treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Những bất cập, hạn chế, sai lầm trong quá trình áp dụng chế định án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã phần nào đã làm giảm đi ý nghĩa và hiệu quả thực sự của chế định này làm cho chế định án treo chưa phát huy hết tác dụng của nó là nhằm giáo dục người phạm tội ngoài cộng đồng, xã hội nhưng vẫn bảo đảm sự răn đe của pháp luật đối với họ. Những bất cập, tồn tại nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể kể tới một vài nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất: Nguyên nhân từ các quy định của pháp luật còn bất cập. Trước hết, nguyên nhân đầu tiên hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng án treo trong thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung đó là các văn bản pháp luật của Nhà nước ta hiện hành chưa có sự quy định một cách chặt chẽ và đầy đủ sự ràng buộc về chế định pháp lý, cụ thể là trong trong BLHS chưa có định nghĩa án treo là gì? mà mới chỉ ghi trong Nghị quyết 02/2018 do đó dẫn đến việc nhận thức của một số người tham gia tố tụng về án treo cịn chưa thống nhất gây khó khăn, hạn chế trong q trình nhận thức và áp dụng án treo.
Ngồi ra, việc quy định cụm từ "xét thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù" trong hướng dẫn của Nghị quyết 02/2018 còn chưa đầy đủ, rõ ràng, hợp lý. Khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 02/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao quy định: nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hướng dẫn này cịn chung chung, phụ thuộc hồn tồn vào khả năng nhận thức của Thẩm phán và Hội Thẩm. Tức là nếu nhận thấy việc cho người phạm tội được hưởng án treo sẽ không làm phát sinh hành vi phạm tội mới của họ, không gây mất trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, hướng dẫn tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 02/2018 Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao chưa hợp lý khi chỉ căn cứ số học các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà khơng tính đến bản chất của từng tình tiết, ví dụ những trường hợp người phạm tội có tình tiết tăng nặng mang tính chất cơn đồ hung hãn, hay mang tính chất man rợ thì khả năng giáo dục cải tạo tại cộng đồng sẽ hạn chế.
Thứ hai, do nhận thức chưa đầy đủ, chưa thống nhất về các quy định của án treo của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Do nhận thức của một số Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân về các quy định của án treo còn hạn chế nên việc đánh giá các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cũng như quá trình điều tra, xác minh, đánh giá về nhân thân của người phạm tội trong nhiều trường hợp cịn mang tính chất phiến diện, một chiều, khơng đầy đủ và thiếu khách quan… từ đó đã ảnh hưởng lớn đến việc quyết định hình phạt của HĐXX, nhất là quyết định cho người phạm tội được hưởng án treo hay không?
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã chỉ ra rằng: “Cơng tác cán bộ của cơ quan tư pháp cịn thiếu về số lượng, yếu về trình độ năng
lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương pháp luật, làm giảm hiệu quả của bộ máy Nhà nước”. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc
áp dụng không đúng pháp luật về án treo, không dám quyết định cho bị cáo hưởng án treo.
Thứ ba, từ quy định của pháp luật về thi hành án đối với người được hưởng án treo còn bất cập dẫn tới quá trình phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được giao theo dõi, quản lý, giám sát giáo dục đối với những người phạm tội được hưởng án treo cịn mập mờ, sự phân cơng, phân định về quyền hạn gắn với trách nhiệm của cá nhân trong công tác quản lý, giáo dục người được hưởng án treo tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc chính quyền địa phương còn chưa được thể hiện rõ nét dẫn tới các cơ quan này khá thờ ơ với trách nhiệm này. Ngồi ra cịn có ngun nhân do hạn chế, thiếu sót trong cơng tác giám sát, giáo dục người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo của chính quyền địa phương, như: UBND cấp xã, phường được giao quản lý, giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo chưa thực hiện nghiêm túc việc quản lý, giám sát và giáo dục; công tác quản lý, giám sát và giáo dục đối với người được hưởng án treo của UBND xã, phường chưa chặt chẽ; trách nhiệm của người được Chủ tịch UBND xã, phường phân công quản lý, giám sát, giáo dục chưa cao; việc phối hợp giữa UBND xã, phường, người được phân công giám sát, giáo dục và gia đình người chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo chưa hiệu quả. Ngoài ra, việc
tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương chưa thực sự hiệu quả nên những người đang thi hành án treo chưa nâng cao được nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật hình sự dẫn đến việc tiếp tục thực hiện các hành vi phạm tội.
Thứ tư, nguyên nhân do cơ sở vật chất của ngành Tòa án còn hạn chế. Qua đánh giá thực tiễn tại hệ thống các tòa án trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cho thấy: cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện làm việc của TAND hai cấp của tỉnh Tây Ninh càng ngày càng được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chăm lo, bảo đảm các điều kiện và nguồn lực xây dựng hệ thống Tòa án trong sạch, vững mạnh, nhưng sự quan tâm, chăm lo ấy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và đây cũng là nguyên nhân làm cho hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung và áp dụng chế định án treo nói riêng gặp khơng ít khó khăn. Thực hiện cam kết trong Cộng đồng các nước ASEAN, nước ta phải hồn thành việc xây dựng Tịa án điện tử trước năm 2025. Đây là một thách thức lớn trong điều kiện chúng ta còn thiếu cả hạ tầng pháp lý, cả nhân lực chất lượng cao và nguồn lực tài chính. Nhưng nhiều Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trình độ Tiếng Anh, Tin học còn hạn chế, chưa tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho hoạt động của ngành Tịa án còn thấp, chế độ lương, thưởng và đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cịn ít, chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng được đời sống vật chất của cán bộ ngành Tòa án dẫn tới nhiều nơi đời sống của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cịn rất khó khăn do đó chưa n tâm cơng tác, chưa có điều kiện để chuyên tâm trau dồi kiến thức về pháp luật hình sự nói chung và pháp luật về án treo nói riêng dẫn tới việc hiểu chưa đúng, chưa đủ sự ảnh hưởng đến quyết định hình phạt đối với người phạm tội được hưởng án treo trong thực tiễn.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở kế thừa những vấn đề lý luận về chế định án treo tại chương 1. Chương 2 của luận văn tác giả tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động áp dụng chế định án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2016 đến hết năm 2020. Tại chương này của luận văn, tác giả đã đánh giá tình hình áp dụng án treo trong mối quan hệ với các chế tài khác tại TAND tỉnh Tây Ninh. Sau đó tập trung phân tích thực tiễn áp dụng án treo tại tỉnh Tây Ninh, tác giá đánh giá, phân tích thực trạng những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc trong khi áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể: đánh giá thực trạng quy định về điều kiện áp dụng án treo, thực tiễn áp dụng quy định về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo; thực tiễn áp dụng quy định về hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo; thực tiễn áp dụng quy định về trường hợp người đang chấp hành án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; thực tiễn áp dụng quy định về rút ngắn thời gian thử thách án treo; thực tiễn áp dụng quy định về giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương giám sát giáo dục trong thời gian từ năm 2016 đến hết năm 2020; đồng thời phân tích, đánh giá và nhận xét những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng chế định án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua.
Chương 3
CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG ÁN TREO