Nhân vật biểu tượng cho cái Đẹp Đạo đức Nhân cách

Một phần của tài liệu Yếu tố triết luận trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. (Trang 106 - 107)

6. Cấu trúc luận án

4.1. Những điểm gặp gỡ trong bút pháp triết luận của Nguyễn MinhChâu và NguyễnKhả

4.1.3.2. Nhân vật biểu tượng cho cái Đẹp Đạo đức Nhân cách

Người đọc có thể bắt gặp kiểu nhân vật biểu tượng cho cái Đẹp - Nhân bản trong tác phẩm của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu. Cái Đẹp này đồng nghĩa với Đạo đức và Giá trị bởi nó có ý nghĩa cứu rỗi, nâng đỡ cuộc sống. Những nhân vật biểu tượng cho cái Đẹp - Đạo đức này chủ yếu bộc lộ ở tâm hồn, nhân cách.

Cặp vợ chồng ở chân núi Từ Thức trong truyện ngắn cùng tên là biểu tượng kép về giá trị của cái Đẹp. Anh chồng - anh thương binh mù ấy từng là chàng trai đẹp đẽ “học hết cấp ba, anh thi vào đại học Y với số điểm rất cao, mười bảy điểm rưỡi, mười ba điểm đã được coi là trúng tuyển rồi”. Nhưng chàng trai đã gác bút nghiên xung phong đi bộ đội. “Có ai bắt đâu, tơi xung phong đi đấy chứ”. Anh xung phong đi vì “xấu hổ”, “xấu hổ cho người khác”: “Thường vụ xã đồn có năm người, khơng một ai chịu lên đường làm nghĩa vụ quân sự trong năm ấy. Họ có đủ lý do để trốn né. Tồn đã có giấy trường đại học gọi, nhưng anh vẫn xung phong xin đi” Người vợ của anh thương binh mù trong Cặp vợ chồng ở chân núi Từ Thức là một biểu tượng đẹp. Họ quen nhau ở Trường Sơn, trong một lần đánh mìn thơng đường cho xe chạy đã bị mảnh mìn làm hỏng cả đơi mắt. Cơ ý tá ở bệnh viện dã chiến từ thương cảm đã

đem lòng yêu anh thương binh đẹp trai nhưng đã bị mù hai mắt. Chị tự nguyện lấy anh khi “Cả họ chửi, bố mẹ dọa từ, cịn anh trai thì dùng roi đánh hẳn hoi. Một năm chịu chửi, chịu đòn, chịu đủ mọi nhục nhã mới về được với nhau”. Rồi mười lăm năm làm vợ, làm mẹ đã “phải nuốt đi bao nhiêu buồn tủi, bao nhiêu cay đắng”, “Mỗi lần váng mặt nhức đầu là em sợ lắm, chỉ lo bệnh nhẹ hóa bệnh trọng, nửa chứng gãy gánh thì bốn bố con phải dắt nhau đi ăn mày” [70; tr. 287]. Tác giả gọi họ là “cặp vợ chồng nửa tiên nửa tục”. Cô Hiền trong Một

người Hà Nội của Nguyễn Khải biểu tượng cho “hạt bụi vàng” của thủ đô văn hiến. Một phụ

nữ vô danh, là “hạt bụi” trong cõi nhân sinh nhưng lại có nhận thức và cốt cách sâu sắc, cao quý khi cho rằng: “xã hội nào cũng phải có một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị”, cô răn lũ con, cháu: “Chúng mày là người Hà Nội, không được sống tùy tiện, bng tuồng”. Những tính tốn, sắp xếp gia đình và dạy con của người đàn bà ấy đi theo cái cốt cách “tinh hoa” ấy, là người “biết tự trọng, biết xấu hổ”. Người đàn bà khôn ngoan, sắc sảo luôn biết lựa chọn cách ứng xử hợp thời để thích nghi, cũng là cách nhận thức và tôn trọng sự vận động của tạo vật: “Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ”, “Thiên địa tuần hồn, cái vào ra của tạovật khơng thể lường trước được” [70; tr. 327]. Cuối tác phẩm, tác giả không ngần ngại gọi ra ý nghĩa của nhân vật - biểu tượng: “... người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” [70; tr. 328].

Một loạt những sáng tác sau 1978 của Nguyễn Khải thiên về khai thác, phát hiện những giá trị đẹp trong nhân cách, tâm hồn, nghị lực của con người cá nhân đời tư: bà cô của nhân vật “tôi” trong Nếp nhà, là vợ của thi sỹ Trần Dần -chị Vũ trong Người vợ, Lộc trong Chúng tôi và bọn hắn, là nhân vật người phụ nữ xưng “tôi” trong Chút phấn của đời, là ông

Ba Hội trong Hai ông già ở Đồng Tháp, là cặp vợ chồng già đến với nhau khi tuổi đã ngoài 80 trong Nắng chiều v.v... Họ cũng là những “hạt bụi vàng” trong đời thường. Có thể nhận ra, tác giả khơng tái hiện họ như một tính cách trọn vẹn mà chỉ tập trung tái hiện nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách, phẩm cách nhân vật.

Kiểu nhân vật như là biểu tượng đẹp của tâm hồn, nhân cách trên cũng khá quen thuộc trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu. Những người đàn bà đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn, tính cách trở thành mơ tip quen thuộc trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu: Y Khiêu trong Nguồn suối, Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng, Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành, Thai trong Cỏ lau, Hạnh trong Bên đường chiến tranh v.v... đều là những vẻ đẹp

hoàn hảo và họ là những biểu tượng cho cái Đẹp - Nhân bản lấy tình yêu và tình thương làm mục tiêu cho hành động sống của mình.

Một phần của tài liệu Yếu tố triết luận trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w