Các yếu tố tác động đến áp dụnghình phạt tù có thời hạn:

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 41)

Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn là tổng hợp các nhân tố (chủ quan, khách quan) làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng phạt tù có thời hạn. Các yếu tố tác động đến hoạt động áp dụng phạt tù có thời hạn, gồm:

- Sự thay đổi trong chính sách pháp luật.

Hệ thống pháp luật hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Bộ Luật hình sự và các quy phạm pháp luật khác có liên quan có chất lượng về mặt giá trị pháp lý là điều kiện bảo đảm hàng đầu cho việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn.Khi Hội đồng xét xử quyết định hình phạt phải dựa vào các quy phạm pháp luật để làm căn cứ pháp lý cho việc áp dụng hình phạt. Vì vậy, nếu các quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản khác có liên quan đầy đủ, đồng bộ tạo điều kiện cho hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn được chính xác, đúng tội, đúng pháp luật. Ngược lại, các quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản khác có liên quan không đầy đủ, chồng chéo nhau, mâu thuẫn trùng lặp, khơng có tính khả thi ảnh hưởng rất lớn đến hoạt đồng áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Vì vậy việc hồn thiện nâng cao chất lượng lượng hệ thống pháp luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự và các quy phạm pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo việc áp dụng phạt tù có thời hạn là yêu cầu cấp thiết được đặt ra.

Ngoài các Bộ luật, Luật hoặc Pháp lệnh, hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao, Thơng tư liên tịch cũng có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm thống nhất áp dụng pháp luật vào việc giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm chất lượng áp dụnghình phạt tù có thời hạn của Tịa án.

Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ở tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, với ý thức pháp luật của nhân dân, nhất là chính sách hình sự của Nhà nước ta có tính khả thi. Vì vậy, tính đúng đắn, phù hợp, khả thi về mặt nội dung, hợp lý về kỷ thuật lập pháp…,ln là tiêu chí ban hành các văn bản pháp luật nói chung, các văn bản là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hìnhphạt tù có thời hạn của Tịa án nói riêng.

- Năng lực, trình độ, phẩm chất của các chủ thể áp dụng hình phạt tù có thời

hạn trong xét xử các vụ án hình sự.

Để hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn được khách quan, tồn diện, đúng pháp luật, ngoài hệ thống pháp luật hồn chỉnh thì nhân tố có ý nghĩa quyết định đến hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn là các Thẩm phán và Hội thẩn

nhân dân làm nhiệm vụ trực tiếp xét xử. Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người có hành vi phạm tội sẽ bảo đảm đúng pháp luật nếucác Thẩm phán và Hội thẩn nhân dân có hiểu biết sâu sắc về pháp luật, có trình độ năng lực chun mơn nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt. Trái lại, nếu trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán và Hội thẩn nhân dân bị hạn chế, yếu kém, bản lĩnh thiếu vững vàng thì chất lượng trong hoạt động xét xử nói chung và hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn nói riêng cụ thể là bản án sẽ thiếu chính xác và cơng bằng, khơng đạt được mục đích của hình phạt.

- Quan hệ phối hợp và quy chế phối hợp liên ngành đạt hiệu quả giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Khi các cơ quan tiến hành tố tụng hoạt động nhằm mục đích giải quyết vụ án hình sự phải thực hiện các quy định của BLTTHS theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt từgiai đoạn điều tra cho đến truy tố và cuối cùng là giai đoạn xét xử.Ở mỗi giai đoạn Nhà nước trao quyền cho một cơ quan nhất định: cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra, bản cáo trạng là quyết định truy tố của Viện kiểm sát, Tòa án tiến hành xét xử vụ án kết luận hành vi phạm tội hay không phạm tội. Mỗi cơ quan có chức trách quyền hạn khác nhau nhưng đều chung mục đích là xác định sự thật vụ án. Vì vậy để đảm bảo giải quyết tốt vụ án hình sự, đưa ra quyết định áp dụng hình phạt tù có thời hạn đúng đắn, khách quan, hợp pháp của các hoạt động và văn bản tố tụng của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, đồng thời phải phối hợp chặt chẻ với các cơ quan đó để quyết vụ án nhanh chóng, theo đúng quy định của pháp luật. Ngược lại nếu các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đều thể hiện quyền của riêng mình, khơng phối hợp nhịp nhàng sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án của Tòa án trong việc đưa ra các quyết định của mình.

Kết luận chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã đạt được các kết quả:

Lý luận về áp dụnghình phạt tù có thời hạn, cụ thể là phân tích khái niệm áp dụnghình phạt tù có thời hạn (định nghĩa và đặc điểm của áp dụng hình phạt tù có thời hạn); phân tích ý nghĩa của áp dụnghình phạt tù có thời hạn; các ngun tắc áp dụng hình phạt tù có thời hạn; nội dung và ý nghĩa áp dụnghình phạt tù có thời hạn; các yếu tố tác động đến áp dụnghình phạt tù có thời hạn.

Một trong những nội dung quan trọng của đề tài là nghiên cứu lý luận về áp dụng hình phạt.Việc nghiên cứu này sẽ là cơ sởcho nội dung nghiên cứu ở chương II, phần các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về áp dụng hình phạt. Áp dụng hình phạt tù có thời hạn có quy trình hoạt động theo một trình tự cụ thể thống nhất đúng quy định về nội dung và hình thức.Theo quy định về nội dung,Tịa án áp dụnghình phạt tù có thời hạn căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự và trình tự, thủ tục áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội, Tòa án phải thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Qua nghiên cứu áp dụng hình phạt tù có thời hạn, bản thân nhận thấy được mục đích và ý nghĩa quan trọng trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn, Một, đó là áp dụng hình phạt tù có thời hạn có ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị, xã hội và hệ thống pháp luật Việt Nam.Hai, là mục đích giáo dục cải tạo và phòng ngừa tội phạm. Đồng thời được hiểu rõ hơn các yếu tố tác động trong việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn: Về sự thay đổi chính sách pháp luật, yếu tố năng lực, trình độ, phẩm chất của các chủ thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong xét xử các vụ án hình sự, yếu tố chính sách đãi ngộ, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xét xử và mối quan hệ phối hợp và quy chế phối hợp liên ngànhđạt hiệu quả giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Giáo dục người phạm tội có ý thức tuân theo pháp luật và quy tắc của cuộc sống, phịng ngừa họ phạm tội mớiđó chính là mục đích chủ yếu của áp dụnghình phạt tù có thời hạn.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CĨ THỜI HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN GỊ VẤP

2.1. Khái qt tình hình tội phạm xảy ra ở quận Gị Vấp;Việc thụ lý, xét xử liên quan đến áp dụng hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận Gị vấp, thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Khái quát về tội phạm ở quận Gò Vấp

Quận Gị Vấp nằm ở phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có địa giới hành chính, phía đơng giáp quận Bình Thạnh và Quận 12, phía tây và phía bắc giáp Quận 12, phía nam giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, với tổng diện tích tự nhiên

của quận là 19,74km2, gồm 16 phường và 491.122 nhân khẩu. Là cửa ngõ nối liền

trung tâm thành phố với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh... qua trục lộ Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, xa lộ Đại Hàn, tiếp cận phi trường Tân Sơn Nhất và đường xe lửa bắc Nam. Tuy có một diện tích đất đai tương đối lớn - đứng hàng thứ ba trong 12 quận nội thành của thành phố nhưng Gò Vấp lại là nơi mà đất đai quân sự chiếm một tỉ trọng khá lớn 329,3ha, nhiều căn cứ quân sự hậu cần phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn đã được xây dựng trước đây.

Ngoài ra vốn là một quận ven nội thành nên diện tích đất nơng nghiệp cũng chiếm một tỉ trọng khơng nhỏ, quận Gị Vấp có quỹ đất lớn so với các quận khác.Từ những năm 80, quận Gò Vấp được xem là một quận có tốc độ đơ thị hóa cao của Thành phố Hồ Chí Minh, q trình đơ thị hóa q nhanh đã làm cho quận Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Cụ thể, năm 1976 quận Gị Vấp có 144 ngàn dân thì năm 1995 đã có 223 ngàn người, năm 2000 là 231 ngàn, năm 2003 là 413 ngàn và năm 2004 là 455 ngàn người. Tính từ năm 1980 đến năm 2003, dân số của quận Gò Vấp tăng 2,87lần, trung bình tăng mỗi năm13,66%. Theo thống kê vào năm 2019 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số quận GịVấp là 602.180 người. Đây là quận đông dân thứ 2 của thành phố (sau quận Bình Tân), tập trung nhiều thành phần dân cư từ các tỉnh thành trong nước đến làm ăn, sinh sống, phần lớn là người dân lao động với

đời sống cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật còn một số hạn chế, nhiều vụ việc người dân vi phạm do thiếu hiểu biết về pháp luật. Cho nêntrên địa bàn quận Gị Vấp,tình trạng mất trật tự an ninh xã hội thường xuyên xảy ra và tội phạm theo đó ngày càng tăng.

Từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2020, số vụ án TAND quận Gò Vấp phải giải quyết là 1.399 vụ với 2038 bị cáo. Trong đó, tội phạm thường thực hiện hành vi phạm tội thuộc các tội sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 86 vụ;Tội cướp giật tài sản 132 vụ; Tội trộm cắp tài sản 395 vụ; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 42 vụ; Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 26 vụ; Tội tàng trữ trái phép chất ma túy 208 vụ; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy 249 vụ; Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 27 vụ; Tội đánh bạc 69 vụ; Tội cướp tài sản 38 vụ. Điễn hình là một số loại tội phạm ngày càng tăng, như:Tội trộm cắp tài sản, Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy,Tội cướp giật tài sản,Tội đánh bạc, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

2.1.2. Khái quát kết quả thụ lý, xét xử của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp.

Tòa án nhân dân quận Gị Vấp hiện có: tổng biên chế được giao là 60 người (trong đó có 40 Thẩm phán; 01 Thẩm tra viên; 19 Thư ký); Hàng năm, nhân sự của TAND quận Gò Vấp đều thực hiện theo lệnh điều động, chuyển đổi vị trí cơng tác, làm quy trình đề nghị và được Chánh án TANDTC bổ nhiệm và bổ nhiệm lại đối với các thẩm phán trung cấp và sơ cấp. Bên cạnh đó, cơng tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Tịa án quận Gị Vấp nói riêng cũng được quan tâm, chú trọng. Trong những năm gần đây, Đảng bộ của ngành Tòa án cũng như Đảng bộ của quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo về mặt chính trị, bồi dưỡng, đào tạo thạc sĩ và bồi dưỡng cả chun mơn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chính trị và trình độ giải quyết án cho các cán bộ cơng chức. Tịa án nhân dân quận Gị Vấpln thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương và nhiệm vụ chun mơn, cịn phải ln quan tâm và bảo đảm đầy đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác xét xử. Bên cạnh đó, Tịa án nhân

dânquận Gò Vấp còn cùng đồng hành với Tòa án cấp trên Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là tiếp tục cải cách tư pháptheo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp.

Với sự quan tâm, chỉ đạo của Tòa án cấp trênlà Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tịa án nhân dân quận Gị Vấp đã phối hợp chặt chẽ với Đảng bộ, ban nghành trong quận.Dù có nhiều khó khăn nhưng Tịa án nhân dân quận Gị Vấp đã hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đó là kết quả của một Tịa án nhân dân quận Gò Vấp, làcủa một tập thể lãnh đạo và của tập thể cán bộ, cơng chức với sự đồn kết,với tinh thần trách nhiệm cao và ý chí quyết tâm cùng nhau thực hiện nhiệm vụ. Theo Bản báo cáo kết quả giải quyết án hàng năm (năm 2016 đến năm 2020) của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, số liệu thụ lý, số liệu xét xử các vụ án hình sự được thể hiện qua bảng tổng hợp số liệu sau:

Bảng 2.1: Số lượng các vụ án, bị cáo đã thụ lý của các TAND quận Gị Vấp

Đơn vị tính: Vụ án, bị cáo

STT Năm Số liệu thụ lý Ghi chú

Vụ án Bị cáo 1 2016 372 556 2 2017 329 493 3 2018 275 375 4 2019 239 358 5 2020 189 268

(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND Gò Vấp)

Qua bảng số liệu thống kê chúng ta thấy:

- Năm 2016,Tòa án nhân dân quận Gò Vấp thụ lý 372 vụ án hình sự, với tổng số 556 bị cáo;

-Năm 2017, Tòa ánnhân dân quận Gị Vấp thụ lý 329 vụ án hình sự với tổng số 493 bị cáo;

-Năm 2018, Tòa ánnhân dân quận Gị Vấp thụ lý 275 vụ án hình sự với tổng số 375 bị cáo;

- Năm 2019, Tòa án nhân dân quận Gò Vấp thụ lý 239 vụ án hình sự với tổng số 358 bị cáo.

- Năm 2020,Tòa án quận Gị Vấp thụ lý 189 vụ án hình sự với tổng số 268 bị cáo; Bảng số liệu trên cho thấy, so với các năm 2016, 2017, số bị cáo phạm tội ở những năm 2018, 2019 và 2020 có giảm nhiều.

Bảng 2.2: Số liệu kết quả xét xử của các TAND quận Gò Vấp

Đơn vị tính: Vụ án, bị cáo

STT Năm Tổng số giải quyết Ghi chú

Vụ án Bị cáo 1 2016 369 550 2 2017 329 493 3 2018 261 348 4 2019 239 358 5 2020 189 268

(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND Gò Vấp)

Qua số liệu tổng hợp, phân tích cho chúng ta thấy trong thời gian 05 năm (từ năm 2016 đến năm 2020) Tòa án nhân dân quận Gò Vấp đã xét xử 1.387 vụ, với 2017 bị cáo, cụ thể như sau:

- Năm 2016, Tòa án nhân dân quận Gò Vấp giải quyết 369 vụ án hình sự, với 550 bị cáo.

- Năm 2017, Tòa án nhân dân quận Gị Vấp giải quyết 329 vụ án hình sự, với 493 bị cáo.

- Năm 2018, Tòa án nhân dân quận Gị Vấp giải quyết 261 vụ án hình sự, với 348 bị cáo.

- Năm 2019, Tòa án nhân dân quận Gị Vấp giải quyết 239 vụ án hình sự, với 358 bị cáo.

- Năm 2020, Tòa án nhân dân quận Gị Vấp giải quyết 189 vụ án hình sự, với 268 bị cáo.

Qua số liệu xét xử các vụ án hình sự tại Tịa án nhân dân quận Gò Vấp trong thời gian 5 năm (từ năm 2016 đến năm 2020), cho thấy với số lượng án thụ lý nhiều, tỷ lệ giải quyết cao, có năm khơng có án tồn. Như vậy, Tịa án nhân dân quận Gò Vấp đã kịp thời đưa ra xét xử các vụ án hình sự, hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Bảng 2.3: Số liệu các tội tội phạm thường xảy ra Đơn vị tính: Vụ án Đơn vị tính: Vụ án STT Tội danh Số thụ lý theo năm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Tội trộm cắp tài sản 75 86 59 50 45 2 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy 20 15 55 65 36

3 Tội cố ý gây thương

tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác

15 25 15 21 10

4 Tội cướp giật tài sản 25 27 24 25 15

5 Tội lừa đảo chiếm đoạt

tài sản

11 9 5 7 4

6 Tội lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản

8 10 4 3 4

7 Tội đánh bạc 18 28 13 15 12

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)