6. Cấu trúc luận án
4.2. Những điểm khác biệt trong bút pháp triết luận của Nguyễn MinhChâu và Nguyễn
4.2.1. Khác biệt trong tiếp cận và phản ánh hiện thực
Đây là điểm khác biệt trước nhất giữa hai cây bút văn xuôi cùng đam mê triết lý. Nguyễn Khải thường quan tâm đến “thời thế”, Nguyễn Minh Châu quan tâm đến những vấn đề “nhân bản”. Khái niệm “thời thế” mà luận án sử dụng mang nghĩa là hồn cảnh hoặc tình hình xã hội. Thời thế do con người tạo ra, mang tính lịch sử và chứa đựng tư tưởng thời đại. Vì vậy, “thời thế” nào cũng ln gắn với con người và ngược lại, con người luôn luôn ở giữa thời thế, bị tác động, chi phối bởi thời thế. Song, dẫu vậy, giữa thời thế và con người vẫn có những tách bạch tương đối. Ấy là khi có sự xung đột lợi ích giữa bộ phận dẫn dắt xã hội với số đông quần chúng. Khi ấy, bộ phận đại diện/ đứng về khát vọng của của quần chúng hoặc cất lên tiếng nói phản kháng hoặc lui về ẩn dật, bất hợp tác với chính thể. Khơng ít các nho sỹ xưa khi bất đồng lý tưởng với thời thế thường cáo quan về ở ẩn: Một mai, một cuốc, một cần câu/ Thơ thẩn dầu ai vui thú nào/ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khơn người đến chốn lao xa o (...) Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp/ Nhìn xem phú quý tựa chiêmbao (Cảnh nhàn -
Nguyễn Bỉnh Khiêm); Công danh đã được hợp về nhàn/ Lành dữ âu chi thế nghị khen/ Ao
cạn vớt béo cấy muống/ Đìa thanh phát cỏ ương sen (Thuật hứng 24 - Nguyễn Trãi) ... Đến
thời hiện đại, một số cây bút cũng từng có những “tâm sự” lạc thời: Lũ chúng ta đầu thai
nhầm thế kỷ/ Một đôi người u uất nỗi bơ vơ/ Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị/ Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ (Phương xa - Vũ Hồng Chương); Tơi khóc những chân trời khơng có người bay/ lại khóc những người bay khơng có chân trời (Trần Dần) ...
Như vậy, tư tưởng xã hội của thời đại và lý tưởng của công dân không phải lúc nào cũng trùng khít. Thêm nữa, nhu cầu của cá nhân luôn phong phú và phức tạp hơn những vấn đề của thời đại. Vì vậy, tiếp cận hiện thực từ vị thế của con người cá nhân
- cá thể sẽ hướng đến khai thác những vấn đề nhân bản, còn tiếp cận hiện thực từ ý thức thời thế sẽ hướng đến khai thác vấn đề gắn liền với tư tưởng thời cuộc, tính xã hội rất rõ nét. Luận án sẽ so sánh cách tiếp cận hiện thực của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải để làm rõ sự khác nhau trong tư duy triết lý của hai tác giả.
Những sáng tác trước 1975 của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải khá gần nhau trong cách tiếp cận và phản ánh hiện thực. Bởi, nền văn học cách mạng khi ấy lấy mục tiêu tuyên truyền chính trị làm nhiệm vụ bắt buộc phải hướng tới của các ngòi bút: “Văn nghệ phải ghi lấy cái sắc thái của xã hội Việt Nam đương biến chuyển hòa hợp với bước đi của dân tộc đang tiến tới tương lai, ghi được lối cảm, lối nghĩ của người Việt Nam kháng chiến, ghi
được cái tình kháng chiến [7]. Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải đều là những nhà văn mặc áo lính, bút súng một lịng sẵn sàng phục vụ cách mạng. Tuy nhiên, với cùng đề tài, thậm chí là cùng chủ đề, nhưng người đọc vẫn nhận ra sự khác nhau trong cách tiếp cận và tái hiện hiện thực ở hai tác giả.
Đề tài, chủ đề trong tác phẩm của Nguyễn Khải luôn bám sát thời cuộc, không phải ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu luôn nhận xét Nguyễn Khải là “cây bút nhạy bén”, “Những điều anh viết bao giờ cũng gần sát những vấn đề thời sự, theo cái nghĩa giữa sự kiện trong tác phẩm và đời sống thực chẳng cách bao xa” [111; tr. 296] Hãy xem nhan đề các tác phẩm của Nguyễn Khải trước 1975: Xung đột, Hãy đi xa hơn nữa, Tầm nhìn xa, Ra đảo, Cồn cỏ, Họ
sống và chiến đấu, Một chặng đường v.v... Tính “vấn đề” và “thời sự” tính đã lộ rõ trong tư
tưởng chủ đề của đề tài. Tiểu thuyết Xung đột đã đề cập trực tiếp vấn đề “xung đột” cũ - mới trong xâydựng đời sống mới những năm 50 ở Miền Bắc sau cách mạng tháng Tám. Những thói quen, tập tục lạc hậu trong sản xuất, lại bị các thế lực đội lốt tơn giáo lợi dụng kích động đã gây nên xung đột thực sự giữa nhân dân lao động ở một vùng cơng giáo tồn tịng với chính quyền cách mạng. Đây cũng là vấn đề trọng yếu của Miền Bắc thập kỷ 50, 60 của thế kỷ trước. Cuộc đấu tranh để xây dựng cuộc sống mới, nếp sống mới vô cùng gian nan, cái “mới” là tư duy mới với phương thức sản xuất mới, lối sống văn hóa mới phải đấu tranh kiên trì, vất vả với tư tưởng lạc hậu đã tồn tại hàng trăm năm, thành nếp sống, nếp nghĩ không thể thay đổi ngày một ngày hai. Viết Xung đột, Nguyễn Khải đã đặt thẳng vào vấn đề thời cuộc xã hội lúc ấy đang quan tâm. Tác phẩm đã góp phần tuyên truyền, “định hướng” cho công cuộc xây dựng đời sống mới, đời sống tập thể ở Miền Bắc lúc bấy giờ. Cùng với mục tiêu ấy, Nguyễn Khải còn một loạt những truyện ngắn khác, như: Tầm nhìn xa, Hãy đi
xa hơn nữa, Mùa lạc, Người đội trưởng máy kéo, Một cặp vợ chồng v.v... Những vấn đề cần
có một “tầm nhìn xa”, “đi xa hơn nữa” hi sinh cái tôi cá nhân nhỏ hẹp, dâng hiến tài năng, sức lực cho tổ quốc, nhân dân là lý tưởng một thời: Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy/ Thì
xa xơi gấp mấy cũng lên đường/ Sống ở thủ đơ mà dạ để mười phương/ Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn/ Đây miền Tây núi rừng dang tay đón... (Lên miền Tây - Bùi Minh
Quốc); Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp/ tàu gọi anh đi, sao anh chửa ra đi ? (Tiếng
hát con tàu - Chế Lan Viên).
Những tác phẩm viết về chiến tranh của Nguyễn Khải ở giai đoạn này bộc lộ tính chính luận rõ nét khi đặt thẳng vào vấn đề mang tầm vóc dân tộc – lịch sử: Chúng ta - dân tộc Việt Nam sẽ “sống”, “chiến đấu” và “hi sinh” như thế nào: Họ sống và chiến đấu, Ra đảo,
Cồn cỏ, Chiến sỹ, Tháng ba ở Tây Nguyên bộc lộ trực tiếp qua suy nghĩ, những trao đổi, tranh
luận, triết lý của các nhân vật: “Trên bãi chiến trường nhìn nhau rất dễ”, “Khơng ai có thể đứng vững chỉ bằng hai chân của chính mình nếu như sau lưng là một khoảng trống [70; tr. 45, 302].
Cùng với nhiệm vụ bám sát hiện thực để phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội đang xảy ra để hướng tới mục tiêu cổ vũ, động viên quân và dân kịp thời, song, cách tiếp cận và tái hiện hiện thực của Nguyễn Minh Châu lại thật trữ tình. Hãy xem cách tác giả đặt tên tác phẩm: Nguồn suối, Những vùng trời khác nhau, Nhành mai, Lá thư vui, Chuyện kể ở
đại đội, Mảnh trăng, Cửa sông v.v... Cốttruyện nào cũng gắn với chiến tranh, với những con người đang mang cuộc kháng chiến trên vai, nhưng người đọc nhận thấy một cảm giác thật lạ, đó là thái độ điềm tĩnh, tự tin đến nhẹ nhõm của người trong cuộc. Từ thiên nhiên đến con người, ung dung, bình thản một cách kỳ lạ. Truyện ngắn Mảnh trăng có tình huống truyện là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa anh lái xe và cô công nhân giao thông cắm chốt ở một tuyến ngầm bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Anh lái xe chở hàng ra tiền tuyến, cô công nhân giao thông trở về đơn vị với cuộc hẹn gặp người yêu đã hẹn ước những mấy năm nhưng chưa hề gặp mặt. Đây là tuyến đường huyết mạch, địch đánh phá dữ dội, chuyến đi của họ cũng bị đột kích và suýt trúng bom. Cô công nhân giao thông đã xuống giữa ngầm nước xi nhan để xe vượt ngầm, cơ cịn cùng anh dập lửa khi xe bị bắt lửa do bom, bình tĩnh chỉ đường cho anh lái xe vượt qua trận bom tọa độ khi máy bay địch vẫn “quây tròn trên đầu như xay lúa, rất thấp, thả pháo sáng và bắn hai mươi ly” [32; tr. 33]. Song, con đường Trường Sơn hiểm trở ln bị bom địch rình rập băm nát lại được tái hiện như thế này: “Trên đầu chúng tôi, khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhưng ở lưng các cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi... thảng hoặc mới thấy một chỏm rừng, một ngọn núi đá bên kia sông nhô lên, đen đủi và cô độc giữa một màu trắng xóa” [32; tr. 28]. Đây là thiên nhiên, cịn con người thì được tái hiện như thế này:
Qua làn ánh đèn lù mù của đồn xe xích lao đi ầm ầm bên cạnh, tôi kịp nhận thấy vẻ xinh đẹp của cô gái, một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt và tấm thân mảnh dẻ ... Cơ ta mặc áo xanh chít hơng vừa khít, mái tóc dày tết thành hai dải. Chiếc làn và chiếc nón mới trắng lóa khốc ở cánh tay một cách nhẹ nhàng [32; tr. 25].
Kể cả khi cô gái bị thương do mảnh bom, “vết máu chảy loang đỏ cả cánh tay áo xanh” thì cơ vẫn được miêu tả như thế này: “Nguyệt nhìn vết thương, cười. Khn mặt hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp...” [32; tr. 34] Nếu không biết họ là chàng lái xe và cô công nhân giao thông Trường Sơn, nếu không tiết lộ đó là con đường ra tiền tuyến và khơng có chi tiết về tiếng bom đạn gầm rú chiếc xe bén lửa cháy thì cứ ngỡ tác giả đang viết về chuyến đi đầy lãng mạn của một cặp uyên ương. Cái ác liệt của chiến tranh dường như làm nền, tăng thêm hương vị cho con đường tình yêu đầy lãng mạn của họ.
tính ác liệt của nó được tái hiện qua khơng khí chuẩn bị đối diện với “thời chiến” của một xã bên cửa sơng. Hiện thực được “nhìn” qua cặp mắt và tâm trạng của cô giáo Thùy, cô giáo đang dạy ở trường cấp hai của xã cửa sông ấy - xã Kiều Sơn. Tâm trạng hồi hộp xen lẫn cảm xúc đẹp đẽ trong trẻo với bối cảnh khác thường của năm học mới không khỏi khiến cô giáo trẻ “bỡ ngỡ và mới mẻ” vì lần đầu tiên cơ dạy giữa khung cảnh này:
Trời vừa tối, lớp học đã lên đèn. Trong các lớp, học sinh đã đến đơng đủ và đang nói chuyện rất ồn ào. Mỗi người mang theo một chiếc đèn xách tay đặt trước bàn. Thùy gọi tên các học sinh và đưa mắt nhìn các khn mặt, những trang giấy trắng tinh mở ra dưới ánh đèn. Ánh đèn dầu lù mù chỉ vừa đủ soi một mảng sáng trên trang vở, và chiếu hắt lên gần năm chục khn mặt trẻ măng, cũng có vẻ trang nghiêm khác thường, đang ngước lên nhìn cơ giáo và chờ đợi” [23; tr. 8].
Cuộc chiến được tái hiện qua những buổi học ban đêm dưới ánh đèn dầu lù mù, qua những lá thư gửi từ chiến trường ra về đến hậu phương thì đã ố vàng vì ngấm nước và mồ hôi, qua cảm giác lo lắng đầy yêu thương của người thân ở hậu phương...
Nếu để ý kỹ sẽ thấy, Nguyễn Minh Châu thường tiếp cận đề tài chiến tranh từ góc nhìn tình u: tình u q hương, tình yêu gia đình, bè bạn và nhiều nhất là tình u đơi lứa. Truyện của ơng thường được khởi lên bằng tình u, có tình huống và cốt lõi truyện là tình u. Tình u là mạch cảm xúc chính, gắn kết và dẫn dắt mạch truyện. Cách tiếp cận của Nguyễn Minh Châu ngầm lý giải và cũng bộc lộ triết lý: đạn bom ngoại xâm không làm người Việt Nam hoảng sợ, tình yêu quê hương, gia đình, tổ quốc chiến thắng sợ hãi và chiến thắng bất cứ kẻ thù nào.
Những tác phẩm viết sau 1975 của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu vẫn bộc lộ sự khác nhau này. Nguyễn Khải mặc dù đã chuyển sang khai thác hiện thực đời tư của con người, song, phong cách tiếp cận của ơng thì vẫn khơng thay đổi. Ơng vẫn thích lối tiếp cận từ những vấn đề đang nổi lên của “thời cuộc” để định hướng triết luận. Chẳng hạn, câu chuyện về “vị thế”, vai trị của cá nhân với gia đình, xã hội? Nền tảng gìn giữ văn hóa một đất nước do ai nắm giữ? Nếu chỉ lo kinh tế, lo kiếm tiền mà không coi trọng xây dựng đạo đức, văn hóa, mỗi gia đình, đất nước sẽ đi về đâu? Những trôi nổi, thân phận của kiếp người trước thời cuộc v.v...
Hoàn cảnh để con người cá nhân trong tác phẩm của Nguyễn Khải luôn gắn với thời cuộc, và con người trong hoàn cảnh ấy hoặc bị “thời cuộc” chi phối, hoặc vượt lên “thời cuộc”. Khác với Nguyễn Khải, hoàn cảnh nhân vật của Nguyễn Minh Châu rất hẹp, thậm chí rất riêng tư, chỉ cá nhân người đó biết. Hành động, sự phát triển của tính cách nhân vật khơng bị tác động, chi phối bởi hoàn cảnh khác quan mà chủ yếu được hình thành từ “căn cốt” bản tính tính cách, tâm hồn. Hồn cảnh có thể thay đổi nhưng tâm hồn họ, bản tính “trời sinh” của
họ thì “cứ vậy”, khơng đổi. Chẳng hạn, bản tính hiền lành, hiếu thảo của anh bộ đội sau này là thợ cắt tóc trong Bức tranh chắc chắn được truyền dạy từ người mẹ nhân từ của anh. Những người đàn bà, như: Thai (Cỏ lau), Hạnh (Bên dường chiến tranh), Quỳ (Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành), mẹ chị Hằng (Mẹ con chị Hằng), vợ ơng đại tá (Ơng đại tá về hưu), người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa), Mẹ Êm (Miền cháy) v.v... đức tính của
họ, phẩm hạnh của họ như là thiên bẩm mà có lần Nguyễn Minh Châu đã thốt lên: những người đàn bà “nệ cổ”. Tính cách ấy được hun đúc từ trong văn hóa truyền thống nghìn đời và đã trở thành “máu thịt” trong họ. Nguyễn Minh Châu đã chọn hướng tiếp cận truyền thống văn hóa để lý giải và tái hiện hiện thực, vì vậy, chiều sâu triết lý trong tác phẩm của ông mang tính đời thường, phổ quát.