Theo nguyên tắc người phải thi hành án sẽ phải nghiêm chỉnh chấp hành việc thi hành án phạt tiền được quy định trong Bản án, Quyết định của Tòa án. Tại Điều 30 BLHS năm 1999 quy định “Tiền phạt có thể được nộp một
lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án” cho chúng ta thấy quy định về việc nộp tiền phạt tại thời điểm này chưa thật sự rõ ràng nên BLHS năm 2015 sửa đổi, bổng sung năm 2017 đã khắc phục hạn chế này bằng cách bãi bỏ đi quy định trên. Theo đó, người bị áp dụng hình phạt tiền dù là hình phạt chính hay là hình phạt bổ sung đều phải thi hành án theo quy định của LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Tuy nhiên, LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 lại không quy định cụ thể về hình thức nộp phạt cho nên từ thực tiễn thi hành án phạt tiền sẽ có những hình thức nộp phạt sau:
- Nộp phạt trực tiếp bằng tiền mặt tại cơ quan THADS:
Đây là trường hợp người phải thi hành án phạt tiền tự giác thi hành án, chủ yếu đối với các tội mà hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính. Vì khi đó người phải thi hành án khơng phải chấp hành hình phạt tù nên họ có thể tự mình đến cơ quan thi hành án để nộp tiền phạt. Tuy nhiên, một vài trường hợp người phải thi hành án phải chấp hành hình phạt tù và hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung nhưng người phải thi hành án có tinh thần trách nhiệm cao vẫn muốn nộp tiền phạt thì có thể nhờ người thân đến cơ quan THADS để nộp tiền thay cho người phải thi hành án. Khi thực hiện việc nộp tiền thay thì Biên lai thu tiền phải ghi rõ do ai nộp thay.
- Nộp phạt bằng hiện vật thay cho tiền phạt:
Trường hợp này thường được áp dụng cho các tội mà hình phạt tiền là hình phạt chính và người phải thi hành án khơng phải chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, họ lại khơng có đủ số tiền để bảo đảm việc thi hành án phạt tiền theo Bản án, Quyết định của Tòa án nên người phải thi hành án tự nguyện dùng tài sản bảo đảm hoặc tài sản bị tạm giữ để bảo đảm thi hành án. Để có thể nhận các tài sản này thay cho tiền phạt các cơ quan THADS phải tiến hành xác minh đối với các tài sản đó để kiểm chứng các tài sản có thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án hay không.
Nếu kết quả xác minh chứng minh được các tài sản thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì cơ quan THADS sẽ tiến hành các thủ tục kê biên, thẩm định giá tài sản và cuối cùng là bán đấu giá, sau khi trừ tất cả các chi phí theo quy định của pháp luật sẽ được cấn trừ vào khoản tiền phải nộp phạt của người phải thi hành án.
- Nộp phạt vào tài khoản của cơ quan THADS được mở tại Kho bạc Nhà nước:
Trường hợp này được áp dụng đối với các tội mà hình phạt tiền là hình phạt chính và người phải thi hành án khơng phải chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà người phải thi hành án không thể đến cơ quan THADS để nộp tiền trực tiếp thì phải làm đơn nêu rõ lý do không thể đến nộp tiền trực tiếp và đề nghị cơ quan THADS cung cấp số tài khỏan mở tại Ngân hàng Nhà Nước. Theo đó, cơ quan THADS sẽ cung cấp số tài khoản và sau khi người phải thi hành án nộp tiền Kho bạc Nhà nước sẽ gửi cho cơ quan THADS “Lệnh chuyển có”, đây chính là căn cứ cho việc người phải thi hành án đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền theo quy định của Bản án.
- Nộp phạt tại trại giam:
Trường hợp này sẽ được áp dụng đối với người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù. Khi người phải thi hành án nộp tiền phạt thì lúc này Trại giam nơi mà người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù sẽ có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản cho cơ quan THADS có thẩm quyền về việc người phải thi hành án đã nộp tiền phạt. Sau khi nhận được văn bản thông báo của Trại giam cơ quan THADS sẽ có cơng văn phúc đáp và cung cấp các văn bản cần thiết như: Quyết định thi hành án, Bản án, số tài khoản của cơ quan THADS mở tại Kho bạc Nhà nước. Trại giam nơi mà người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù sẽ căn cứ vào công văn phúc đáp của cơ quan THADS để chuyển số tiền mà người phải thi hành án đã nộp vào tài khoản của cơ quan THADS.
- Cưỡng chế thi hành án:
LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã có quy định rất rõ ràng trình tự và thủ tục thi hành án hình phạt tiền trong trường hợp người phải thi hành án không tự giác thi hành. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh điều kiện thi hành án đối với người phải thi hành án. Trong trường hợp kết quả xác minh của Chấp hành viên cho thấy người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án theo quy định thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án nhằm bảo đảm nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án.
Tiểu kết chương 1
Công tác THADS đang ngày càng được chú trọng ngoài việc thi hành các bản án dân sự, các phần dân sự thì THADS còn thi hành phần dân sự trong bản án hình sự và trong đó có thi hành hình phạt tiền. Như đã đề cập và phân tích ở Chương 1 thì hình phạt tiền sẽ đánh thẳng vào kinh tế, vào túi tiền của người bị kết án mặc dù không để lại án tích nhưng hình phạt tiền vẫn được xem là một trong những hình phạt mang tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong pháp luật Việt Nam ta. Bên cạnh đó, Chương 1 của luận văn đã nêu ra được một số vấn đề lý luận về thi hành án phạt tiền như các nội dung, hình thức và trình tự thủ tục của thi hành án phạt tiền . Qua đó, cho thấy được Thi hành án phạt tiền là hoạt động của Nhà nước để thi hành án các Bản án, Quyết định của Tịa án nhân dân có tun phạt về hình phạt tiền. Giúp các Bản án, Quyết định của Tòa án nhân dân được tôn trọng và thực hiện trên thực tế nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước.
Nhưng để thi hành án hình phạt tiền được hiện thực hóa ra bên ngồi đời sống xã hội ngồi đơi khi vẫn cịn rất nhiều khó khăn, vướng mắt xuất phát từ nhiều vấn đề, từ nhiều phía hoặc có thể là do các quy định chồng chéo làm ảnh hưởng đến cơng tác thi hành án nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng và vơ hình chung sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thi hành án.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN TẠI QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH