu cầu về nước cũng khác nhau theo mùa vụ.

Xét về mặt cung, nước là hàng hóa rất khó xác định chính xác nguồn cung bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: nguồn nước mặt, nước ngầm… Đối với nguồn nước mặt, nguồn cung phụ thuộc phần lớn vào khí hậu, trong khi đó khí hậu là hiện tượng

thay đổi rất thất thường và khó dự đốn. Nguồn nước mặt và nước ngầm cịn bị phụ thuộc vào rất nhiều đối tượng sử dụng (các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước), giá trị sử dụng (tưới tiêu, nước uống), chất lượng nguồn nước (nước sạch hay nước bị ô nhiễm) ….Những đặc trưng khác biệt về cung và cầu nước cho thấy, nước là một hàng hóa dễ sử dụng, khó kiểm sốt và khó đánh giá giá trị. Mặc dù có nhiều chức năng và có các giá trị kinh tế - xã hội quan trọng, nhưng trong một số khía cạnh nước khơng phải là một nguồn tài nguyên truyền thống mang tính chất trao đổi trên thị trường. Trong trường hợp nước được sử dụng với tư cách là một hàng hóa thương mại, thị trường cũng khó xác định giá cả của nước bởi nước thường liên quan đến mơi trường lịch sử, văn hóa – xã hội và thể chế nơi mà nó được sử dụng và quản lý. Hơn nữa, mặc dù nguồn nước có thể bị chiếm đoạt hoặc bị chia sẻ, nhưng nước vẫn có khả năng tái tạo lại. Chính vì thế rất khó để xếp hạng nước vào thị phần của thị trường hàng hóa.

3.2. Định giá chi phí thiệt hại mơi trường của việc khai thác nước ngầm: 3.2.1. Định giá chi phí nước:

Theo Lehmann (2016), tồn bộ chi phí cho một đơn vị nước được thể hiện qua biểu đồ sau: Tác động ngoại vi về môi trường Tác động ngoại vi về kinh tế Tổng chi phí Chi phí cơ hội Chi phí kinh tế

Chi phí đầu tư Chi phí cung cấp Chi phí hoạt động

Rogers et al. (2002) lập luận rằng chi phí cơ hội khơng liên quan đến việc khơng có nước để sử dụng cho hiện tại mà liên quan đến việc khi tại thời điểm hiện tại sử dụng hết nước dự trữ cho tương lai rồi sau đó có sự can thiệp của con người bổ sung nước ngầm bằng nhiều cách khác nhau làm cho nước trong tương lai khơng cịn phù hợp với mục đích sử dụng như hiện tại ví dụ như làm giảm chất lượng nước, do đó có tác động tiêu cực đến người sử dụng khác.

Tác động ngoại vi về kinh tế có liên quan đến chi phí về mơi trường. Ví dụ khi nguồn nước bị ơ nhiễm sẽ khơng cho phép sử dụng nước cho các mục đích khác.

Phương pháp định giá phi thị trường gồm: tác động ngoại vi về môi trường, tác động ngoại vi về kinh tế, chi phí cơ hội được sử dụng khi chi phí cho hàng hố và dịch vụ của nước ngầm không phản ánh giá trị thực hoặc khi khơng có giá cả nhưng vẫn cần phải xác định giá trị để ra quyết định. Phương pháp này có thể được nhóm lại thành các phương pháp định lượng tác động ngoại vi về môi trường.

Phương pháp định giá phi thị trường này dựa trên các lựa chọn có thể quan sát được thực tế và từ đó có thể suy ra trực tiếp các giá trị tài nguyên thực tế, chủ yếu dựa trên giá thị trường thực tế hoặc các chi phí phát sinh như sử dụng thuyết giá hedon để quyết định giá trị kinh tế của các hệ sinh thái dựa vào nước dưới đất. Phương này dựa trên những người trả lời gợi ý sẵn sàng trả tiền khi giá trị không thể trực tiếp quan sát được. Một số ứng dụng đánh giá nước ngầm là đánh giá các lợi ích của việc cải tiến chất lượng nước ngầm hoặc chi phí tồn bộ (chi phí về mơi trường và tài nguyên) của sự xuống cấp hoặc suy thoái nước ngầm.

Việc sử dụng các phương pháp tiếp cận này thường tốn kém và cần những kỹ năng cụ thể. Ước lượng giá trị nước ngầm bằng cách giải thích các kết quả thu được từ các khu vực khác nhau,chuyển giao lợi ích mang lại cơ hội giá cả hợp lý và nhanh chóng cho các nghiên cứu định giá ban đầu, nhưng chúng ta phải cẩn thận với các tiện ích của họ vì thực tế phải đáp ứng được một vài tình huống trên để cung cấp các ước tính nhất quán (Pulido-Velazquez và cộng sự, 2013).

3.2.2. Định giá chi phí thiệt hại mơi trường của việc khai thác nước ngầm

Về cơ bản, kinh tế nói chung địi hỏi giá trị của một dịch vụ ít nhất cao bằng chi phí cung cấp dịch vụ đó. Trong bối cảnh cung cấp nước, các lợi nhuận đều được khuyến khích hướng đến chí phí phục hồi bền vững bao gồm chi phí vận hành tài chính và chi phí đổi mới cơ sở hạ tầng hiện có.

Theo Roger và cộng sự (2002), việc sử dụng nước hiệu quả và bền vững đòi hỏi mức thuế phải phù hợp, khơng những chi phí cung cấp (tức là hoạt động và quản lý, vốn) mà còn cả chi phí cơ hội, chi phí ngoại tệ và chi phí mơi trường.

Nếu hiện tại sử dụng nước ngầm đến cạn kiệt đến mức khơng cịn khả năng tái tạo cho tương lai, sau đó sẽ xuất hiện chi phí cơ hội khơng có nước có sẳn để dùng trong tương lai. Việc sử dụng nước có thể sẽ phải trả thêm phí nếu việc sử dụng nước khiến cho khơng có đủ nước để dung cho các mục đích khác bằng cách làm giảm chất lượng nước, có tác động tiêu cực đến người sử dụng nước khác.

Sự cạn kiệt nguồn nước ngầm và suy giảm mực nước ngầm có tác động về kinh tế 2 lần đối với những đối tượng có liên quan đến nước ngầm: Chi phí khai thác nước ngầm cao hơn và chất lượng, khối lượng nước ngầm lưu trữ giảm. Chúng có thể có tác động tiêu cực đến các chức năng và chất lượng nước ngầm.

Hiện nay, trong lĩnh vực nông nghiệp hầu hết các loại giếng khoan của hộ cá nhân là khơng kiểm sốt được làm giảm đáng kể mực nước và gây ra các tác động tiêu cực đáng kể về môi trường đối vớivùng đất ngập nước, dịng suối và sơng ngịi, gây khó khăn cho cơng tác quản lý nước ngầm.

Việc sử dụng nước ngầm cho tưới tiêu cây trồng, cho cơng nghiệp, sinh hoạt góp phần làm sụt giảm mực nước ngầm và giá trị kinh tế của lượng nước ngầm còn lại cũng như làm gia tăng chi phí bơm nước của các lĩnh vực khác, làm giảm khả năng tiếp cận nước ngầm của thế hệ tương lai, giảm chất lượng nước ngầm.

Ngoài ra, khi mực nước ngầm sụt giảm khiến chí phí cho việc tìm nguồn nước (bơm nước) cao hơn, khan hiếm nước không đủ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng làm cho năng suất cây trồng thấp hoặc khơng có hiệu quả kinh tế, nông nghiệp kém phát triển dẫn đến thiếu lương thực và xảy ra nhiều tệ nạn trong xã hội.

Cũng như trong công nghiệp, thiếu nước sản xuất khiến cho chất lượng, khối lượng sản phẩm giảm, chi phí đầu tư khai thác nguồn nước cao. Tất cả điều đó dẫn đến việc thiếu sản phẩm cung cấp cho thị trường, giá trị sản phẩm tăng.

Chi phí thiệt hại mơi trường của việc khai thác nước ngầm thường rất khó đánh giá, chúng bao gồm: Chi phí tổn hại mơi trường của sự suy thối hệ sinh thái dưới nước và sự cạn kiệt nguồn nước vì một ngun nhân nào đó (Jasch, 2003). Chi phí thiệt hại mơi trường liên quan đến các giá trị không hữu dụng của một hệ sinh thái trong khi chi phí cho những người sử dụng mơi trường nước lại phải xem xét đến tất cả các giá trị tương ứng. Giá trị hữu dụng của một nguồn tài nguyên là tiềm năng sử dụng tài nguyên đó trong tương lai. Giá trị không hữu dụng gắn với môi trường và bảo tồn tài ngun.

Tóm lại, việc đánh giá chi phí suy thối sẽ cho phép đo lường và thể hiện dưới dạng phần trăm của GDP của một quốc gia thơng qua các chi phí cơ bản như: chi phí khai thác nước ngầm, chi phí bệnh tật (chất lượng nước giảm), chi phí cho các sản phẩm nơng nghiệp, cơng nghiệp, chi phí phục hồi tài nguyên nước, chi phí phục hồi hệ sinh thái có liên quan (Jac van der Gun và Annukka Lipponen, 2010).

3.2.3. Phương pháp định giá thiệt hại môi trường do khai thác nước ngầm ở mộtsố quốc gia trên thế giới: số quốc gia trên thế giới:

3.2.3.1. Định giá thiệt hại môi trường qua chất lượng cuộc sống:

Ở Ma – rốc, tính tốn chi phí thiệt hại mơi trường của việc khai thác quá mức nước ngầm được thể hiện qua các vấn đề sau:

 Sức khỏe và chất lượng của cuộc sống.

 Tài nguyên thiên nhiên (đập chứa nước của thủy điện)

 Suy thối hệ sinh thái

Chi phí suy thối chất lượng nước hàng năm và thiếu nước dùng cho sinh hoạt nói chung dao động từ 3,6 tỷ đến 5,1 tỷ, với trung bình là 4,3 tỷ USD. Năm 2000, tỷ lệ này tương ứng với 1,2% GDP của Ma – rốc.Tuy nhiên, vấn đề suy thối hệ sinh thái mơi trường rất khó định giá. Chúng bao gồm các chi phí tổn hại mơi trường gây suy

giảm hệ sinh thái thủy sinh và cạn kiệt do một mục đích sử dụng nước cụ thể như lấy nước.. Các chi phí có thể định giá được thể hiện qua bảng:

Bảng 3.1. Nước: Chi phí thiệt hại hàng năm (ước tính trung bình)

Dh(millions) %GDP Health/Quality of life

Tử vong (DALYs lost) 1,809 0.51

Bệnh tật (DALYs lost) 508 0.14

Chi phí điều trị 1,636 0.46

Gia trị văn hóa 297 0.08

Tài nguyên thiên nhiên

Đóng cửa đập 122 0.03

Total 4,372 1.23

Nguồn: Maria Sarraf, 2003.

Sức khỏe/Chất lượng của cuộc sống: Chất lượng dưới tiêu chuẩn và lượng nước uống khơng đủ cho mục đích uống và vệ sinh, các nhu cầu thiết yếu cho vệ sinh, thực phẩm và vệ sinh cá nhân không đủ đáp ứng nhu cầu xã hội. Các yếu tố này liên quan đến bệnh tật và tử vong do nước (Esrey và cộng sự, 1991). Phổ biến nhất của những bệnh này là tiêu chảy. Đánh giá tác động trình bày dưới đây liên quan chủ yếu đến tử vong và bệnh tật ở trẻ em dưới 5 năm do các bệnh tiêu chảy.

Tử vong: Năm 2000, trẻ em dưới 5 tuổi có tổng cộng 3 triệu người (Santé en Chiffres, 2001) và tỷ lệ tử vong trong nhóm này lên đến 46 trên 1.000 trẻ sinh ra sống (World Bank, 2001). Vào đầu những năm 1990, nguyên nhân chính của tử vong trẻ em ở Ma-rốc là các bệnh tiêu chảy, gây ra 40% tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi (Santé et Environnement, 1997).

Sử dụng công thức và giả định về Gánh nặng bệnh tật Toàn cầu (Murray et Lopez, 1996), tính rằng cái chết của một đứa trẻ dưới 5 tuổi thể hiện sự mất mát 35 DALYs (disability adjusted life years). Do đó những người tử vong do bệnh tiêu chảy chịu trách nhiệm về tổn thất hàng năm là 196.000 DALY.

Bệnh tật: Nhiều trường hợp mắc bệnh tiêu chảy không gây tử vong xảy ra ở

Ma-rốc mỗi năm, gây khó chịu cho nạn nhân và áp đặt các chi phí điều trị và thời gian của người chăm sóc. Sự khó chịu liên quan đến bệnh tiêu chảy được tính theo DALYs.

Một cuộc điều tra quốc gia về Sức khoẻ của Mẹ và Con (ENSME, 1997) do Bộ Y tế tiến hành vào năm 1997, ước tính có 100 triệu ngày mỗi năm, trong đó trẻ em bị ảnh hưởng bởi tiêu chảy. Trọng lượng nghiêm trọng là 0,2 đã được chỉ định bị tiêu chảy. Do đó, DALY mất từ một ngày tiêu chảy là 0,2 chia cho 365 ngày mỗi năm. Như vậy, tổng số DALY bị mất do bệnh suất ước tính là 55.000 mỗi năm

Tử vong và bệnh suất liên quan đến bệnh tiêu chảy có chi phí cho cá nhân, gia đình và xã hội nói chung. Chi phí khơng chỉ ở hình thức chi phí y tế mà cịn bao gồm chi phí đau đớn, đau khổ và mất mát cuộc sống.

Tình trạng bệnh tật gây khó chịu cho nạn nhân, chi phí điều trị và mất thời gian cho người chăm sóc. Để ước tính sự khó chịu (mất phúc lợi, mất mát ngày làm việc, v.v ...), một giá trị được gán cho số DALY đã bị mất. Trong nghiên cứu này, một con số từ 50 đến 100 phần trăm GDP được gán cho 55.000 DALY bị mất. Điều này dẫn đến ước tính khoảng từ từ 0,1 đến 0,2 phần trăm của GDP.

Chi phí điều trị và chăm sóc: Bệnh nhân bị các cơn đau tiêu chảy nặng thường

được đưa đến phòng khám để điều trị. Theo điều tra của Bộ Y tế (1997), khoảng 5,5 triệu ca tiêu chảy được điều trị tại một trung tâm y tế tư nhân hoặc cơng cộng. Chi phí kinh tế cho chuyến thăm y tế trung bình là 70 Dh và chi phí thuốc là khoảng 100 Dh mỗi trường hợp. Như vậy, tổng chi phí điều trị các trường hợp mắc bệnh tiêu chảy nặng lên đến 950 triệu Dh.

Ngồi chi phí y tế, người ta cũng phải thêm thời gian dành cho cha mẹ để chăm sóc trẻ em bị bệnh. Thời gian này có một chi phí cơ hội, hoặc là về giải trí hoặc các hoạt động khác. Thời gian này được đánh giá bằng cách sử dụng thu nhập trung bình của nơng thơn (của Dh 1500 mỗi tháng). Do đó một ngày sẽ có giá trị khoảng xấp xỉ 60. Vì vậy, giá trị của thời gian dành cho việc chăm sóc trẻ em bị bệnh là khoảng 330 triệu Dh. Do đó, tổng chi phí điều trị được ước tính là 360 triệu Dh, hay 0,1 phần trăm của GDP.

Giá trị văn hóa: Ngồi các mối quan ngại về sức khoẻ, ô nhiễm nước làm giảm

chất lượng cuộc sống. Bằng cách sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên, mục tiêu của nghiên cứu là định lượng chất lượng giải trí của mơi trường tự nhiên. Trong nghiên cứu này, một giả thuyết mô tả nguy cơ suy thoái đe dọa vẻ đẹp thị giác và đề

xuất các biện pháp khơi phục để đảm bảo tính bền vững của các phẩm chất thẩm mỹ cũng như các chức năng sinh thái và dịch vụ của khu vực. Cuộc khảo sát tiến hành bao gồm đo lường sự sẵn lòng trả của người dân để bảo tồn khu vực. Nghiên cứu của Merja Zerga đã cho thấy sự sẵn sàng chi trả của mỗi hộ là Dh 187 một năm. Một nửa

Một phần của tài liệu ĐỊNH GIÁ THIỆT hại MT CHO KT nước NGẦM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w