Trình tự, Nội dung và ý nghĩa áp dụnghình phạt tù có thời hạn:

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 26 - 41)

1.2.1.Trình tự áp dụng hình phạt tù có thời hạn:

1.2.1.1.Xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết vụ án liên quan đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

Để áp dụng hình phạt được đúng đắn, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, đạt được mục đích hình phạt đặt ra, việc đầu tiên là Tịa án phải xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết của vụ án là căn cứ để quyết định hình phạt. Các tình tiết cần phải chứng minh để áp dụng hình phạt bao gồm:

- Tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm thực hiện cần được xác định.

Tòa án dựa vào căn cứ để xác định được loại và mức hình phạt trong phạm vi khung hình phạt đã xác định. Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội là căn cứ khách quan có ý nghĩa cơ bản trong việc quyết định xử lý cụ thể nhằm bảo đảm sự tương xứng giữa hình phạt và tội phạm. Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố sau: Tính chất của hành vi phạm tội (hành vi, công cụ, phương tiện, thủ đoạn, cách thức sử dụng cơng cụ, phương tiện, hình thức thực hiện, đồng phạm (phạm tội có tổ chức hay đồng phạm thường); Mức độ thực hiện tội phạm; Chuẩn bị hay đã thực hiện tội phạm (chưa đạt hay đã hoàn

thành); Tính chất, mức độ hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho các quan hệ xã hội; Thái độ chủ quan (lỗi, động cơ, mục đích, ý thức quyết tâm phạm tội); Hoàn cảnh, nguyên nhân, điều kiện phạm tội…

Trong quá trình quyết định hình phạt, Bản án cần phải thể hiện rõ hành vi phạm tội của bị cáo đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm như: hành vi phạm tội của bị cáo đã xâm phạm tới quan hệ xã hội nào được luật hình sự bảo vệ; Hành vi phạm tội của bị cáo được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động, mức độ quyết liệt của hành vi phạm tội của bị cáo đến đâu, bị cáo phạm tội với lỗi cố ý hay vô ý, nhận thức của bị cáo về hành vi phạm tội của mình và hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo ra sao. Để có cơ sở đưa ra kết luận Hội đồng xét xử cũng cần xem xét xuyên suốt các giai đoạn tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử như xéttính hợp pháp của quyết định khởi tố trong quá trình thu thập tài liệu chứng cứ của cơ quan Điều tra, căn cứ pháp luật được nêu trong nội dung bản Cáo trạng của Viện kiểm sát và cả lời trình bày của người bào chữa, người bị hại.

Qua thực tiễn xét xử hiện nay, các Tòa án thường chỉ nhận định chung chung về hành vi phạm tội của bị cáo, trong bản án chỉ nêu về nhân thân người phạm tội, về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để cho rằng bị cáo có hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng khơng nêu được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội như thế nào một cách rõ ràng cụ thể.Do đó, có nhiều trường hợp Tịa án do khơng đánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nên đã quyết định áp dụng phạt khơng chính xác, có bản án kết tội quá nặng hoặcbản án kết tội quá nhẹ, mặc dù đã nêu được hết các tình tiết về nhân thân người phạm tội, về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015: “Những hành vi tuy có

dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.[31]. Do đó, tính

chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào tất cả các yếu tố trong xã hội. Theo quy định tại Điều 9 BLHS năm 2015: “Căn cứ vào tính

bốn loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. [31].Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã

hội của hành vi phạmtội khác nhau, mức hình phạt trong một khung hình phạt cũng khác nhau dù cho người có hành vi phạm tội trong cùng một loại tội phạm.

Mức hình phạt phải khác nhau dù trong cùng một khung hình phạt vì do tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi hành vi phạm tội là khác nhau.Khi quyết định áp dụng hình phạt, cần phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong cùng một khung hình phạt, nếu xác định khơng đúng khung hình phạt sẽ xác định sai các quy phạm pháp luật cần áp dụng.Do đó, khi cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cần phải xem xét một cách tồn diện các yếu tố liên quan đến nó.

Các tính chất quan trọng bao gồm: khách thể bị xâm phạm,yếu tố lỗi cố ý hay vô ý do hành vi phạm tội, mục đích phạm tội, động cơphạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, nhân thân của người phạm tội.v.v. Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào tất cả các tính chất quan trọng nêu trên.Do đó, khi quyết định áp dụng hình phạt, cụ thể là cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cần phải chú trọng xem xét các yếu tố thuộc về hành vi phạm tội, hậu quả gây ra, lỗi do vô ý hay cố ý, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội. Riêng các tình tiết có liên quan đến nhân thân người phạm tội đã được quy định là một căn cứ khi quyết định hình phạt.

Khi xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể phải xuất phát từ tổng thể các tình tiết mà ở đó tội phạm cụ thể đã được thực hiện.Trong một số trường hợp các tình tiết như: thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, hậu quả, phương pháp, phương tiện thực hiện tội phạm được nhà làm luật quy định là những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.Trong những trường hợp đó, những tình tiết nói trên có ảnh hưởng ở một mức độ nhật định đến việc quyết định hình phạt. Trường hợp những tình tiết nói trên khơng được các nhà làm luật quy định là những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm thì chúng khơng có ý nghĩa đối với việc định tội danh, nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định hình phạt

đối với bị cáo.Vì vậy, trong mọi trường hợp, cần phải xác định và cân nhắc các tình tiết đó để có căn cứ đầy đủ cho việc quyết định hình phạt đối với bị cáo.

Việc quyết định hình phạt ln phụ thuộc chủ yếu vào hậu quả do tội phạm gây ra.“Trong lý luận về luật hình sự, pháp luật hình sự và thực tiễn xét xử, các hậu

quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được chia làm hai loại: Các hậu quả được quy định với tính cách là một yếu tố của cấu thành tội phạm, định khung hình phạt và các hậu quả không được quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, của khung hình phạt. Trong những trường hợp việc gây ra hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tộiphạm, định khung thì chúng khơng được coi là dấu hiệu tăng nặng. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là mức độ nghiêm trọng của hậu quả đã xảy ra khơng được tính đến khi quyết định hình phạt”.[47]. Có thể nói

hậu quả gây ra càng nghiêm trọng thì mức độ hình phạt được quyết định càng phải nghiêm khắc dù trong những điều kiện khác hay giống nhau, đây là điều cần phải lưu ý khi quyết định áp dụng hình phạt.“Các hậu quả không được pháp luật quy

định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quyết định hình phạt”.Tội phạm gây ra hậu quả bao gồm cả những thiệt hại về

vật chất lẫn những thiệt hại phi vật chất.Sự nghiêm khắc của hình phạt sẽ được quyết định phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hậu quả do tội phạm gây ra. Ngồi ra, cịn phải xác định và cân nhắc tính chất và mức độ lỗi của hành vi phạm tội do người phạm tội thực hiện, vì cùng một loại lỗi nhưng mức độ thể hiện của nó cũng khác nhau nên có ảnh hưởng khác nhau đến việc quyết định hình phạt. Lỗi do người phạm tội vơ ý vì q tự tin nguy hiểm hơn lỗi vơ ý của người phạm tội vì cẩu thả, lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tộithì nguy hiểm hơn lỗi cố ý gián tiếp, cùng là lỗi cố ý trực tiếp nhưng sự quyết tâm phạm tội của người phạm tội nguy hiểm hơn người khơng có ý thức quyết tâm phạm tội đến cùng. “Do đó, có

thể nói mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội có ảnh hưởng lớn đến mức độ lỗi của người phạm tội”.[47]. Hành vi phạm tội đã thực hiện càng nguy

hiểm thì mức độ lỗi của người có hành vi phạm tội càng lớn, nên mức hình phạt được quyết định cần phải nghiêm khắc hơn.Vấn đề này nói lên mối quan hệ trực

tiếp giữa tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện và mức độ lỗi của người phạm tội.

Động cơ, mục đích cả trong trường hợp được luật quy định là những tình tiết tăng nặng lẫn trong trường hợp luật quy định là những tình tiết giảm nhẹ, ảnh hưởng đáng kể đến mức độ lỗi và do vậy, cũng ảnh hưởng đến mức hình phạt được quyết định.Nhiệm vụ của Tòa án là phải làm sáng tỏ mục đích, động cơ của tội phạm đã thực hiện vì xét đến cùng chúng có ý nghĩa quan trọng đối với việc quyết định hình phạt. Trường hợp người phạm tội có động cơ, mục đích phạm tội gâyảnh hưởng mạnh đến trật tự xã hội, mức hình phạtbị tăng nặng, nhưng ngược lại người phạm tội có những động cơ, mục đích phạm tội khơng gây thiệt hại sẽ làm giảm nhẹ lỗi của bị cáo và tương xứng giảm nhẹ mức hình phạt.

Việc quyết định hình phạt được thực hiện sau khi tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm thực hiện cần phải được xác định, điều này có ý nghĩa rất quan trọng.Hội đồng xét xử khi xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạmđược thực hiện nhằm đảm bảo cho việc quyết định một hình phạt cơng bằng, đúng người đúng tội đối với người phạm tội.Ngoài việc xem xét một cách độc lập và tồn diện các tình tiết của vụ án, Hội đồng xét xử còn phải xem xét mối liên hệ giữa chúng với nhau trong cùng vụ án để quyết định áp dụng phạt tù có thời hạn thật phù hợp.

- Nhân thân người bị kết tội cần được xác định

Theo quy định tại Điều 50 BLHS quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tịa án

phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tộ, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nâng trách nhiệm hình sự”. [31]

Nhân thân của người phạm tội bao gồm tuổi đời, sức khỏe, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, quốc tịch, dân tộc, tơn giáo,chỗ ở, q trình làm việc, trình độ chun mơn nghiệp vụ, thành tích cũng nhưkỷ luật vàhoàn cảnh lịch sử bản thân.v.v. được gọi là các yếu tố tự nhiên và xã hội, được thể hiện trong lý lịch của người phạm tội và các tài liệu khác như Danh bản, Chỉ bản có liên quan đến nhân thân của bị can được cơ quan công an điều tra thu thập đầy đủ trong hồ sơ vụ án.Theo quy định của BLTTHS, các yếu tố về nhân thân của người phạm tội phải được các cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận đầy đủ trong hồ sơ vụ án của người

phạm tội như Cơ quan điều tra ghi rõ và đầy đủ trong quyết định khởi tố, Viện kiểm sát ghi nhận trong bản cáo trạng và của Tòa án phải ghi đầy đủ trong bản án.Nhân thân của người phạm tội cũng là một trong những căn cứ quyết định áp dụng hình phạt, nên nó rất quan trọng nếu bị bỏ sót sẽ ảnh hưởng đến việc quyết địnhhình phạt.

Các yếu tố nhân thân của người phạm tội được quy định trong BLHS,tùy theo một số trường hợp, được quy định là dấu hiệu định tội, định khung hình phạt hoặc quy định là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Khi quyết định áp dụng hình phạt cho người có hành vi phạm tội, Tòa án phải cân nhắc, xem xét một cách tồn diện, đầy đủ, chính xác để áp dụng một hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của người phạm tội.Bởi vì, trong một số trường hợp,yếu tố nhân thân người phạm tội có thể chưa đủ điều kiện theoquy định của pháp luật để được xem là yếu tốđịnh tội, định khung hình phạt hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Hội đồng xét xử khi đánh giá các yếu tố nhân thân của bị cáo, cần chú trọng xem xét các yếu tố nhân thân không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, khơng phải là yếu tố định tội hay định khung hình phạt để làm căn cứ quyết định áp dụng hình phạt.

Các đặc điểm nhân thân tác động đến việc quyết định hình phạt ở ba góc độ khác nhau: Một là những tình tiết ảnh hưởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm như tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội nhiều lần...; hai là khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội để đạt được mục đích hình phạt như tái phạm, người chưa thành niên, người già...; ba là các đặc điểm thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, sự đánh giá xã hội, sự “Trả công” của Nhà nước như nhân thân tốt, phụ nữ có thai, người bị bệnh, người được khen thưởng...

Việc xem xét yếu tố nhân thân người phạm tội nhằm làm rõ các lý do, mục đích phạm tội, môi trường sống, phong tục tập quán của người phạm tội, hồn cảnh gia đình, học vấn, nghề nghiệp và các mặt tích cực, mặt tiêu cực của người phạm tội thông qua các mối quan hệ xung quanh. Những đặc điểm, đặc tính đó ảnh hưởng

đến việc quyết định hình phạt, đến khả năng giáo dục cải tạo người phạm tội. “Những đặc điểm, đặc tính về nhân thân như sự cư xử trong cuộc sống, quan hệ với

các thành viên trong gia đình, trong xã hội, với đồng chí trong cơng tác, trong lao động, tinh thần, thái độ đối với công việc chung, đối với việc bảo vệ tài sản chung, thái độ chấp hành kỷ luật, uy tín trong tập thể, lối sống, đạo đức, tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thương binh, có người trong gia đình là liệt sĩ..”.[47]được Tịa

án cân nhắc trong quyết định hình phạt và ghi rõ, lý giải chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với việc quyết định hình phạt trong bản án.

Để đưa ra quyết định hình phạt, mức hình phạt tù phù hợp đối với hành vi phạm tội của bị cáo, Tịa án khơng chỉ cân nhắc và đánh giá các đặc điểm, đặc tính của nhân thân người phạm tội mà còn phải phải cân nhắc cả tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. “Điều đó nói lên mối quan hệ biện

chứng giữa hành vi mà tội phạm đã thực hiện và các đặc điểm, đặc tính thuộc nhân thân người phạm tội.Tuy nhiên, Tòa án phải coi trọng và lấy căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện làm căn cứ hàng đầu, quan trọng và quyết định.Tòa án phải cân nhắc nhân thân người phạm tội, tức là muốn nói đến việc cân nhắc nội dung cụ thể của nhân thân người phạm tội trong từng vụ án cụ thể. Các đặc điểm, đặc tính của nhân thân người phạm tội cụ thể bao giờ cũng có nội dung cụ thể”.[47]. Bởi vậy, trong từng vụ án, Tòa án phải xác định và

chỉ rõ những tình tiết cụ thể chứng minh mức độ nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội, bao gồm cả các đặc điểm xấu lẫn các đặc điểm tốt của người đó, tình tiết thể hiện khả năng giáo dục cải tạo của người phạm tội, tình tiết thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước ta để quyết định hình phạt đúng đắn, hợp lý, cơng bằng.

- Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cần được xác định.

Theo Điều 50 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017quy

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)