0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Chèn các đối tượng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG CĂN BẢN (Trang 100 -110 )

2.1. Chèn văn bản.

Để chèn văn bản hoặc hình vẽ vào trong Slides ta sử dụng nút TextBox trên thanh công vụ Drawing

2.2. Chèn tranh (ảnh), đoạn phim audio vào slide:

a. Chèn vào một Slide bất kỳ:

- Đưa trỏ chuột tới Slide cần chèn.

- Chọn Insert -> Picture -> From File... Xuất hiện hộp thoại - Tìm đường dẫn đến thư mục có file tranh

- Chọn tranh -> chọn Insert.

(Chú ý: có thể copy tranh và dán thẳng vào Slide ) b. Chèn một file Video, Audio.

- Format -> Slide layout.

- Chọn một khuôn dạng thích hợp.

- Nhấp chuột vào biểu tượng hình camera.

(Làm xuất hiện một thư viện Media Clip có sẵn các file video, audio.) - Chọn 1 file cần chèn -> nhấp OK

Nếu không có file Video (Audio) cần chèn trên thư viện, cần phải nhập thêm vào bằng cách. ->chọn Import tìm đường dẫn đến thư mục chứa file Video (Audio) -> chọn file -> chọn Add

2.3. Chèn bảng

a. Chèn:

- Format -> Slide layout

- Chọn một khuôn dạng thích hợp. - Chọn biểu tượng bảng

- Làm hiện hộp thoại (Insert Table)

- Nhập số cột của bảng: (Number of columns) - Nhập số hàng của bảng:(Number of rows) Nhấp Ok

2.4. Chèn biểu đồ.

- Format -> Slide layout - Chọn biểu tượng biểu đồ . - Nhập dữ liệu cho biểu đồ. - Nhấp ra vùng trống để kết thúc - Hiệu chỉnh biểu đồ

2.5. Chèn chữ nghệ thuật:

- Chọn Slide cần chèn

Insert-> Picture -> WordArt (Các bước khác giống Word)

BÀI 3: THIẾT KẾ CÁC HIỆU ỨNG 1.

Tạo hoạt ảnh chung cho các đối tượng trong 1 slide:

Bước 1: Chọn Slide rồi nhấp chuột Slide Show -> Animation Scheme -> (hiện lược đồ hoạt ảnh).

Bước 2: Chọn các hoạt ảnh cho Slide trong các khung. + Recently Used (Sử dụng không lâu-> Nhanh) + No Animation (không hoạt ảnh).

+ Subtle (phản phất, huyền ảo).

+ Moderate (vừa phải, ôn hoà, không quá khích) + Exciting (Hiện hữu có sẵn)

2.

Hoạt ảnh tuỳ chọn cho từng đối tượng trong slide.

Bước 1: Làm hiện đồ thuật: Slide Show -> Custom Animation

Bước 2: Chọn đối tượng trong Slide (dòng chữ "Bôi đen", tranh, hình vẽ, file video, bảng, biểu đồ, chữ nghệ thuật...)

Bước 3: thêm kiểu hiệu ứng của hoạt ảnh.(Add effect) - Entrance: Hiệu ứng xuất hiện Slide

- Emphasis: Hiệu ứng nhấn mạnh - Exit: Hiệu ứng biến mất

- Motion Paths: hiệu ứng chuyển động

Bước 4: Xem thử nhấp vào Slide show trong đồ thuật->điều chỉnh

(chú ý : xoá hiệu ứng bằng cách chọn vào hiệu ứng trong đồ thuật nhấp chuột vào remove )

*, Trong hộp START:

- ON CLICK: Hiệu ứng xuất hiện khi nhấn chuột;

- WITH PREVIOUS: Hiệu ứng xuất hiện cùng với hiệu ứng trước

- AFTER PREVIOUS: Hiệu ứng xuất hiện sau khi hiệu ứng trước xuất hiện *, Trong hộp Direction: Chọn hướng xuất hiện của hiệu ứng, tùy vào loại đối tượng mà có các tham số sau:

- IN: hiệu ứng vào trong - OUT: hiệu ứng tỏa ra ngoài

- FROM LEFT: hiệu ứng xuất hiện từ bên trái qua phải - FROM RIGHT: hiệu ứng xuất hiện từ bên phải qua trái - FROM TOP: hiệu ứng xuất hiện từ trên xuống

- FROM BOTTOM: hiệu ứng xuất hiện từ dưới lên

*, Hộp Speed - Chọn tốc độ xuất hiện của đối tượng, tùy vào loại đối tượng mà có các tham số sau:

- VERY SLOW: Rất chậm - SLOW: Chậm - MEDIUM: Trung bình - FAST: Nhanh - VERY FAST; Rất nhanh

*, RE-ORDER: Dùng để thay trật tự của các hiệu ứng. Khi ta quan sát các trang trình chiếu ở ché độ Slide View, ta thấy đối tượng sau khi đã áp hiệu ứng thì được ký hiệu bởi 1 số ở phía trên bên trái mỗi đối tượng, đó chính là số thứ tự mà hiệu ứng sẽ xuất hiện. Ta sẽ thay đổi số thứ tự này bằng cách: Chọn hiệu ứng cần thay đổi thứ tự xuất hiện, nhấn vào các mũi tên (màu xanh) như đã hướng dẫn ở trên.

*, PLAY: Dùng để xem trang trình chiếu ở chế độ Slide View *, SLIDE SHOW: Đùng để xem trang trình chiếu toàn màn hình

*, AUTOPREVIEW: Nếu chọn thì hiệu ứng sẽ tự động trình chiếu sau mỗi khi thay đổi

3. Tạo sự chuyển tiếp cho Slide.

Mục đích : Tạo hiệu ứng khi chuyển tiếp giữa các slide

Bước 1: Làm hiện đồ thuật : Slide Show -> Slide Transition Bước 2: Chọn kiểu hiệu ứng cho Slide ở khung:

Apply to SelectedSlides

Bước 3: chọn tốc độ + âm thanh ở khung Modify Transition: Speed (tốc độ); Sound (âm thanh)

Bước 4: Chọn chế độ tác động khi chuyển Advance slide: + Chuyển tiếp khi nhấp chuột: On mouse click

+ Chuyển tiếp ở chế độ thời gian chờ: Automaticcally after

Chú ý: muốn bỏ chế độ chuyển tiếp của Slide, chọn No Transition

4. Tạo sự liên kết4.1. Tạo sự liên kết. 4.1. Tạo sự liên kết.

4.1.1. Tạo sự liên kết bằng nút bấm hành động.

Bước 1: Slide Show ->Action Buttons -> chọn một biểu tượng -> vẽ nút bấm trong slide.

Bước 2: kết thúc bước 1 xuất hiện hộp thoại "Action Setting" chọn thẻ Mouse click Chọn một trong các lựa chọn sau: None : Không liên kết (không có liên kết nào)

Hyperlink to: Liên kết tới (1 Slide, trang Web,... xem chú ý) Run Program: Chạy một chương trình trên máy tính

Bước 3: Nhấp OK kết thúc liên kết

a. Khi chọn Hyperlink to: ta phải lựa chọn các trưường hợp sau: - Next Slide: Đến Slide tiếp theo

- Previous Slide: Về trước một Slide - First Slide: Về Slide đầu

- End Show: trở về màn hình thiết kế - URL...: Liên kết tới một trang Web

- Other PowerPoint Presentation...:Tới 1 slide trong file PowerPoint khác - Other file...: Tới một file bất kỳ khác

- Slide...: Tới một Slide trong file hiện hành, khi vào trường hợp này ta phải chọn một Slide nào đó trong file

b. Khi chọn : Run Program Phải bấm vào Browse để tìm chưương trình chứa trong máy tính.

c. Muốn viết chữ trên nút nhấp phải chuột vào nút chọn add text

d. Muốn sửa lại liên kết trên nút, nhấp phải chuột vào nút chọn Action Setings (hoặc Edit Hyperlink)

e. Muốn gỡ bỏ mối liên kết: Remove Hyperlink

4.1.2. Tạo liên kết cho 1 đối tượng. Bước 1: Chọn đối tượng.

Bước 2: Nhấp chuột phải vào đối tượng rồi chọn Hyperlink... Làm xuất hiện hộp thoại Insert Hyperlink

Bước 3: Chọn kiểu liên kết là một trong các trường hợp sau:

- Current folder: liên kết đến một file hay chương trình trong 1 thư mục (tìm dường dẫn tới thư mục nơi có chữ Look in).

- Recent file: liên kết đến một file đã tồn tại và sử dụng gần đây trên máy. - Bookmark: Để liên kết đến một Slide trong file PowerPoint hiện hành.

Bước 4: Nhấp OK

Chú ý: Để gỡ bỏ liên kết cho đối tượng, nhấp phải vào đối tượng chọn : Remove Hyperlink

4.2. Vẽ hình cho Slide:

Bước 1: Khởi động thanh Drawing (View-> Toolbars-> Drawing). Bước 2: Chọn các biểu tượng cần vẽ trên thanh Drawing hoặc nhấp vào

-> vẽ vào slide.

Bước 3: Định dạnh hình vẽ nhờ các biểu tượng trên Drawing : - Thùng sơn : để tô mầu cho hình ( muốn bỏ màu chọn No Fill) - Bút : để thay đổi màu đường viền của hình vẽ

- Biểu tượng chữ : Thay đổi mầu của chữ.

Chú ý: Muốn viết chữ lên hình bất kỳ: nhấp phải chuột vào hình chọn Add Text (Hoặc Edit text)

BÀI 4: TRÌNH CHIẾU – LƯU VÀ ĐÓNG GÓI FILE 1. Thao tác trình chiếu

Sau khi đã thực hiện hoàn chỉnh file PowerPoint, để trình chiếu ta vào menu Slide Show/View Show (hay nhấn phím F5).

- Để trình chiếu từ slide đang hiện hành, ta bấm vào nút trong thanh Normal View (hay nhấn Shift + F5).

- Muốn màn hình trình chiếu chuyển sang màu đen thì nhấn phím B hoặc W, để quay lại màn hình trình diễn nhấn phím B hoặc W một lần nữa.

- Khi đang trình chiếu:

+ Nếu muốn quay về chế độ chỉnh sửa, ta nhấn Esc trên bàn phím. + Nếu muốn quay lại slide đầu tiên: nhấn phím Home.

+ Nếu muốn quay lại slide cuối cùng: nhấn phím End.

2. Một số điều lưu ý trong khi trình chiếu:

- Khi đã trình chiếu không nên quay về màn hình thiết kế điều này sẽ làm giảm tính chuyên nghiệp và ảnh hưởng đến sự chú ý không cần thiết của học sinh.

- Trong khi trình chiếu nếu muốn quay lại hoặc bỏ qua một vài slide đến nhanh một slide nào đó ta nhấn phải chuột lên màn hình chọn Go to Slide rồi chọn slide cần di chuyển tới.

- Để đánh dấu một phần văn bản hoặc hình ảnh nào đó để cho người xem chú ý ta có thể sử dụng bút màu để đánh dấu, cách làm như sau:

Trong màn hình trình chiếu chuột phải chọn Pointer Options chọn Pen, chọn màu cho bút nhấn Pen Color rồi chọn màu.

- Nếu muốn xóa nét bút vừa tô thì chọn Hidden hoặc Arrow. - Để hủy bỏ việc dùng bút ta chọn mũi tên

* Lưu kèm theo font chữ: Khi soạn bản trình chiếu ở một máy tính và trình chiếu ở một máy tính khác thì thường hay xảy ra tình huống là máy tính trình chiếu đó không có Font chữ như font chữ mà chúng ta đã sử dụng trong bản trình chiếu. Vậy để khắc phục điều này thì ta chọn chức năng lưu kèm theo cả các Font chữ đã được sử dụng, ta làm như sau:

Bước 1: Sau khi soạn thảo bài giảng xong, nhấp vào File --> Save As Chọn Tools -> Save Options.

Bước 2: Hộp thoại Save Options xuất hiện, trong mục Font options for current document only hãy đánh dấu vào tuỳ chọn Embed True Type fonts. Lúc này sẽ có hai lựa chọn dành cho bạn:

+ Embed characters in use only (best for reducing file size): Lưu kèm các font và nén dung lượng của tập tin nhưng lại không cho phép chỉnh sửa ở máy khác về sau.

+ Embed all characters (best for editing by others): Lưu kèm các font và mặc định dung lượng của tập tin. Nhưng nó rất thuận tiên cho việc chỉnh sửa lại ở máy khác sau này.

Sau khi lựa chọn xong bạn bấm OK và lưu lại tập tin bình thường

3. Một số yêu cầu và công cụ bổ trợ để soạn và giảng bài trên powerpoint

• Cơ sở vật chất:

- Phòng học chuyên dụng cho trình chiếu.

- Phải có máy tính (xách tay hoặc để bàn), đèn chiếu đa năng, Camera kỹ thuật số hoặc Webcam, màn chiếu, loa, micro.

• Con người:

- Phải biết sử dụng thành thạo soạn thảo và xử lý văn bản. - Sử dụng tương đối thành thạo chương trình PowerPoint

- Biết sử dụng một số phần mềm xử lý ảnh, chuyển đổi âm thanh, video, tạo ảnh động, tạo Flash...

- Sử dụng một số phần mềm mô phỏng: vẽ hình, vẽ đồ thị hàm số, phòng thí nghiệm hoá, phòng thí nghiệm sinh,..

4/ Lưu và đóng gói file trình chiếu

- Lưu file trình chiếu dưới powerpoint chọn file/Save. Nếu lưu với Save as ta có thể lưu file trình chiếu dưới nhiều dạng khác nhau như: Web (HTML), Design Template (*.pot), ảnh Jpeg, BMP, TIFF… chọn ở mục Save as type

* Đóng gói file trình chiếu

Thông thường khi soạn một bài giảng trình chiếu bằng PowerPoint được chèn vào hình ảnh, âm thanh tại máy tính của bạn. Nhưng khi trình chiếu trên một máy tính khác thì nhiều khi một số nội dung âm thanh, phim không thể hiện được hay lỗi font chữ,… Để khắc phục các lỗi trên bạn nên đóng gói bài giảng trình chiếu của mình. Sau khi đóng gói bài giảng của bạn sẽ trình chiếu độc lập dù máy tính bạn đang trình chiếu không có font, âm thanh, phim trong bài giảng mà bạn đã soạn. Sau đây là nội dung hướng dẫn đóng gói trình chiếu.

Ra: Gói trình chiếu (1 thư mục chứa file .ppt, Font, âm thanh, phim ,…) Phương pháp thực hiên:

B1 : Mở file trình chiếu cần đóng gói. B2 : Vào menu File –> Package for CD …

B3 : Trong hộp thoại Package for CD, chọn Copy to Folder ( nếu muốn đóng gói vào một thư mục nào đó trong ổ cứng máy tính của mình ).

B4 : Trong hộp thoại Copy to Folder

+Folder name : Đặt tên cho folder

+Location : đường dẫn đến nơi cần để file đóng gói. Mặc dịnh là C: My Documents Tên máy tính. Muốn thay đổi chọn Browse. Trong hộp thoại Choose Location, chọn nơi muốn để Folder đóng gói rồi Click OK.

B5 : Tại hộp thoại Package for CD, chọn Close để kết thúc quá trình đóng gói.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Giáo trình Microsoft Word, Excel, Powerpoint: Nguyễn Sơn Hải - Trung tâm tin học Bộ GD&ĐT

2- Hướng dẫn sử dụng Word, Excel 2003: Trần Văn Minh- NXB Thống kê (có tại thư viện trường)

3- Hướng dẫn sử dụng Word, Powerpoint: NXB Đại học quốc gia TPHCM (có tại thư viện trường)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG CĂN BẢN (Trang 100 -110 )

×