Các yếu tố tác động đến hiệu quả ápdụng đúng ántreo

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN (Trang 68 - 72)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁPDỤNG ÁNTREO

3.1. Các yếu tố tác động đến hiệu quả ápdụng đúng ántreo

3.1.1. Yếu tố khách quan

3.1.1.1. Về kinh tế

Yếu tố tác động đầu tiên và quan trọng nhất hiện nay tác động đến hiệu quả của áp dụng án treo nói riêng và áp dụng pháp luật nói chung chính là yếu tố kinh tế. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh, ổn định và vững chắc sẽ tạo ra những tác động tích cực đến hoạt động này.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng của đất nước ta đòi hỏi hệ thống các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân càng phải được đề cao và tơn trọng hơn bao giờ hết. Từ đó yêu cầu tư duy áp dụng pháp luật cởi mở hơn, thoáng hơn mang lại hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn cao hơn. Quá trình vận động, phát triển và thay đổi của nền kinh tế thị trường trong điều kiện mới sẽ tác động một cách sâu sắc đến đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật hình sự nói chung và đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân khi tiến hành xét xử nói riêng. Ngồi ra, đội ngũ cán bộ ban hành chính sách pháp luật hình sự nói chung và người phạm tội được hưởng án treo nói riêng cũng chịu sự tác động nhất định. Đó là khi nền kinh tế phát triển, đời sống cán bộ áp dụng pháp luật được đãi ngộ đầy đủ, no ấm thì họ sẽ n tâm cơng tác, hạn chế tiêu cực, chỉ hướng về một mục tiêu là áp dụng đúng pháp luật; hay khi người dân ít thiếu thốn, khó khăn thì nhận thức cao hơn, tỷ lệ phạm tội giảm đi hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm cao hơn.

Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ nhiều mối quan hệ mới, nhiều tội phạm mới với những thủ đoạn rất tinh vi xuất hiện: Tội phạm tham nhũng như tội phạm đưa và nhận hối lộ biến

tướng dưới nhiều hình thức: Thăm hỏi, tặng quà các dịp lễ, tết với giá trị rất lớn… làm cho vật chất chi phối lương tâm và nhân cách của con người; nảy sinh ra những quan hệ “bẩn”, con người “bẩn” và đồng tiền “bẩn”… và trong nhiều trường hợp, nó chi phối tính chính xác của việc áp dụng án treo trong thực tiễn, khi mà Hội đồng xét xử áp dụng án treo khơng chính xác do bị chi phối về lợi ích kinh tế - tức là bị mua chuộc, lôi kéo bằng vật chất.

Tóm lại, tất cả những yếu tố này đã, đang và tác động một cách trực tiếp lẫn gián tiếp đến hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng án treo nói riêngít nhiều làm giảm đi hiệu quả của cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian tới.

3.1.1.2. Về chính trị

Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước cũng như trên địa bàn cả nước thời gian qua đã có nhiều tiến bộ; đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của pháp luật về hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp, thi hành án, luật sư, công chứng, giám định tư pháp theo đúng chủ trương, định hướng lớn nêu trong Chiến lược cải cách tư pháp. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là không ngừng cải cách hệ thống tư pháp để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực hiện tốt chức năng quản lý của nhà nước. Do đó, trong thời gian tới, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật mà trọng tâm là hoạt động xét xử của Tịa án.

Chính vì vậy, để đáp ứng u cầu của cơng cuộc cải cách tư pháp của đất nước, thời gian tới các cơ quan tư pháp của Bình Phước cần tăng cường tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, bổ sung cương lĩnh của Đảng về xây dựng bộ máy tư pháp trong sạch, vững mạnh, nghiêm minh, dân chủ, bảo vệ các quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ quyền con người.

Từ những luận giải trên cho thấy, cải cách tư pháp trong đó cải cách hoạt động xét xử của Tòa án làm trọng tâm nhằm đảm bảo các quyền con người cần được các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu một cách tồn diện cả về lý luận lẫn hoạt động thực tiễn. Đây là hoạt động hết sức cấp bách và cần thiết, địi hỏi các cơ quan này phải có sự nghiên cứu thận trọng, tỷ mỷ và đầy đủ về vấn đề này, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc đẩy mạnh cải cách tư pháp, đưa ra những phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn tới.

3.1.2. Yếu tố chủ quan

Bên cạnh những yếu tố khách quan tác động đến hoạt động áp dụng án treo thì yếu tố chủ quan cũng có những tác động khơng nhỏ tới hoạt động này, cụ thể:

3.1.2.1. Những quy định của pháp luật hình sự về án treo chưa rõ ràng, cịn mang tính tùy nghi hoặc chưa đầy đủ

BLHS 2015 sửa đổi 2017 của nước ta ra đời cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với chính sách hình sự đã có sự thay đổi nhất định. Những quy định của pháp luật hình sự về chế định án treo cịn chưa cụ thể, rõ ràng, nhiều quy định cịn mang tính tùy nghi hoặc chưa đầy đủ làm cho quá trình vận dụng pháp luật đối với những trường hợp cho hưởng án treo của những người thẩm quyền đặc biệt là HĐXX cịn bất cập, khó khăn, dẫn đến những trường hợp phán quyết về án treo (như đã nêu ở chương 2) còn phiến diện, một chiều, chưa chính xác, chưa phát huy hết được tính chất của chế định này.

Trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền sẽ sửa đổi, bổ sung những quy định bất hợp lý trong chính sách hình sự trong đó có quy định về chế định án treo, đồng thời Chính phủ, TAND tối cao sẽ ban hành nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng án treo. Đây là nhân tố tác động một cách trực tiếp

tạo thuận lợi cho hoạt động áp dụng án treo của Tịa án và các cơ quan có thẩm quyền sau này.

3.1.2.2. Trình độ, năng lực chun mơn nghiệp vụ của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

Yếu tố con người luôn là yếu tố then chốt, yếu tố quan trọng nhất trong quá trình áp dụng pháp luật về án treo vào thực tiễn xét xử. Thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua cho thấy: có trường hợp HĐXX cho hưởng án treo không đúng với các quy định của pháp luật xuất phát từ nguyên nhân như nhận thức pháp luật sai lầm do quy định về chế định này còn chưa rõ ràng, cũng có những trường hợp cho hưởng án treo khơng đúng quy định do bị suy thối về đạo đức, có nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác để cho người phạm tội được hưởng án treo. Ngoài ra cịn có trường hợp HĐXX phải chịu áp lực của cấp trên...

Chính vì vậy, vấn đề về nâng cao trình độ năng lực chun mơn của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước là một yêu cầu cần thiết, cấp bách, một địi hỏi tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp nhất là trong giai đoạn đất nước ta hội nhập ngày càng sâu và rộng cùng với q trình tồn cầu hóa kinh tế và pháp luật hiện nay. Ngoài ta, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với những người làm công tác tư pháp nhất là hệ thống Tòa án, đời sống vật chất và chế độ đãi ngộ ngày càng tăng dẫn tới những người này yên tâm công tác, yên tâm rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức.

Do đó, trình độ, năng lực của những người có thẩm quyền trong bộ máy Nhà nước để áp dụng pháp luật sẽ ngày càng được nâng lên, đủ sức đảm đương với u cầu cơng việc, trình độ, năng lực chun mơn của Thẩm phán sẽ ngày càng vững vàng và hoạt động xét xử - trong đó có áp dụng án treo sẽ hiệu quả hơn; cơng cuộc cải cách tư pháp sẽ về đích đúng thời hạn mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)