GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1.2 Đối với giảng viên
Về tư tưởng: Như đã trình bày ở trên, niềm tin vào phương pháp và tin vào
việc cải thiện khả năng tự học đóng vai trị quyết định trong thành cơng. Tuy nhiên, qua trao đổi với một số giảng viên khác tác giả nhận thấy là hầu hết giảng viên đều cho rằng việc đó khơng khả thi vì thời lượng chương trình q ít, sĩ số lớp học khá đơng và trình độ sinh viên khơng đồng đều. Nhận định này khá chính xác, tuy nhiên trong bối cảnh trường ĐHTM đang nỗ lực đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy, các điều kiện học tập sẽ sớm được cải thiện và nếu giảng viên khơng nỗ lực tìm tịi thì dù điều kiện vật chất có đầy đủ đến đâu cũng khơng dẫn đến thay đổi về chất lượng.
Về thói quen: Giảng viên phải từ bỏ thói quen mình là trung tâm, truyền giảng
kiến thức, chỉ đạo mọi hoạt động của sinh viên trong quá trình dạy học. Trong phương pháp HQDA, giảng viên góp ý và tư vấn chứ khơng ép buộc, dân chủ và bình đẳng, sẵn sàng thay đổi vai trị để trở thành khán giả khi được nghe trình bày về dự án, lắng nghe ý kiến của sinh viên và khơi gợi khả năng sáng tạo của họ. Ngay cả trong cách đóng góp ý kiến cũng nên tránh áp đặt, tránh câu trả lời duy nhất. Một thói quen nữa cần rèn luyện là ghi chép tỉ mỉ các vấn đề thường gặp cũng như nhận xét về nội dung, cách thức tiến hành của mỗi nhóm để kịp thời phản hồi, điều chỉnh dự án và kế hoạch cho phù hợp với năng lực của sinh viên. Đối với các hoạt động diễn ra trên lớp, giảng viên phải ghi chép mọi vấn đề nảy sinh để theo dõi sự tiến bộ của các em. Giảng viên viên cần thường xuyên lắng nghe các ý kiến thảo luận của sinh viên một cách dân chủ và khuyến khích sự sáng tạo, ý tưởng mới lạ của các em.
Về chuyên môn: Công việc cần làm của một giảng viên trong HQDA là rất
nhiều và không hề dễ dàng, từ khâu thiết kế dự án, giám sát quá trình thực hiện đến đánh giá dự án. Giảng viên cần nâng cao chuyên môn xét về các mặt sau đây: Một là xây dựng một lịch trình đánh giá hiệu quả - giảng viên phải xác định rõ mục đích của việc đánh xét về mặt nhu cầu của sinh viên, nhằm khuyến khích việc học tập có định hướng và hợp tác, theo dõi tự tiến bộ, kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của sinh viên. Trong lịch trình đánh giá, giảng viên nên dùng bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án. Bảng tiêu chí này khơng chỉ là cơng cụ để giảng viên đánh giá sinh viên trong và sau dự án mà cịn là cơng cụ để sinh viên tự định hướng trong quá trình thực hiện dự án. Các tiêu chí đánh giá phải được giảng viên xây dựng cụ thể, vừa tầm với sinh viên. Hai là giảng viên cần phát triển một số kỹ năng khác như theo dõi và tư vấn cho sinh viên trong quá trình thực hiện dự án, giúp họ tự định hướng và tiến bộ. Đây là q trình khó khăn và làm mất nhiều thời gian. Ba là giảng viên cũng cần cải thiện trình độ cơng nghệ thơng tin như lập diễn đàn, tạo nhóm, tra cứu, sử dụng các ứng dụng cơng nghệ thơng tin… để tiện việc theo dõi, phản hồi hay tham vấn cho sinh viên khi cần. Cuối giờ lên lớp, giảng viên có thể tận dụng những phút cuối để trao đổi thơng tin với các nhóm để tìm ra những vấn đề tồn đọng.