Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁPDỤNG ÁNTREO
3.2. Một số giải pháp góp phần ápdụng đúng ántreo trong thực tiễn
tiễn
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về án treo
3.2.1.1. Về các căn cứ cho người bị kết án được hưởng án treo.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS 2015 thì căn cứ về mức hình phạt tù để cho hưởng án treo là “Khi xử phạt tù khơng q ba năm”. Có nghĩa là khi bị cáo bị xử về bất cứ tội phạm gì, bất kể khung hình phạt là như thế nào, chỉ cần mức hình phạt tù từ ba năm trở xuống thì Tồ án có thể xem xét cho bị cáo được hưởng án treo. Quy định như vậy là quá rộng dẫn đến việc áp dụng án treo tràn lan, thiếu nghiêm khắc. Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 8 BLHS về phân loại tội phạm thì căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong BLHS, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thực tiễn xét xử cho thấy, vì Luật khơng giới hạn áp dụng án treo cho loại tội phạm nào cho nên có Tồ án đã áp dụng áp treo đối với những bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng. Đây có thể coi là một kẻ hở của pháp luật, vì có ý định cho bị cáo hưởng án treo từ đầu nên có một số Thẩm phán tìm cách để vận dụng cho bị cáo được hưởng án treo ngay cả đối với những trường hợp phạm rất nghiêm trọng.
Vì vậy, tơi đề nghị rằng, nên có sự hướng dẫn cụ thể phạm vi áp dụng án treo là “chỉ đối với những tội phạm ít nghiêm trọng và những tội phạm nghiêm trọng mới xem xét cho hưởng án treo”. Tuyệt đối không được áp dụng án treo đối với những người phạm tội rất nghiêm trọng. Như vậy mới nâng cao được hiệu quả của án treo, tránh áp dụng án treo tràn lan, gây mất tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.
Qua thực tiễn thi hành quy định một số trường hợp không được hưởng án treo, cịn có nhiều ý kiến nhận thức cịn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho
cơng tác thực tiễn xét xử, gây bất lợi cho người phạm tội, có mâu thuẫn với quy định tại Điều 65 BLHS.
Thứ hai, về nhân thân người phạm tội.
Theo quy định: về điều kiện về nhân thân để một người phạm tội được hưởng án treo là họ phải có nhân thân tốt, nhưng để đánh giá một người có nhân thân tốt thì phải là sự đánh giá cả một quá trình về thái độ của người phạm tội trước, trong và sau khi phạm tội trong mối quan hệ với nhau. Sự đánh giá người phạm tội trước, trong và sau khi phạm tội sẽ có được một kết quả đúng đắn và khách quan nhất, bởi vì trong nhiều trường hợp người phạm tội sau khi phạm tội thì tỏ vẻ thật thà, ăn năn, hối cải nhưng đó chỉ là biểu hiện bên ngoài nhằm che đậy bản chất bên trong hòng đánh lừa cơ quan tiến hành tố tụng để được coi đây là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Do đó, nếu chỉ căn cứ vào sự đánh giá ở góc độ này sẽ dẫn đến cái nhìn phiến diện và không thấy được bản chất nguy hiểm của người phạm tội, vì chứng tỏ rằng trong những trường hợp này người phạm tội có kinh nghiệm đối phó với cơ quan điều tra, xét xử… Như vậy thì khơng thể cho người phạm tội có bản chất nguy hiểm thể hiện một quá khứ với quá khứ bất hảo ở địa phương trước khi phạm tội thể hiện sự tính tốn sắp đặt tinh vi xảo quyệt, trong khi phạm tội thì cố ý thực hiện tội phạm đến cùng, thủ đoạn và hành vi phạm tội thể hiện sự dã man, cơn đồ, khi bị bắt thì quanh co, gian dối… được hưởng án treo – những người phạm tội như vậy sẽ khơng thể tự giáo dục, cải tạo chính mình được mà cần những hình phạt nghiêm khắc hơn. Việc chỉ cho những người vì hồn cảnh khó khăn mà nhất thời phạm tội, phạm tội lần đầu, thủ đoạn phạm tội đơn giản, đã tự nguyện bồi thường và có thái độ ăn năn, hối cải thực sự về hành vi phạm tội của mình, được hưởng án treo sẽ phát huy được tác dụng tích cực của chế định này.
Đây là vấn đề cần được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hình sự để Tịa án nhân dân khi áp dụng chế định án treo trong thực tiễn có sự thống nhất và nhất quán.
Về quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 02: “Xét thấy không cần phải bắt người phạm tội chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo khơng gây bất cứ nguy hiểm gì cho xã hội; khơng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Quy định này thể hiện quyền hạn độc lập của Toà án mà cụ thể là sự độc lập của HĐXX. Hiện nay chưa có sự hướng dẫn cụ thể như thế nào là “Xét thấy không cần thiết phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù…” nhưng thực tiễn xét xử thấy rằng, khi bị cáo có đầy đủ các căn cứ để hưởng án treo, thì HĐXX phải xem xét có cần phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù hay cho hưởng án treo. Nếu đã hội đủ các điều kiện trên nhưng HĐXX nhận thấy khả năng tự cải tạo của bị cáo là khơng có và để nâng cao tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm, hoặc để phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương hoặc bị cáo là người có ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội… thì khơng cho hưởng án treo mà phải bắt chấp hành hình phạt tù. Sự cần thiết hay không là phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của HĐXX, nhưng trên tinh thần là phải xem xét đến các quy định của pháp luật. Do đó, TANDTC cần có văn bản giải thích, hướng dẫn, quy định cụ thể những trường hợp nào được coi là cần thiết, không cần thiết để cho người phạm tội được hưởng án treo. Đây là cơ sở để các Toà án địa phương áp dụng án treo được thống nhất và chính xác.
3.2.1.2. Về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo.
Trong thực tiễn hiện nay các Toà án địa phương đều áp dụng án treo dựa theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP. Tuy nhiên Nghị quyết chưa làm rõ vấn đề là: Khi cùng một vụ án mà bị cáo bị xét xử sơ thẩm
nhiều lần mà bản án sơ thẩm lần đầu và bản án sơ thẩm lần sau cùng HĐXX đều cho bị cáo hưởng án treo, thì thời gian thử thách của bị cáo được tính từ khi nào? tính từ ngày HĐXX tuyên bản án sơ thẩm lần đầu hay tính từ ngày tuyên bản án sơ thẩm lần sau cùng cho hưởng án treo và được trừ đi thời gian thử thách đã chấp hành. Do đó Nghị quyết cần bổ sung quy định cụ thể: “… nếu một vụ án mà phải xét xử sơ thẩm nhiều lần trong đó bản án sơ thẩm lần đầu và bản án sơ thẩm lần cuối cùng đều cho người bị kết án hưởng án treo (nguyên nhân do bản án sơ thẩm lần đầu bị Toà án cấp xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm tuyên huỷ án để xét xử lại từ đầu ở cấp sơ thẩm) thì thời gian thử thách tính từ ngày tun bản án đầu tiên cho hưởng án treo”.
3.2.1.3. Về quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.
Điều 5 Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC quy định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là từ ngày tuyên bản án cho người phạm tội được hưởng án treo. Như vậy, việc kiểm tra giám sát người được hưởng án treo có tuân theo các quy định của pháp luật trong thời gian thử thách hay khơng, phải được bắt đầu tính từ thời điểm ngày tuyên bản án cho đến khi người chấp hành án chấp hành xong thời gian thử thách. Nhưng qua thực tiễn cho thấy hồ sơ chấp hành án treo chỉ được lập kể từ khi có Quyết định thi hành án và khi hồ sơ được giao cho UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục. Vậy trong thời gian từ khi Tòa án tun bản án đến khi có Quyết định phân cơng người trực tiếp giám sát, giáo dục thì UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục sẽ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo như thế nào? Quá trình lao động, học tập tại nơi cư trú của người được hưởng án treo có đúng quy định tại Điều 65 Luật thi hành án hình sự khơng?
Để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người được hưởng án treo và tháo gỡ những bất cập, khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát thi hành án treo trong thời gian từ khi Tòa án tuyên án đến khi có Quyết định phân cơng người
giám sát giáo dục, theo quan điểm của tơi cần có hướng dẫn việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trước khi phân công người trực tiếp giám sát giáp dục và sửa đổi Điều 68 Luật thi hành án hình sự bằng cách thêm tài liệu mà UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục cần bổ sung khi nhận hồ sơ như sau: Bản báo cáo công tác trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục từ khi nhận người được hưởng án treo đến khi ra Quyết định phân công người trực tiếp giám sát giáo dục; bản nhận xét của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập (nếu người đó thuộc đối tượng tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 65 Luật thi hành án hình sự).
Ngồi ra, hiện nay pháp luật chưa quy định thời hạn UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục phải ra Quyết định phân công người giám sát, giáo dục, đồng thời, chỉ quy định chung nhiệm vụ của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục mà chưa quy định cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của người trực tiếp phân công giám sát, giáo dục. Dẫn đến việc trực tiếp giám sát, giáo dục khơng đảm bảo, cịn mang tính hình thức, chỉ thể hiện trên giấy tờ mà không thực chất. Thực tế cho thấy người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ trong luật quy định như đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày không khai báo tạm vắng, đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng khơng có nhận xét của Cơng an nơi người đó đến cư trú... thường được bỏ qua hoặc không bị phát hiện.
Theo quan điểm của tôi để nâng cao chất lượng thi hành án treo cần sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 62 Luật thi hành án hình sự theo hướng quy định thêm: “Ngay sau khi nhận được hồ sơ thi hành án Ủy ban nhân dân cấp xã,
đơn vị quân đội được giáo giám sát, giáo dục phải ra Quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục. Người trực tiếp giám sát, giáo dục có trách nhiệm, nhiệm vụ được quy định theo Bộ luật này”. Bổ sung, Điều 63
trực tiếp giám sát, giáo dục. Đồng thời phải có thơng tư, nghị định hướng dẫn về hình thức kỷ luật, xử phạt phù hợp đối với trường hợp người trực tiếp giám sát, giáo dục không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình để đảm bảo cơng tác thi hành án treo được nghiêm minh, đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật.
3.2.1.4. Về thời gian thử thách cho người bị án treo.
BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đều không quy định về vấn đề xử lý thời gian tạm giam trong trường hợp người phạm tội được hưởng án treo nhưng đã bị tạm giam, sau đó được tại ngoại và tại phiên tòa Hội đồng xét xử áp dụng Điều 65 BLHS cho người đó được hưởng án treo. Theo quy định của BLHS hiện hành: “thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo bằng hai lần mức hình phạt tù nhưng không được dưới 01 năm và khơng được q 05 năm, thời điểm để tính thời gian thử thách được bắt đầu từ ngày Tòa án tuyên bản án sơ thẩm đối với họ”. Theo ý kiến của tác giả cần sửa đổi hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018 hoặc ban hành Nghị quyết mới bổ sung quy định cách xử lý thời gian tạm giữ, tạm giam khi tính thời gian thử thách cho bị cáo đã bị tạm giữ, tạm giam mà khi xét xử được hưởng án treo để tránh bất lợi, đảm bảo tính cơng bằng khi áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ. Theo quan điểm của người viết, có thể quy định theo hai hướng: Lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù cịn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù cịn lại phải chấp hành, nhưng khơng được dưới một năm và không được quá năm năm.Hoặc trừ thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam vào thời gian thử thách, cứ một ngày tạm giam bằng 03 ngày thử thách.
3.2.2. Nâng cao nhận thức của những người tiến hành tố tụng về án treo
Nhận thức của những người tiến hành tố tụng về án treo có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân về các quy định của pháp luật khi áp dụng án treo có vai trị rất quan trọng, bởi vì họ là những người có quyền quyết định cho một người có được hưởng án treo hay không? quyết định của Hội đồng xét xử tác động trực tiếp đến hiệu quả của việc áp dụng án treo trên thực tế.
Do đó, muốn nâng cao chất lượng xét xử của ngành Tịa án nói chung và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng án treo nói riêng thì địi hỏi phải nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, cơng chức ngành Tồ án – cụ thể là nâng cao chất lượng một cách tồn diện cả về trình độ năng lực, nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, lập trường bản lĩnh chính trị cách mạng của đội ngũ thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Chính vì vậy, cần có cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ sức, đủ tài, chỉ tuyển dụng những người tốt nghiệp trình độ cử nhân luật chính quy trở lên vào các chức danh Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Đối vớiđội ngũ Hội thẩm nhân dân – những người làm nhiệm vụ không chuyên trách cần phải thường xuyên bổ sung lực lượng này từ các nguồn khác nhau và phải được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ và tuyển chọn những người có trình độ và điều kiện, kinh nghiệm tham gia công tác xét xử.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của Kiểm sát viên
Ngoài đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thì KSV cũng có vai trị quan trọng trong việc giám sát áp dụng chế định án treo đối với từng bị cáo tại phiên tồ hình sự. Đại diện cho cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc buộc tội tại phiên tồ hình sự, nếu KSV đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo thì HĐXX sẽ thận trọng cân nhắc khi quyết định có cho bị cáo được hưởng án treo như đề nghị của đại diện VKS hay không. KSV là chính là người đại diện cho VKS thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử vụ án. KSV thể hiện quan điểm của mình khi
nhất trí hay khơng nhất trí với quyết định của HĐXX về việc cho bị cáo có được hưởng án treo hay khơng? KSV có thể đề nghị hoặc không đề nghị với Viện trưởng về việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các quyết định của Toà án – cụ thể là đối với bản án mà Tòa án đã quyên.
Thứ ba, nâng cao nhận thức của Luật sư
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công tác tư pháp trong thời gian tới, mà ở đó có hai nhiệm vụ liên quan định chế luật sư là: Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện