So sánh ántreo với một số chế định khác

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN (Trang 34 - 38)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁPDỤNG ÁNTREO

1.3. So sánh ántreo với một số chế định khác

Án treo là một chế định pháp lý hình sự mà khơng phải quốc gia nào cũng có quy định. Từ lý luận và thực tiễn áp dụng án treo ở nước ta trong những năm vừa qua cũng như hiện nay thì cũng đã có rất nhiều quan điểm, quan niệm khác nhau về chế định án treo. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách chính xác, tồn diện, sâu rộng về chế định này là rất cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, góp phần đem đến một cách hiểu đúng đắn, tồn diện và thống nhất trong lý luận cũng như trong thực tế áp dụng án treo. Trong đó cần phân biệt chế định án treo với một số chế định có điểm tương đồng dễ gây hiểu lầm như:

1.1.3.1. So sánh án treo với hình phạt cải tạo khơng giam giữ

Để hiểu được bản chất và nắm vững được chế định án treo trong luật hình sự, thì một điều quan trọng là cần phải có sự phân biệt giữa chế định án treo và hình phạt cải tạo khơng giam giữ - một loại hình phạt chính trong hệ thống hình phạt.

Thứ nhất: Những điểm chung:

Giữa án treo và cải tạo khơng giam giữ có điểm chung đầu tiên là cả hai đều không bắt người bị kết án cách ly ra khỏi cộng đồng, xã hội mà buộc người bị kết án phải tự giáo dục, cải tạo tại gia đình dưới sự quản lý, giám sát giáo dục của chính quyền địa phương.

Ngoài ra người bị án treo và cải tạo khơng giam giữ đều có thể bị Tịa án áp dụng thêm các loại hình phạt bổ sung. Các hình phạt bổ sung này đều được quy định trong Bộ luật hình sự.

Thứ hai: Những điểm khác nhau

+ Xét về bản chất án treo không phải là một loại hình phạt tù mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện đối với người phạm tội, cịn cải tạo khơng giam giữ lại là một loại hình phạt chính nằm trong hệ thống hình phạt theo quy định của luật hình sự.

Trong q trình xét xử, Tịa án quyết định người phạm tội được hưởng án treo hay không phải tiến hành qua các bước sau đây: Quyết định một mức hình phạt đối với người phạm tội tương ứng phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội (mức hình phạt từ đối với họ là phải từ ba năm trở xuống) và tiếp theo là: Hội đồng xét xử đánh giá, xem xét, đối chiếu với các điều kiện cụ thể để quyết định có cho hưởng án treo hay khơng và khi thấy thỏa mãn các điều kiện thì quyết định cho hưởng án treo, nói cách khác thì để quyết định cho hưởng án treo thì tịa án tiến hành qua hai bước: Bước 1 quyết định hình phạt đối với người phạm tội và Bước 2 quyết định cho người phạm tội hưởng án treo hay khơng?

Đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ thì khi quyết định cho người phạm tội bị cải tạo không giam giữ Hội đồng xét xử chỉ cần xem xét đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội rồi trực tiếp quyết định ln có áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với người phạm tội hay không?

+ Về điều kiện áp dụng: Cải tạo không giam giữ là một loại hình phạt nằm trong hệ thống hình phạt chính của BLHS chỉ áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, cịn án treo có thể được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và trong nhiều trường hợp khác khi mức hình phạt tổng hợp của nhiều tội mà từ 3 năm trở xuống cũng có thể xem xét cho người phạm tội hưởng án treo. Nghĩa là phạm vi áp dụng án treo trên thực tế rộng hơn phạm vi áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ và áp dụng án treo có mức độ nghiêm khắc hơn áp dụng cải tạo không giam giữ.

+ Về hậu quả pháp lý, trong thời gian thử thách nếu người đang được hưởng án treo phạm tội mới thì hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu rất nặng nề. Đó là: Họ phải chịu tổng hợp hình phạt của cả hai bản án bao gồm hình phạt của lần phạm tội trước cộng với hình phạt của lần phạm tội mới.

Đối với người bị áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ nếu họ phạm tội mới trong thời gian đang chấp hành hình phạt, thì họ chỉ phải chịu phần thời gian cịn lại của hình phạt cải tạo khơng giam giữ nhưng chuyển thành hình phạt tù (theo nguyên tắc chuyển ngày cải tạo khơng giam giữ thành hình phạt tù, cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ thành 01 ngày tù) rồi tổng hợp lại theo nguyên tắc tổng hợp hình phạt chung (Điều 56 BLHS).

Người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ thì có thể bị khấu trừ một phần thu nhập của bản thân họ để sung công quỹ nhà nước cụ thể của mức khấu trừ thu nhập này là từ 5% đến 20%. Quy định này không áp dụng đối với người phạm tội hưởng án treo mà người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền. Như vậy, giữa án treo và cải tạo không giam giữ bên cạnh điểm giống nhau cũng có sự khác biệt rất rõ nét.

Như vậy, có thể thấy rằng án treo thể hiện là một chế định pháp lý hình sự khoa học và tiến bộ, biểu hiện cụ thể của nguyên tắc trừng trị kết hợp với khoan hồng, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo trong những quy định của hệ thống pháp luật hình sự ở nước ta.

1.1.3.2. So sánh án treo với tha tù trước thời hạn có điều kiện

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một chế định mới được quy định trong BLHS 2015 sửa đổi 2017 đã thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo và chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với người phạm tội.

Chế định án treo và tha tù trước thời hạn có điều kiện có điểm giống nhau cơ bản là: đều do Tịa án nhân dân quyết định; có thời gian thử thách; người được hưởng án treo, người được tha tù trước hạn có điều kiện đều được giao cho Chính quyền địa hương nơi cư trú, cơ quan làm việc quản lý giáo dục; được rút ngắn thời gian thử thách; họ đều phải chịu chế tài nghiêm khắc khi phạm tội, vi phạm pháp luật trong thời gian thử thách;

Về thẩm quyền: Tha tù trước thời hạn có điều kiện do TAND cấp Tỉnh

quyết định theo đề nghị của các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh nơi quản lý phạm nhân thông qua phiên họp. Án treo do HĐXX quyết định trực tiếp tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm

Về đối tượng: Đối tượng được tha tù trước thời hạn có điều kiện là

phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 66, Điều 106 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối tượng được hưởng án treo khi có đầy đủ những điều kiện theo quy định của BLHS như về tổng mức hình phạt khơng q ba năm, nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 15 BLHS

Về hậu quả pháp lý: Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện

chưa chấp hành xong bản án, chỉ thay đổi hình thức chấp hành án từ trong các cơ sở giam giữ sang quản lý tại cộng đồng dân cư trong thời gian còn lại của bản án (gọi là thời gian thử thách). Sau khi được ra khỏi cơ sở giam giữ, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã…) cho đến khi hết thời hạn chấp hành thời gian thử thách, họ sẽ được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù.

Tóm lại: Trên cơ sở chế định án treo quy định trong các sắc lệnh và các BLHS nêu trên, chúng ta thấy được tư duy của các nhà làm luật trong việc xây dựng chế định án treo là: Đi từ nhận thức án treo là hình thức xử lý nhẹ hơn án tù, án treo là biện pháp hỗn hình có điều kiện, án treo là biện pháp tạm đình chỉ thi hành án đến nhận thức án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, khơng coi án treo là hình phạt; mà án treo là sự thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng, hướng thiện trong đường lối lãnh đạo của Đảng về chính sách pháp luật hình sự Việt Nam.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)