Điều chỉnh lại một số quy định trong công tác thi hành án

Một phần của tài liệu THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN TỪ THỰC TIỄN QUẬN 2 (Trang 54)

Để các quy định và thủ tục trong cơng tác thi hành án phạt tiền có thể giúp các Chấp hành viên trên thực tiễn thì cần có sự điều chỉnh để làm sao phù hợp với bối cảnh hiện tại. Tránh những trường hợp các quy định được đặt ra nhưng lại gây rối ren, công kềnh cho các Chấp hành viên khi áp dụng, chỉ khi đó cơng tác thi hành án phạt tiền mới đạt được kết quả mong muốn. Do đó, tác giả đưa ra một số đề xuất trong việc điều chỉnh các thủ tục như sau:

3.1.1 Công tác chuyển giao Bản án, Quyết định giữa Tòa án và THADS

Để khắc phục tình trạng chuyển giao trễ các Bản án, Quyết định thì đầu tiên cả 2 đơn vị Tòa án và cơ quan thi hành án phải có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện chuyển giao Bản án, Quyết định theo quy định của LTHADS. Đối với cán bộ thực hiện việc nhận Bản án, Quyết định của cơ quan thi hành án phải thực hiện chỉnh chu việc nhận chuyển giao Bản án, quyết định theo quy định tại điều 29 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 là phải lập sổ giao nhận Bản án, Quyết định của Tòa án ghi rõ số hiệu, ngày, giờ, số lượng và phải có ký nhận giữa 2 bên giao nhận. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ nội dung cũng như thời hiệu thi hành án của Bản án, Quyết định. Trong trường hợp phát hiệu sai sót về nội dung, thời gian hoặc về thời hiệu thi hành án của Bản án, Quyết định thì phải thơng báo ngay cho Tòa án được biết. Ngồi ra, khi Tịa án chuyển giao Bản án, Quyết định bằng đường bưu điện thì Cơ quan THADS phải có thơng báo bằng văn bản về việc đã nhận Bản án, Quyết định.

Tiếp đến một cơ quan giữ vai trị rất quan trọng trong suốt q trình thi hành án đó chính là Viện kiểm sát nhân dân sẽ phân công một Kiểm sát viên thực hiện việc giám quá trình chuyển giao Bản án, Quyết định giữa 2 cơ quan Tòa án và THADS. Kiếm sát viên sẽ căn cứ vào sổ giao nhận Bản án, Quyết định để xác định có hay khơng việc Tịa án chậm chuyển giao Bản án, Quyết định của mình cho Cơ quan THADS. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm để xảy ra vi phạm đối với từng cơ quan. Bên cạnh đó, để việc giám sát được thực hiện một cách suôn sẻ và nhanh gọn nhất Kiểm sát viên cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sự phối hợp giữa các bộ phận kiểm sát giải quyết án hình sự, dân sự trong việc quản lý việc ra Bản án, Quyết định của Tịa án để đơn đốc chuyển giao kịp thời. Kiểm sát viên được phân công lập sổ theo dõi trên máy tính đối với những Bản án, Quyết định về hình sự, dân sự mà Tòa án nhân dân cùng cấp đã ban hành, đồng thời cập nhật thường xuyên về thời hạn Tòa án phải chuyển giao theo quy định.[15]

Để thực hiện tốt việc này, ngoài việc phối hợp giữa các khâu trong công tác kiểm sát Kiểm sát viên cịn cần phải tự nâng cao năng lực, trình độ, nắm vững những quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về cách xác định thời hạn, thời điểm có hiệu lực, thời hạn phải chuyển giao Bản án, Quyết định của Tịa án để kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi phạm của Tòa án cũng như cơ quan THADS trong việc giao nhận Bản án, Quyết định và ra quyết định thi hành án.

Tóm lại, để việc chuyển giao Bản án, Quyết định giữa Tịa án và cơ quan THADS ln được thực hiện đúng hạn nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên đương sự trong bản án thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 3 cơ quan Tòa án nhân dân, cơ quan THADS và Viện kiếm sát nhân dân. Mỗi cơ quan đều phải thực nghiêm túc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tránh tình trạng cả nể vì mối quan hệ mà bỏ qua thiếu xót gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện công tác thi hành án trong đời sống.

3.1.2 Công tác thông báo thi hành án

Nhìn chung, việc thơng báo trực tiếp hoặc niêm yết công khai do Chấp hành viên hoặc Thư ký thi hành án thực hiện đã cho thấy tính khơng hiệu quả của các quy định hiện hành. Cùng một thời điểm mỗi Chấp hành viên phải thi hành đồng thời nhiều vụ việc. Khoảng cách địa lý và việc di chuyển, đi lại mất nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả hạn chế. Trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin đang được phát triển mạnh mẽ hiện nay, phần lớn người dân đã sử dụng mạng internet, máy tính, điện thoại thơng minh,...thì việc quy định thơng báo về Thi hành án thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong LTHADS sẽ tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho việc thực hiện các thủ tục THADS nhanh hơn, rút ngắn thời gian thi hành án. Theo Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định: Trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu được nhận thơng báo bằng điện tín, fax, email hoặc hình thức khác thì việc thơng báo trực tiếp có thể được thực hiện theo hình thức đó nếu khơng gây trở ngại cho cơ quan THADS. Tuy nhiên, quy định này chỉ bó hẹp trong phạm vi “có thể” hoặc chỉ khi “có yêu cầu” của đối tượng được nhận thơng báo nên thực tế thực hiện vẫn cịn hạn chế. Do đó cần quy định mở rộng và đa dạng hơn nữa các phương thức thơng báo này.[8]

Tóm lại, để có thể bảo đảm cho việc thơng báo đúng thời hạn cũng như giúp các Chấp hành viên trong công tác thi hành án thì Cục THADS, Tổng cục THADS nên đề xuất, kiến nghị với Bộ tư pháp tăng cường Biên chế Thư ký nghiệp vụ cũng như chuyên viên về thi hành án vì hiện tại số lượng thư ký thi hành án đang thiếu rất nhiều mà đây lại là người có thể giúp các Chấp hành viên giảm tải cơng việc rất nhiều. Bên cạnh đó, có thể xem xét sửa đổi thời hạn thông báo thi hành án tại điều 39 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 lên từ 05 đến 10 ngày kể từ ngày ra quyết định nhằm giúp các Chấp hành viên có thời gian xử lý nhiều công việc khác mà không phải lo việc trễ hạn thông báo.

3.1.3 Công tác xác minh điều kiện thi hành án

Để nâng cao hiệu quả xác minh điều kiện thi hành án thì trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THADS, nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về trách nhiệm phối hợp trong xác minh điều kiện thi hành án, các cơ quan THADS và các Chấp hành viên cũng cần nghiên cứu, áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với các hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm phối hợp xác minh điều kiện thi hành án, gây ảnh hưởng đến việc tổ chức thi hành án, đặc biệt là các vi phạm mang tính chống đối của người phải thi hành án. Đồng thời, từ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, chủ động tổng hợp, báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp xác minh điều kiện thi hành án.[16] Bên cạnh đó, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp quận quan tâm hơn về việc chỉ đạo các cơ quan liên quan như cơ quan đất đai, Ngân hàng nhà nước… phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho cơ quan THADS, có giải pháp chấn chỉnh công tác quản lý nhân, hộ khẩu đối với người lao động tự do trên địa bàn. Ngoài ra, cơ quan THADS cần hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các văn phòng Thừa phát lại và cơ quan THADS trong tổ chức THADS, sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại cung cấp nhằm giảm tải gánh nặng cho Chấp hành viên trong xác minh điều kiện thi hành án.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 về việc “Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án” thì cần được các cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh vì nếu như địa chỉ đã được cung cấp trong Bản án, Quyết định đã bị di dời,

giải tỏa điển hình như Bản án số 57/2016/HSST đã được phân tích bên trên thì Chấp hành viên có xác minh bao nhiêu lần đi nữa thì kết quả vẫn như lần đầu. Vì vậy, nên đề xuất điều chỉnh thành sau khi đã tiến hành xác minh lại từ 2 lần trở lên mà kết quả vẫn như ban đầu thì Chấp hành viên khơng cần phải xác minh lại nữa. Bên cạnh đó, phải nâng cao sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân cấp phường, xã với cơ quan THADS trong việc thông báo khi có bất cứ thông tin từ người phải thi hành án vì đây là hai cơ quan trực tiếp quản lý người dân trên địa bàn.

3.1.4 Công tác Ủy thác thi hành án

Đây là thủ tục giúp ích rất nhiều cho Chấp hành viên, vì trên thực tế người phải thi hành án có rất nhiều nơi cư trú việc Ủy thác thi hành án sẽ giúp các Chấp hành viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Để thủ tục này ln được thực hiện tốt nhất địi hỏi các thủ trưởng của mỗi cơ quan THADS phải đôn đốc, giám sát bộ phận nhận Quyết định, hồ sơ ủy thác phải nghiêm túc chấp hành theo quy định của pháp luật, khơng vì lợi ích của cá nhân hay cơ quan, khơng vì chạy theo chỉ tiêu mà làm trì trệ việc giải quyết hồ sơ thi hành án làm tổn hại đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức cũng như của Nhà nước. Bên cạnh đó, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần quy định thêm về việc xử lý vi phạm trong việc chần chừ nhận hồ sơ cũng như hoàn trả phiếu gửi cho cơ quan đã ra Quyết định Ủy thác. Ngoài ra, cần nâng cấp cho hệ thống phần mềm trong việc kiểm tra giám sát các cơ quan trong việc giao và nhận hồ sơ ủy thác nhằm hạn chế tình trạng đã nhận hồ sơ ủy thác nhưng khơng tiến hành hồn trả phiếu gửi và ra Quyết định Thi hành án.

3.1.5 Quy định về miễn thi hành án

Đối với miễn thi hành án, đây được xem là thủ tục thể hiện được sự nhân đạo cũng như khuyến khích được việc người phải thi hành án tự nguyện thi hành án phần nghĩa vụ của mình để nhận được sự khoa hồng. Nhưng với điều kiện phải thi hành được một phần thì lại gây ra khó khăn khi áp dụng

trên thực tế. Điển hình là hai Bản án 57/2016/HSST và 14/2020/HS-ST đã phân tích bên trên thì kết quả xác minh của hai bản án này là đều đã bỏ đi khỏi nơi cư trú, đi đâu và làm gì chính quyền địa phương khơng rõ vì khi bỏ địa phương đi nơi khác sinh sống họ không khai báo cho chính quyền địa phương biết, thì những trường hợp này không được xét, miễn nghĩa vụ thi hành án. Đó cũng là một trong các lý do làm cho loại án chủ động là loại việc mà người phải thi hành án phải có nghĩa vụ nộp các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước trong đó có cả thi hành án phạt tiền tồn đọng ngày càng nhiều.

Mặt khác, trong thực tế, có rất nhiều Bản án, Quyết định tuyên phạt người phải thi hành án phải nộp số tiền vào ngân sách Nhà nước với số tiền rất lớn trên 5 triệu đồng, mà đa số họ khơng có điều kiện thi hành án, mặc dù Chấp hành viên đã thực hiện đầy đủ các bước thủ tục theo quy định của pháp luật, đồng thời động viên, thuyết phục họ rất nhiều lần để họ nộp một phần nghĩa vụ thi hành án, bằng 1/50 số tiền phải thi hành án để được xét miễn hoặc giảm nghĩa vụ thi hành án, nhưng người phải thi hành án cương quyết không nộp hoặc họ muốn nộp nhưng lại khơng có điều kiện, thậm chí có trường hợp cịn thách thức pháp luật, để mặc khơng quan tâm đến nghĩa vụ của mình.[14]

Vì thế, đề nghị các cấp có thẩm quyền cần phải sữa đổi, bổ sung điều luật và ban hành các văn bản hướng dẫn công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước phù hợp với thực tế hơn. Cụ thể sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm thời gian xét miễn, giảm và không cần thiết buộc người phải thi hành án nộp một phần nghĩa vụ thi hành án, vì thực tế người phải thi hành án là người khơng tự nguyện thi hành án và khơng có điều kiện để thi hành án. Nếu sửa đổi luật theo hướng này, thì chắc chắn lượng án tồn đọng hàng năm sẽ được giảm đáng kể, không tạo ra gánh nặng cho các cơ quan THADS.

3.2 Nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan THADS trong công tác thi hành án phạt tiền

3.2.1 Nâng cao vị thế của Chấp hành viên trong quá trình thi hành án phạt tiền

Để các cơ quan THADS nói chung và các Chấp hành viên nói riêng được thể hiện hết vai trò là người thi hành các Bản án, Quyết định của Tịa án thì cần trao quyền lực mạnh hơn và bổ sung thêm các nhiệm vụ, quyền hạn cho các Chấp hành viên để kịp thời xử lý những hành vi chây ỳ, chống đối thi hành án như: Quyền ra quyết định bắt người, khám xét địa điểm, phương tiện liên quan đến thi hành án.

Bên cạnh đó, phải quy định cụ thể hơn các biện pháp hỗ trợ THADS như các chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm THADS, trên thực tế thi hành án phạt tiền hiện nay các Chấp hành viên chưa thể gây áp lực mạnh cho người phải thi hành án. Trong trường hợp người phải thi hành án chây ỳ, chống đối các Chấp hành viên chỉ có nhờ sự giúp đỡ của Cơ quan Cơng an để giải quyết tình hình vì bản thân Chấp hành viên cũng khơng có quyền khác để trấn áp, xử lý tình trạng chống đối của người phải thi hành án.

3.2.2 Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền về pháp luật THADS

Việc người dân chưa hiểu rõ về vai trị và cơng tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng đơi khi sẽ gây rất nhiều khó khăn trong cơng thi hành án. Do đó, việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật về thi hành án là một việc đáng được quan tâm và triển khai trên thực tế bằng nhiều cách như:

- Phổ biến và tuyên truyền bằng miệng:

Hình thức tuyên truyền này chủ yếu được thực hiện bởi các Chấp hành viên, cách phổ biến này có nhiều ưu điểm thể hiện ở tính linh hoạt, có thể dễ dàng tiến hành ở bất cứ đâu, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh và số lượng người nghe. Người tuyên truyền sẽ thuận lợi trong việc giải thích, phân tích

cũng như làm sáng tỏ các nội dung cần tuyên truyền và hai bên có thể đối đáp trực tiếp với nhau để đáp ứng yêu cầu của nhau. Qua đó, cần nâng cao khả năng thuyết trình và thuyết phục của các Chấp hành viên và các cán bộ, công chức làm công tác THADS để việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục về pháp luật thi hành án được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

- Phổ biến, tun trun thơng qua loa truyền thanh, báo chí:

Để thực hiện được cơng tác này địi sự hỏi phối hợp giữa cơ quan thi

Một phần của tài liệu THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN TỪ THỰC TIỄN QUẬN 2 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)