Quá trình bơm vữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng cọc cfa trong điều kiện địa chất tp hcm (Trang 40 - 41)

1.2 Các bước thi cơng cọc CFA

1.2.3 Quá trình bơm vữa

- Điều cần thiết và chú ý nhất là vữa được bơm ngay khi mũi khoan đạt độ sâu yêu cầu, nếu cĩ bất kỳ trục trặc của thiết bị khoan (gián đoạn trong quá trình bơm vữa...) ảnh hưởng đến tiến trình bơm vữa, sẽ làm kẹt các mũi khoan và rất khĩ lấy mũi khoan lên. Để tránh tình trạng mũi khoan bị “treo”, cĩ thể duy trì một tốc độ quay chậm cho mũi khoan trong khi chờ vữa đem đếm, tốc

độ quay này nếu khơng cĩ sự thâm nhập vào đất sẽ dẫn đến tình trạng đất bị phá hoại và thiếu hụt đất, mất ổn định như đã đề cập bên trên và nên tránh. Cách tốt nhất để tránh tình trạng trên là trước khi bơm vữa, nên tính tốn dự trữ đủ khối lượng vữa cho cọc tại cơng trình để hồn thành cọc một cách liên tục.

- Sau khi đạt đến độ sâu chơn cọc, tiến hành nhấc mũi khoan lên khoảng 150mm và bơm vữa cĩ áp lực để loạt bỏ đầu bít lỗ khoan vữa tại đầu mũi khoan, hoạt động này được gọi là thổi rửa. Nếu chiều cao nâng mũi khoan lên đến khoảng 300mm ( khoảng cách giới hạn là 150mm trước khi thổi đầu bít) là một bất lợi. Bởi vì khi nâng q cao đất sẽ bị ép lại tại đầu mũi khoan, khi bơm vữa đất sẽ trộn lẫn vào vữa dẫn đến chất lượng vữa tại đầu cọc sẽ giảm. Trước khi bắt đầu rút, mũi khoan được tái xâm nhập đến độ sâu ban đầu và vẫn duy trì áp lực vữa.

Khi khoan được đưa lên chậm và đều đặn, một khối lượng vữa/ bê tơng phải được cung cấp đầy đủ và khối lượng này cần được đo và theo dõi để đảm bảo thay thế đủ khối lượng đất và mũi khoan. Lượng vữa thay thế vượt khoảng 15-20 % so với khối lượng vữa tính tốn trên lý thuyết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng cọc cfa trong điều kiện địa chất tp hcm (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)