Qua nghiên cứu các tư liệu lịch sử các ngành tư pháp Việt Nam nói chung và ngành Thi hành án dân sự nói riêng, học viên nhận thấy giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989, là giai đoạn mà tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự nói chung và cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng chưa được quan tâm chú trọng. Một mặt do thời điểm ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công Đảng và NN ta phải tập trung vào các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và Chiến tranh Biên giới với Trung Quốc và một mặt thời điểm từ năm 1945 đến năm 1975 đất nước ta cũng đang tồn tại Chế định Thừa phát lại (có từ thời Pháp thuộc 1910 đến năm 1975). Do vậy trong giai đoạn 1945-1989 là giai đoạn công tác thi hành án dân sự nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tịa án. Do đó, tác giả sẽ điểm qua một số quy định của pháp luật về cơng tác THADS nói chung và cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự tại một số Sắc Lệnh và Thông tư, cụ thể như sau:
- Ngày 24 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa án và các ngạch TP, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho tổ chức THADS nước ta. Trong đó tại khoản 3 Điều 3 của Sắc lệnh 13 đã nêu rõ: Ban tư pháp xã có quyền thi hành những mệnh lệnh của TP cấp trên [15].
- Về trình tự THQĐDS trong bản án hình sự, tại thơng tư số 24, ngày 26 tháng 4 năm 1949 của BTP về việc THA Hình và Hộ đã nêu rõ những
nguyên tắc chấp hành, thể thức chấp hành, cách thức THQĐDS trong bản án hình sự của TAND, trong đó có quy định trách nhiệm THQĐDS trong bản án hình sự của Thừa phát lại, Ban tư pháp xã và nhấn mạnh vai trò của UBND cấp xã và các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ THQĐDS trong bản án hình sự.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Bác Hồ tiếp tục ban hành Sắc lệnh số 85 về "Cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng", trong đó tại Điều 9 đã ghi rõ: TP huyện dưới sự kiểm sốt của biện lý có nhiệm vụ đem chấp hành các án Hình về khoản bồi thường hay bồi hồn và các án Hộ mà chính TAND huyện và TAND trên đã tuyên [16]. Như vậy việc THQĐDS trong bản án hình sự do Thừa phát lại và Ban tư pháp xã thực hiện trước đây đã được thay thế bằng TP huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án. Do vậy đã làm thay đổi căn bản cơ chế tổ chức, hoạt động của Cơ quan thi hành án dân sự, Thi hành án dân sự từ chỗ căn cứ vào yêu cầu của đương sự đã trở thành trách nhiệm của NN, TAND chủ động THQĐDS trong bản án hình sự mà khơng chờ u cầu của người được THQĐDS trong bản án hình sự.
- Cùng với việc Nhà nước ban hành Hiến pháp mới năm 1959, là sự ra đời của Luật tổ chức TAND năm 1960, trong đó tại Điều 24 có thể hiện nội dung: ... TAND địa phương có nhân viên THA làm nhiệm vụ thi hành những BA, QĐ dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong các BAHS.
Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta thời kỳ ấy đã xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên chấp hành án trong công tác THQĐDS trong bản án hình sự.
- Tiếp đến ngày 13 tháng 10 năm 1972, Chánh án TAND tối cao đã ban hành Quyết định số 186, về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của CHV, NN không tổ chức cơ quan THADS riêng mà chỉ đặt CHV tại các TAND ở địa phương để thực hiện chuyên trách việc THQĐDS trong bản án hình sự. Các CHV có nhiệm vụ THQĐDS trong bản án hình sự; giúp Chánh án TAND đôn
đốc, kiểm tra việc THQĐDS trong bản án hình sự ở các TAND cấp dưới. Các CHV thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Chánh án Tòa án nơi họ làm việc.
Khi thực hiện công tác THQĐDS trong bản án hình sự, các Chấp hành viên có quyền định cho đối tượng 1 thời hạn để THQĐDS trong bản án hình sự, áp dụng BPCC mà PL cho phép sau khi có sự thỏa thuận của Chánh án Tịa án nhân dân nơi mình cơng tác; các Chấp hành viên có quyền yêu cầu lực lượng bảo vệ trật tự trị an giúp sức khi cần thiết hoặc đề nghị Tịa án cấp có thẩm quyền hỗn, tạm đình chỉ THQĐDS trong bản án hình sự