Các hình thức đào tạo của Ban QLDA 1

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ THỰC TIỄN BAN QUẢN LÝ (Trang 46 - 48)

STT Hình thức đào tạo Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1

Đào tạo dài hạn

Cao học, đại học 0 0 28 35 31 Các khoá cao cấp chính trị 0 2 0 0 0

2

Đào tạo ngắn hạn

Đào tạo mới, đào tạo lại 0 0 0 15 24 Đào tạo nâng cao nghiệp vụ 78 297 443 377 133 Đào tạo nâng lương 0 0 0 0 0

3

Cử cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm kèm cặp lao động mới, thiếu kinh nghiệm

Chưa có thống kê chi tiết

(Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính – Ban QLDA 1)

Ban tập trung vào các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tập trung cao chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ, nhân viên. Các lớp đào tạo dài hạn thường tập trung khoá đào tạo đại học, cao học tại các trường kỹ thuật, quản trị kinh doanh như trường Đại hoạc Xây dựng, Bách Khoa, Thủy lợi; các năm trước năm 2016, do điều kiện công tác tại công trường, cũng như là thời điểm gấp rút triển khai các Dự án nên Ban khơng có điều kiện để cử cán bộ đi học nâng cao (trình độ cao học các chuyên ngành, bồi dưỡng nghiệp vụ...). Tuy nhiên, bắt đầu

từ sau năm 2016, ngay sau khi kết thúc các Dự án và chuyển trụ sở về thành phố Hà Nội, Ban đã thực hiện hàng loạt các chương trình khuyến khích và tạo điều kiện để CBCNV được theo học các lớp. Kết quả, hàng năm từ 2018 đến 2020 đều có trung bình trên 20 CBCNV theo học và tốt nghiệp khóa đào tạo cao học, có hàng trăm lượt CBCNV được Ban tổ chức cho theo học các khóa huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn. Các lớp ngắn hạn này thường tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, đào tạo về Luật xây dựng, kỹ năng quản lý, giám sát cơng trình và các khố đào tạo theo chuyên ngành khác.

Ngoài ra, Ban cũng hết sức chú trọng đến công tác đào tạo chuyển đổi ngành nghề do các Dự án Ban được giao quản lý trước năm 2016 chủ yếu là các dự án về thủy điện nên lực lượng các kỹ sư chủ yếu là chuyên ngành thủy điện, thủy lợi. Với định hướng mới, Ban sẽ trở thành một Ban quản lý dự án chuyên nghiệp với nhiều loại hình dự án khác như nhiệt điện, năng lượng mặt trời, tái tạo... nên đội ngũ kỹ sư cần có lộ trình học tập chuyển đổi sang các ngành nghề theo yêu cầu. Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020, Ban đã phối hợp với các trường, đặc biệt là Trường Đại học Bách khoa Hà nội để thực hiện chương trình đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho hơn 20 CBCNV của Ban sang các ngành như nhiệt điện, hệ thống điện, tự động hóa... Đây là những cán bộ nguồn cho công tác quản lý các dự án nguồn điện đa dạng của Ban sau này.

Tuy nhiên, do đặc thù công việc nên công tác đào tạo nâng lương chưa được Ban tổ chức thực hiện. Công tác nâng lương chưa thực hiện qua thi cử.

Về chi phí đào tạo: Hằng năm, Tập đồn Điện lực Việt Nam đều thực hiện phê duyệt kinh phí đào tạo nhân lực và phịng tổ chức hành chính căn cứ vào yêu cầu của từng phòng, ban chức năng, các đơn vị trực thuộc để có kế hoạch đào tạo phù hợp. Ban đã sử dụng hình thức đào tạo khá đa dạng với việc chủ động đào tạo cán bộ nhân viên và cũng tạo điều kiện cho những lao động có nguyện vọng. Chi phí đào tạo được duyệt cơ bản đáp ứng và phù hợp với nhu cầu đào tạo của đơn vị.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ THỰC TIỄN BAN QUẢN LÝ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)