Thực trạng tự học tiếng Anh của sinh viên

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học TIẾNG ANH “học QUA dự án” (PROJECT BASED LEARNING) để TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ tự học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN đại học THƯƠNG mại (Trang 32 - 34)

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thực trạng tự học tiếng Anh của sinh viên

Nhận thức của sinh viên về tự học và tầm quan trọng của việc tự học: Phần lớn

số sinh viên được hỏi đều nhận thấy tầm quan trọng của việc tự học, trong đó 53,8% % đánh giá vai trị của tự học đối với kết quả học tập ở mức 4/5 (5 là mức cao nhất), 25,9% cho mức 5/5. Điều này chứng tỏ rằng hầu hết sinh viên hiểu được là muốn có kết quả tốt trong học tập, họ cần phải tự học. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của tự học không đồng nghĩa với việc hiểu được thực sự thế nào là tự học. Hầu hết sinh viên (84,6%) đều cho rằng tự học là học bài ở nhà, đọc sách tham khảo và các hoạt động trau dồi kiến thức sau giờ lên lớp và thực hiện cá nhân ở một nơi yên tĩnh chứ không phải thái độ tích cực chủ động trong các quyết định

lựa chọn học cái gì, học như thế nào. Chỉ có 11,5% số sinh viên được hỏi có nhận thức đúng về tự học.

Thời gian tự học tiếng Anh của sinh viên: Theo kết quả điều tra, số giờ tự học

tiếng Anh của sinh viên rất đáng khích lệ: Có đến 46,1% sinh viên dành hơn 3 tiếng, dưới 7 tiếng/tuần để tự học. Song, đối chiếu với kết quả điều tra câu hỏi số 7 về thói quen tự học, ta nhận thấy chỉ có 11,5% sinh viên ln ln học bài cũ trong khi có đến 70,1% sinh viên thỉnh thoảng mới học. Tỷ lệ này thậm chí cịn cao hơn so với câu hỏi về xem trước nội dung bài hoặc tham khảo thêm sách, báo, tham gia hoạt động ngoại khóa. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy con số hơn 3 giờ một tuần dành cho việc tự học là thiếu tin cậy.

Các kỹ năng tự học còn thiếu hoặc yếu của sinh viên:

- Kỹ năng định hướng: Theo kết quả điều tra, có đến 70,1% số sinh viên được hỏi cho rằng mục đích của học tiếng Anh là có thể sử dụng tiếng Anh khi đi làm, chỉ có 16,3% trả lời “học để thi”. Tuy nhiên, kỹ năng định hướng không chỉ là nhận thức đúng đắn về mục đích học mà cịn phải có thái độ học tập nghiêm túc và có phương pháp phù hợp với bản thân. Ở câu hỏi về phương pháp học, có đến 62,5% sinh viên chỉ học trước khi thi. Học để có thể sử dụng tiếng Anh khi đi làm nhưng lại chỉ học trước kỳ thi thì rõ ràng có sự bất nhất trong lời nói và hành động. Điều này còn thể hiện ở câu hỏi về thời gian thảo luận trên lớp, có đến 25,9% hiếm khi thảo luận, 44,2% thỉnh thoảng thảo luận.

- Kỹ năng lập kế hoạch: 46,1% sinh viên tham gia khảo sát cho biết họ thỉnh thoảng có đề ra mục tiêu và kế hoạch học tập, 27,8% thường xuyên làm việc này và chỉ có 5,7% là ln ln lập kế hoạch. Ngay cả đối với những sinh viên thường xuyên lập kế hoạch thì họ mới chỉ dừng lại ở kỹ năng xác định đầy đủ các công việc cần làm chứ chưa biết xác định yêu cầu cho từng công việc cũng như bổ thời gian hoặc điều chỉnh kế hoạch. Hầu hết sinh viên đều cho rằng họ đủ khả năng lập kế hoạch ngắn hạn chứ không thể đặt ra mục tiêu dài hạn và xây dựng kế hoạch cụ thể cho các mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học TIẾNG ANH “học QUA dự án” (PROJECT BASED LEARNING) để TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ tự học TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN đại học THƯƠNG mại (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w