Chí Minh
2.2.1 Tình hình thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Khối lượng công việc thi hành án của Chi cục THADS Quận 2 các năm 2018, 2019 và năm 2020 có sự chênh lệch không quá nhiều trong ba năm. Trong năm 2018 số việc phải thi hành là 2.310 việc, năm 2019 số việc phải thi hành án là 2.272 việc, Năm 2020 số việc phải thi hành án là 2.346 việc. Qua ba năm gần đây thì ta có thể thấy số cơng việc về thi hành án có thể nói là vừa đủ với một quận có mật độ dân số khá đơng như Quận 2 nhưng trên đây là số liệu tổng việc phải thi hành trong các năm tại Chi cục THADS Quận 2. Để tìm hiểu rõ hơn về số việc dân sự trong hình sự cũng như số việc thi hành án phạt tiền tại Chi cục THADS Quận 2 qua ba năm thì chúng ta sẽ đi phân tích biểu đồ dưới đây, cụ thể:
Biểu 2.1 Số liệu về việc thi hành án phạt tiền tại Quận 2
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm thụ lý Thi hành án dân sự
0 10 20 30 40
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Quyết định thi hành án phạt tiền Chưa có điều kiện thi hành án
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy bản án có hình phạt tiền tại Quận 2 khơng q nhiều có thể nói là ít. Nhưng vấn đề mà chúng ta cần quan tâm đó chính là mặc dù việc phạt tiền rất ít nhưng số lượng thi hành xong của loại việc này lại không nhiều và hầu như sẽ nằm ở chưa có điều kiện thi hành án. Chúng ta có thể nhìn vào năm 2018 thì Chi cục THADS Quận 2 đã nhận 30 bản án về việc phạt tiền nhưng hơn nữa số đó đều phải ra Quyết định chưa có điều kiện thi hành án. Để làm rõ vấn đề về việc số lượng việc thi hành án phạt tiền lại phải nằm trong diện chưa có điều kiện thi hành án nhiều như vậy thì chúng ta sẽ xem xét thực tiễn thi hành án tại Quận 2 thông qua 2 bản án sau đây:
+ Bản án thứ nhất:
Bản án số 57/2016/HSST ngày 21 tháng 07 năm 2016 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh [2] được tóm tắt như sau ơng Ngơ Chánh Trực có địa chỉ thường trú tại 163A Lương Định Của, phường An Khánh, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh phải nộp phạt 5.000.0000 đồng để sung cơng quỹ nhà nước và phải nộp 180.000 đồng là tiền án phí hình sự sơ thẩm.
Sau khi đã nhận được Quyết định ủy thác số 121/QĐ-CCTHADS ngày 26 tháng 09 năm 2019 của Chi cục THADS Quận Phú Nhuận thì Chi cục THADS Quận 2 đã tiến hành ra Quyết định Thi hành án chủ động số 69/QĐ- CCTHADS ngày 15 tháng 10 năm 2020. Sau khi được phân công Quyết định thi hành án Chấp hành viên đã tiến hành tống đạt và xác minh tại địa chỉ trong bản án đã tuyên thì được biết địa chỉ 163A Lương Định Của, phường An Khánh, Quận 2 thuộc diện giải tỏa trắng theo quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm nên Chấp hành viên không thực hiện được việc tống đạt và sau khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án tại Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân phường An Khánh Quận 2 được biết ông Ngô Chánh Trực có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ 163A Lương Định Của, phường An Khánh, Quận 2 nhưng đã cùng gia đình di dời giải tỏa từ tháng 02/07/2002 cho đến nay đi đâu khơng rõ. Vì vậy, căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 44a về việc xác định việc chưa có
điều kiện thi hành án của LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 thủ trưởng đơn vị sẽ ra Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án vì “Chưa xác
định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng”
Như chúng ta đã biết Quận 2 có 2 phường đã giải tỏa trắng là phường Thủ Thiêm và phường An Khánh do thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây được xem là một trong những điểm yếu, bất cập lớn nhất của Quận 2. Không chỉ riêng về án phạt tiền mà các loại án khác nếu như rơi vào 2 phường này thì hầu như sẽ đưa vào diện chưa có điều kiện thi hành án. Quay trở lại với bản án bên trên, mặc dù Chấp hành viên đã xác minh được ông Trực đã cùng gia đình đi nơi khác nhưng Công an phường và Ủy ban nhân dân phường An Khánh cũng không rõ thơng tin là ơng Trực cùng gia đình chuyển đi đâu. Bên cạnh đó, ơng Trực vẫn cịn hộ khẩu thường trú tại phường An Khánh, Quận 2 nên Chi cục THADS Quận 2 phải ra Quyết định chưa có điều kiện thi hành án đối với các khoản phải thi hành của ơng Trực.
Để giải thích cho việc mặc dù đã di dời giải tỏa đi nơi khác nhưng vẫn còn hộ khẩu thường trú tại phường An Khánh, Quận 2 thì theo lời ơng Nguyễn Ngọc Miên Thụy, Phó chủ tịch phường An Khánh nói: “Dân chúng tơi hiện ở tứ tán khắp nơi, tại TPHCM cũng có mà ở Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương cũng có… Sau quá trình giải tỏa, hiện trên địa bàn phường chỉ cịn lại hơn 10 hộ thơi. Tuyệt đại đa số dân nhận tiền đền bù xong tự tìm đất, tìm nơi sinh sống. Tuy vậy, theo thơng tin tơi nắm được thì hàng ngàn hộ dân tuy đã giải tỏa khỏi phường nhưng vẫn giữ nguyên hộ khẩu phường An Khánh. Nguyên do tâm lý người dân muốn giữ hộ khẩu TPHCM vì chính sách của thành phố cũng nhiều ưu đãi hơn các tỉnh. Nhiều người cũng hy vọng sau này trở về được An Khánh”[1]
+ Bản án thứ hai:
Bản án số 14/2020/HS-ST ngày 14 tháng 02 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An [3] được tóm tắt như sau ơng Bùi Văn Khanh có địa chỉ cư trú tại số 484B, khu phố 1, phường Bình Trưng Tây, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh bị xử phạt số tiền 35.000.000 đồng và phải chịu án phí hình sự sơ thẩm 200.000 đồng.
Sau khi nhận được Quyết định ủy thác thi hành án số 42/QĐ- CCTHADS ngày 20 tháng 03 năm 2020 của Chi cục THADS huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An Chi cục THADS Quận 2 đã tiến hành ra Quyết định thi hành án số 814/QĐ-CCTHADS ngày 16 tháng 04 năm 2020. Chấp hành viên đã tiến hành tống đạt và xác minh tại Công an nhân dân và Ủy ban nhân dân phường Bình Trưng Tây theo địa chỉ cư trú mà bản án đã tuyên thì được biết ơng Bùi Văn Khanh có hộ khẩu thường trú tại số 484B khu phố 1, phường Bình Trưng Tây Quận 2 nhưng thực tế địa bàn khơng có địa chỉ trên và ông Khanh không thực tế cư trú tại địa phương, ông Khanh chuyển đi đâu không rõ nơi cư trú mới. Vì vậy, căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 44a về việc xác định việc chưa có điều kiện thi hành án của LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 thủ trưởng đơn vị sẽ ra Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án vì “Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người
chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng”
Vấn đề của bản án này chính là phần địa chỉ của đương sự. Như đã nêu bên trên phần địa chỉ mà bản án cung cấp thiếu một thứ rất quan trọng đó chính là tên đường. Việc bản án cung cấp thông tin thiếu tên đường là chuyện rất hay xảy ra trên thực tế và điều này gây rất khó khăn trong công tác thi hành án. Nếu như địa chỉ được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác thì Chấp hành viên hoặc Thư ký thi hành án có thể chạy một mạch đến địa chỉ đó và tiến hành tống đạt, xác minh sẽ rất nhanh còn đằng này lại thiếu đi tên đường. Trên thực tế để thi hành bản án này Chấp hành viên đã mất rất nhiều
thời gian, công sức và phải liên hệ đến rất nhiều người để có thể ra được kết quả xác minh như đã nêu bên trên. Sau khi xác minh thì được biết rằng địa chỉ trên là địa chỉ cũ hiện tại đã thay đổi tất cả các số bản thân Công an khu vực và ban điều hành khu phố cũng không rõ địa chỉ 484B, khu phố 1, phường Bình Trưng Tây, Quận 2 là nằm ở đâu.
Tóm lại, việc bản án cung cấp địa chỉ thiếu các phần thông tin như tên đường, số nhà là việc không hiếm gặp nhưng việc này lại gây ra rất nhiều khó khăn cho cơng tác THADS. Đây cũng là một trong số những hạn chế trong cơng tác thi hành án vì khi gặp phải những bản án thiếu đi các phần thông tin quan trọng sẽ khiến cho cán bộ thi hành án phải mất rất nhiều thời gian hoặc phải liên hệ với rất nhiều người để tìm được địa chỉ của đương sự, thậm chí có nhiều trường hợp bị trễ hạn tống đạt, xác minh vì chưa tìm được địa chỉ của đương sự. Ngồi ra, cịn phải nói đến việc cập nhật thơng tin lưu trú, cư trú cũng như thay đổi số nhà của người dân trên địa bàn chưa được Ủy ban nhân dân phường và Công an phường thực hiện một cách sát sao, nghiêm túc nên đơi khi gây ra khó khăn trong q trình tổ chức thi hành án.
Hai bản án trên đây là điển hình những vụ việc thi hành án phạt tiền tại Chi cục THADS Quận 2. Mặc khác, Quận 2 không phải là nơi nổi trội về các vụ án ma túy nhưng số lượng án bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung liên quan đến ma túy cũng có số lượng tăng. Qua đó cho thấy tình hình áp dụng hình phạt tiền khơng có xu hướng tăng mạnh nhưng lại không giảm đi hoặc giảm đi khơng đáng kể. Tuy nhiên, tình hình phạm tội ngày càng tinh vi, số vụ án phức tạp ngày càng nhiều nên yêu cầu đặt ra là phải nâng cao chất lượng công tác, điều tra, xét xử và quan trọng nhất là cơng tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng.
2.2.2 Các khó khăn trong công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Nếu chúng ta đi so sánh THADS với các ngành khác trong hệ thống tư pháp thì chúng ta có thể thấy THADS còn rất non trẻ vì từ năm 2008 LTHADS được ban hành thì phải đến tận năm 2014 mới được sửa đổi, bổ sung lần đầu tiên nên vẫn cịn nhiều khó khăn khi áp dụng trên thực tiễn, cụ thể tại Quận 2 như sau:
- Mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án với Ngân hàng, các tổ chức tín dụng:
Theo Điều 176 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định rất rõ trách nhiệm của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng trong công tác THADS. Căn cứ vào điều luật này các Chấp hành viên có thể phối hợp với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng trong việc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án nhằm tránh các trường hợp người phải thi hành án có tiền trong tài khoản của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng nhưng cố tình khơng thực hiện nghĩa vụ và muốn tẩu tán tài sản.
Trước đây, Luật THADS năm 2004 quy định Chấp hành viên chỉ được phong tỏa tài khoản khi hết thời gian tự nguyện thi hành án. Tuy nhiên, nếu hết thời gian tự nguyện thi hành án thì người phải thi hành án đã có thể tẩu tán hết số tiền trong tài khoản nên Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã có sự thay đổi tích cực trong việc Chấp hành viên có thể phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình thi hành án khi có căn cứ xác định rằng có tiền trong trong tài khoản của người phải thi hành án phạt tiền.
Trên thực tế, việc phối hợp giữa cơ quan thi hành án và các Ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa thật sự chặt chẽ và vẫn còn tách bạch. Việc phối hợp khơng chặt chẽ đó được thể hiện rõ nhất khi các Ngân hàng, tổ chức tín dụng nhận được công văn xác minh về điều kiện thi hành án và phong tỏa tài khoản
đối với người phải thi hành án phạt tiền của cơ quan thi hành án, thay vì phúc đáp cơng văn và cung cấp các thông tin cần thiết cũng như thực hiện việc phong tỏa tài khoản đối với tài khoản của ngưởi phải thi hành án thì đằng này các Ngân hàng, tổ chức tín dụng lại thông báo cho “Khách hàng” chính là người phải thi hành án rút hết số tiền trong tài khoản để tránh bị cơ quan thi hành án khấu trừ tiền trong tài khoản. Từ đó, dẫn đến nhiều vụ việc người phải thi hành án tẩu tiền trong tài khoản và trốn tránh nghĩa vụ thi hành làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thi hành án.
- Về việc phối hợp giữa cơ quan thi hành án và cơ quan Công an trong công tác thi hành án phạt tiền:
Công an nhân dân là một trong những cơ quan giữ vai trò quan trọng trong suốt q trình THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng. Ta có thể thấy trong q trình tác nghiệp cơ quan thi hành án phải phối hợp rất nhiều với cơ quan Công an. Hai thủ tục quan trọng mà cơ quan thi hành án cần phải có sự giúp đỡ của cơ quan Cơng an đó chính là Xác minh điều kiện thi hành án và Cưỡng chế thi hành án.
Đối với việc xác minh điều kiện thi hành án, đây là bước quan trọng vì kết quả xác minh là định hướng vụ án cho Chấp hành viên. Cơ quan thi hành án sẽ phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh về nhân thân, nơi cư trú của ngươi phải thi hành án phạt tiền. Tuy nhiên, trên thực tế việc Chấp hành viên tiến hành xác minh tại cơ quan Cơng an thì hầu như phải chờ rất nhiều ngày mới nhận lại kết quả và mặc dù đã cung cấp các thông tin cần phải xác minh cho cán bộ Công an nhưng khi nhận được kết quả chỉ có vài dịng chữ và những thơng tin đó đơi khi khơng thật sự có ích cho việc thi hành án. Ngoài việc chậm trễ về thời gian đôi khi các Chấp hành viên còn phải chịu những thái độ khơng nhiệt tình từ các cán bộ công an trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án.
Đối với Cưỡng chế thi hành án thì cơ quan Cơng an là một lực lượng không thể thiếu, nhất là đối với các vụ việc có tính chất phức tạp, người phải thi hành án có sự chống đối quyết liệt, gây cản trở cho quá trình cưỡng chế thi hành án, hầu như việc cưỡng chế nào cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến tình an ninh, chính trị tại địa phương. Vì vậy, để hạn chế tình trạng đó Bộ Tư Pháp và Bộ Công An đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/03/2012 quy định cụ thể việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong THADS. Theo đó, LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã có quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của Bộ Công An trong THADS là chỉ đạo cơ quan Công an bảo vệ cưỡng chế thi hành án.Tuy nhiên, trên thực tế vẫn cịn nhiều vướng mắc trong cơng tác phối hợp với cơ quan Công an trong việc bảo vệ cưỡng chế thi hành án, điển hình nhất là cơ quan Cơng an chưa thật sự nhiệt tình, đơi khi dẫn đến tình trạng xáo trộn nơi cưỡng chế thi hành án, người phải thi hành gây cản trở cưỡng chế thi hành án nhưng cơ quan Cơng an lại khơng xử lý được tình trạng này vì lo sợ phải chịu trách nhiệm.