3.2. Định giá chi phí thiệt hại môi trường của việc khai thác nước ngầm:
3.2.2. Định giá chi phí thiệt hại môi trường của việc khai thác nước ngầm
Về cơ bản, kinh tế nói chung địi hỏi giá trị của một dịch vụ ít nhất cao bằng chi phí cung cấp dịch vụ đó. Trong bối cảnh cung cấp nước, các lợi nhuận đều được khuyến khích hướng đến chí phí phục hồi bền vững bao gồm chi phí vận hành tài chính và chi phí đổi mới cơ sở hạ tầng hiện có.
Theo Roger và cộng sự (2002), việc sử dụng nước hiệu quả và bền vững đòi hỏi mức thuế phải phù hợp, khơng những chi phí cung cấp (tức là hoạt động và quản lý, vốn) mà còn cả chi phí cơ hội, chi phí ngoại tệ và chi phí mơi trường.
Nếu hiện tại sử dụng nước ngầm đến cạn kiệt đến mức khơng cịn khả năng tái tạo cho tương lai, sau đó sẽ xuất hiện chi phí cơ hội khơng có nước có sẳn để dùng trong tương lai. Việc sử dụng nước có thể sẽ phải trả thêm phí nếu việc sử dụng nước khiến cho khơng có đủ nước để dung cho các mục đích khác bằng cách làm giảm chất lượng nước, có tác động tiêu cực đến người sử dụng nước khác.
Sự cạn kiệt nguồn nước ngầm và suy giảm mực nước ngầm có tác động về kinh tế 2 lần đối với những đối tượng có liên quan đến nước ngầm: Chi phí khai thác nước ngầm cao hơn và chất lượng, khối lượng nước ngầm lưu trữ giảm. Chúng có thể có tác động tiêu cực đến các chức năng và chất lượng nước ngầm.
Hiện nay, trong lĩnh vực nông nghiệp hầu hết các loại giếng khoan của hộ cá nhân là khơng kiểm sốt được làm giảm đáng kể mực nước và gây ra các tác động tiêu cực đáng kể về môi trường đối vớivùng đất ngập nước, dịng suối và sơng ngịi, gây khó khăn cho cơng tác quản lý nước ngầm.
Việc sử dụng nước ngầm cho tưới tiêu cây trồng, cho cơng nghiệp, sinh hoạt góp phần làm sụt giảm mực nước ngầm và giá trị kinh tế của lượng nước ngầm còn lại cũng như làm gia tăng chi phí bơm nước của các lĩnh vực khác, làm giảm khả năng tiếp cận nước ngầm của thế hệ tương lai, giảm chất lượng nước ngầm.
Ngoài ra, khi mực nước ngầm sụt giảm khiến chí phí cho việc tìm nguồn nước (bơm nước) cao hơn, khan hiếm nước không đủ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng làm cho năng suất cây trồng thấp hoặc khơng có hiệu quả kinh tế, nông nghiệp kém phát triển dẫn đến thiếu lương thực và xảy ra nhiều tệ nạn trong xã hội.
Cũng như trong công nghiệp, thiếu nước sản xuất khiến cho chất lượng, khối lượng sản phẩm giảm, chi phí đầu tư khai thác nguồn nước cao. Tất cả điều đó dẫn đến việc thiếu sản phẩm cung cấp cho thị trường, giá trị sản phẩm tăng.
Chi phí thiệt hại mơi trường của việc khai thác nước ngầm thường rất khó đánh giá, chúng bao gồm: Chi phí tổn hại mơi trường của sự suy thối hệ sinh thái dưới nước và sự cạn kiệt nguồn nước vì một ngun nhân nào đó (Jasch, 2003). Chi phí thiệt hại mơi trường liên quan đến các giá trị không hữu dụng của một hệ sinh thái trong khi chi phí cho những người sử dụng mơi trường nước lại phải xem xét đến tất cả các giá trị tương ứng. Giá trị hữu dụng của một nguồn tài nguyên là tiềm năng sử dụng tài nguyên đó trong tương lai. Giá trị không hữu dụng gắn với môi trường và bảo tồn tài ngun.
Tóm lại, việc đánh giá chi phí suy thối sẽ cho phép đo lường và thể hiện dưới dạng phần trăm của GDP của một quốc gia thơng qua các chi phí cơ bản như: chi phí khai thác nước ngầm, chi phí bệnh tật (chất lượng nước giảm), chi phí cho các sản phẩm nơng nghiệp, cơng nghiệp, chi phí phục hồi tài nguyên nước, chi phí phục hồi hệ sinh thái có liên quan (Jac van der Gun và Annukka Lipponen, 2010).