GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.2 CÁC HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU
Trước hết, phương pháp HQDA yêu cầu các dự án phải có tính thực tế nhưng do nội dung chương trình Tiếng Anh 4 có nhiều bài chun ngành, nặng về lý thuyết nên việc thiết kế dự án cho đúng với tiêu chí là tương đối khó, chỉ đạt mức độ tương đối (chưa tạo điều kiện cho sinh viên được hồn tồn đóng vai có thực trong xã hội). Do tính hấp dẫn của HQDA đã giảm với lý do như vậy nên có thể kết quả điều tra về nguyện vọng của sinh viên về việc có tiếp tục học với phương pháp này hay khơng có thể bị ảnh hưởng.
Thứ hai, đề tài có thể có một số hạn chế về phương pháp nghiên cứu: Tác giả chỉ tiến hành quan sát, điều tra và phỏng vấn sinh viên của lớp mình giảng dạy, phiếu điều tra được thực hiện tại lớp học và do giảng viên giảng dạy trực tiếp điều tra nên có thể kết quả nghiên cứu có phần mang tính chủ quan.
Cuối cùng, đề tài này được thực hiện trước khi ban hành Quyết định số 979/QĐ-ĐHTM ngày 15/11/2016 của Hiệu trường trường Đại học Thương mại về việc chuẩn đầu ra Tiếng Anh áp dụng cho sinh viên đại học hệ chính quy từ khóa 2016 (khóa 52) nên việc ứng dụng phương pháp này trong học phần Tiếng Anh 4 sẽ phải điều chỉnh do chương trình dạy học phải thay đổi cho phù hợp với mục tiêu đào tạo. Như vậy, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu gồm có: (1). Có nên áp dụng HQDA trong các học phần tiếng Anh từ khóa 52; (2). Phương pháp này có
hiệu quả như thế nào đối với các nhóm đối tượng khác nhau, nên áp dụng cho cả sinh viên có trình độ tiếng Anh tốt và kém hay chỉ nên áp dụng đối với những sinh viên khá giỏi. Ngồi ra, phạm vi đề tài có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu đến sinh viên chuyên tiếng Anh và cử nhân thực hành tại trường Đại học Thương mại, khi đó, tiếng Anh chuyên ngành và các kỹ năng mềm học được từ phương pháp HQDA sẽ là một lợi thế so sánh cho sinh viên trường ta so với các trường cùng khối ngành.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu áp dụng HQDA để cải thiện khả năng tự học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên tiếng Anh ĐHTM, đề tài NCKH này gồm các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: tìm hiểu về thực trạng tự học tiếng Anh của sinh viên, áp dụng HQDA vào học phần tiếng Anh 4 để cải thiện khả năng tự học của sinh viên, sau đó rút ra những thay đổi do phương pháp này mang lại và căn cứ vào đó đề xuất các biện pháp giúp cải thiện khả năng tự học cho sinh viên.
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đó, ba phương pháp nghiên cứu chính đã được sử dụng: Phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát trực tiếp. Đối tượng khảo sát là sinh viên không chuyên tiếng Anh đang học học phần tiếng Anh 4.
Kết quả điều tra trước khi áp dụng HQDA cho thấy đa số sinh viên chưa có nhận thức đúng đắn về tự học, các kỹ năng tự học còn thiếu và yếu, đặc biệt là kỹ năng lập kế hoạch. Sau khi áp dụng HQDA trong học phần tiếng Anh 4 (hai tín chỉ), nhận thức của sinh viên về tự học đã đầy đủ hơn, hai nhóm kỹ năng được cải thiện là lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch trong khi nhóm kỹ năng định hướng và đánh giá vẫn cịn chưa có nhiều tiến bộ.
Do HQDA là phương pháp tương đối mới đối với giảng viên và sinh viên nên một số giải pháp được đề xuất để có thể ứng dụng trong giảng dạy. Đối với giảng viên, cần có niềm tin vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nỗ lực tạo lập thói quen dân chủ, lắng nghe sinh viên, phản hồi và tư vấn kịp thời đồng thời nâng cao trình độ chun mơn, cơng nghệ thơng tin. Đối với sinh viên, điều cần làm ngay là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự học và phương pháp HQDA, tự chủ tự giác trong quá trình học tập, trau dồi các kỹ năng làm việc nhóm. Đối với Nhà trường, giảm sĩ số lớp và phân loại đầu vào là hai nhiệm vụ quan trọng mang tính chất quyết định cho thành bại của phương pháp này. Về chương trình giảng dạy, nên giảm bớt nội dung kiến thức lý thuyết để tăng cường một số nhiệm vụ thực tế. Về hình thức đánh giá, kiểm tra giữa kỳ nên thay bằng đánh giá kỹ năng thay vì kiểm tra viết như trước đây.