6. Cấu trúc luận án
3.5. Giọng trần thuật theo hướng tranh luận, đối thoại
3.5.1. Ngôn ngữ trần thuật vừa kể tả vừa nhận xét, bình luận
Nguyễn Khải đã tạo ra một giọng trần thuật rất riêng, rất độc đáo, đó là giọng trần thuật khách quan nhưng đậm nét chính luận và triết lý.
Để tạo nên một giọng văn khách quan, Nguyễn Khải thường sử dụng ngôn ngữ tả kết hợp với ngôn ngữ kể trong trần thuật. Ngôn ngữ tả là ngôn ngữ trực tiếp của người trong cuộc, chứng kiến bởi có được chứng kiến mới có thể tả trực tiếp những gì mắt thấy tai nghe. Ngôn ngữ thuật kể là ngôn ngữ dẫn chuyện. Nếu người dẫn chuyện đồng thời là người trong cuộc thì sự việc hiện ra sẽ trở nên “khả tín”, có sức lơi cuốn, thuyết phục độc giả hơn. Đây là điểm mạnh và rất phù hợp với cách tiếp cận “luôn ở giữa hiện thực đời sống” của cây bút này. Chẳng hạn, đoạn văn tác giả tả một buổi tuốt lạc của nhóm cơng nhân trên nơng trường Điện Biên: “Chiếc máy giữa và chiếc máy bên phải chỉ có Huân tổ viên tổ 1 và Đào tổ viên tổ 4 đứng. Đào thuộc loại người gặp một lần có thể nhớ mãi (...) Chị đã quá mệt nhưng hai gò má đầy tàn hương vẫn nhọn hoắt, bướng bỉnh và đơi mắt nhỏ tí vẫn ánh lên thách thức...” [70; tr. 250 - 251]. Ngôn ngữ “kể - tả” này đưa người đọc nhập cuộc vào câu chuyện, hình ảnh bãi trồng lạc ở phía tây Hồng Cúm và khu tuốt lạc hiện ra vừa bao quát vừa cụ thể đến từng chi tiết. Người đọc giống như đang được “nhìn” bằng cặp mắt của một ai đó đứng tại chỗ hoặc giả của một cơng nhân nào đó trong đội sản xuất số 6 đang say sưa tả về nông trường thân u của mình, về khơng khí lao động của những con người đã gắn bó với mảnh đất này. Và đây là đoạn kể về người chủ nhiệm chính trị nơng trường:
Quang nhìn đồng chí chủ nhiệm, người anh và cũng là người bạn tâm phúc từ ngày anh vào bộ đội đến nay. Sáu bảy năm rồi, con người ấy hầu như không thay đổi mấy. Vẫn hàm râu quai nón khơng mấy khi được nhẵn nhụi, cái cười sảng khối, đơi mắt sắc sảo mà cũng chan chứa yêu thương... [70; tr. 286].
Có thể nhận thấy giọng kể khơng dấu diếm tình cảm ngưỡng mộ, yêu thương trước những nhân vật lý tưởng của văn học một thời.
Còn đây là câu chuyện được “kể” sau 1978: “Tôi để ý thấy chị Bơ vẹo cổ tay cầm đôi đũa của ông chồng lấy giấy bản lau qua một lượt, rồi lại lau qua cái bát ăn. Chị khơng nói một lời và mắt vẫn nhìn thẳng. Lúc ăn cơm, chị gắp một miếng thịt gà, dùng tay lọc xương ra, lại xé miếng thịt cho nhỏ, rồi gắp vào bát của chồng. Cái ông chồng đến là nhõng nhẽo, chỉ đợi vợ gắp thức ăn mới ăn, cho gì ăn nấy, khơng tự đụng đũa vào bất cứ món nào khác”. Và đây nữa: “Cuối bữa ăn, nhà chủ đưa cho mỗi người một cái khăn tay dấp nước nóng, ơng Phúc mở khăn lau mặt rồi đưa chovợ. Bà vợ cầm lấy cái khăn lau dở của chồng lau ln mặt mình. Tơi cúi mặt xuống, sống mũi cay xè, chỉ muốn nhỏ ra mấy giọt nước mắt của yêu thương” [70; tr. 491 - 492]. Mặc dù là nhân vật “tôi” kể nhưng là kể bằng “thị giác”, ánh mắt “tơi” lia đến đâu thì hình ảnh hiện ra, thậm chí cịn “tia” được chi tiết cổ tay bà chị 70 “vẹo” đi khi lau đôi đũa và cái bát ăn cho ông chồng 71 đã tuổi. Những chi tiết bà chăm sóc ơng, chu đáo trong bữa ăn được miêu tả cụ thể như được “chụp” lại cho thấy nhiều điều. Trước hết là hình ảnh của người phụ nữ gia giáo của truyện thống xưa: đảm đang, khéo léo, hiền thục,
đức hạnh, sau đó là những thơng điệp khác: tình u dù ở tuổi “gần đất xa trời”, là “con chăm cha không bằng bà chăm ông”, là tình người, tình đời...
Nhưng nếu để ý sẽ thấy, ngơn ngữ miêu tả của Nguyễn Khải dường như luôn gắn với màu sắc đánh giá, nhận xét, bình luận. Những động từ miêu tả đồng thời là những tính từ chỉ trạng thái, tính chất. Chẳng hạn, “nhọn hoắt”, “nhỏ tí”, “vẹo” v.v... Tác giả cịn thêm “phụ gia” là các từ láy hoặc từ đưa đẩy, nhấn nhá “lại, cho, rồi, đến là” v.v... khiến sự vật, hiện tượng trở nên sắc sảo, giàu sức gợi hơn, đa nghĩa hơn.
Điểm đáng chú ý là, vai kể, trong sáng tác của Nguyễn Khải thường đồng hành với nhân vật truyện, vì vậy, ngơn ngữ trần thuật của người kể chuyện phần lớn đồng nhất với nhân vật truyện. Chẳng hạn, ngôn ngữ kể trong truyện ngắn Nắng chiều trên đây chính là
ngơn ngữ của nhân vật “tôi” - cậu em của nhân vật chị Bơ. Cũng với vai trị nhân vật “tơi”, nhiều lần tác giả vừa đóng vai “kể” vừa đóng vai nhân vật truyện nhìn và nghĩ: “Ngồi trong cái ghế bành thật sâu, thật êm, húp một ngụm nước trà thật thơm, thật nóng, chà chà, cái mùi vị phú quý quả thật là hết sức quyến rũ. Chờ năm phút, mười phút, ngồi tê đít mới nghe tiếng dép lẹp kẹp từ thang lầu bước xuống, và bà chị tôi xuất hiện ở khuôn cửa yểu điệu, rực rỡ, khác lạ như một bà q phái Sài Gịn chính hiệu ...” [75; tr. 21]. Hay như tác giả giới thiệu một nhân vật khác:
Ông là một viên chức gương mẫu, là cái đinh, cái vít của một guồng máy hành chính tinh xảo (...) Một gương mặt bất động, một dáng đi lặng lẽ, tiếp chuyện ai thì nghe và nhìn, chỉ nói khi rất cần, tiếp nhận chứ không ban phát, thi hành chứ không bàn luận, cần sự chuẩn xác chứ khơng cần bay bướm, là “tipe” viên chức hồn hảo nhất, theo nhận xét của riêng tôi [75; tr. 9].
Vừa kể vừa tả và khơng qn nhận xét, bình luận bằng con mắt sắc sảo, giọng kể của Nguyễn Khải, vì vậy, khơng chỉ “đánh thức” người đọc bởi những “tri thức” khơn ngoan, mới mẻ mà cịn gây chú ý bằng những nhận xét chủ quan nhưng sắc sảo, kích thích sự tị mị người đọc. Có thể nói, bằng nhiều cách, tác giả ln muốn gửi gắm quan điểm triết luận, triết lý của mình qua cách phản ánh hiện thực.