- Để tồn tại và phát triển con người buộc phải liên kết với nhau thành những cộng đồng. Trong cuộc sống cộng đồng của lồi người địi hỏi phải có sự phối hợp, quy tụ hoạt động của các nhân riêng lẽ theo những hướng nhất định để đạt được những mục đích nhất định, nghĩa là cần phải có sư điều chỉnh những mối liên hệ giữa con người với con người.
- Trong cuộc sống của con người, con người ln ln có cách xử sự đối với từng hồn cảnh điều kiện nhất định. Cách xử sự này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong những hoàn cảnh nhất định, mà hoàn cảnh, điều kiện sống của xã hội diễn ra có tính quy luật. Hơn nữa đối với con người bình thường thì họ ln hoạt động có lý trí ạt do ý chí. Do đó, có thể dự kiến trước những xử sự có thể có của con người trong những hồn cảnh, điều kiện đó.
- Từ những lý luận trên, có thể xây dựng và đưa ra quy tắc xử sự chung làm mẩu để bất kể ai trong những hoàn cảnh cụ thể đã được dự liệu đều có thể xử sự như vậy.
- Những quy tắc xử sự chung được đặc ra để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người và được sử dụng nhiều lần trong cuộc sống gọi là những quy phạm
Trong những quy phạm mà con người đặc ra được chia thành 2 loại: Quy phạm xã hội và quy phạm kỷ thuật
+ Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự hình thành trong quá trình hoạt động xã hội của con người (hoạt đông sản xuất, phân phối, trao đổi, sinh hoạt… của các cá nhân, tổ chức … trong xã hội) để điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người
+ Trong mỗi quy phạm xã hội thường chỉ ra: Trong những điều kiện hoàn cảnh nào? Tổ chức hay cá nhân nào phải xử sự như thế nào? Và hậu quả gì đối với tổ chức hay cá nhân đó khơng xử sự đúng với những quy định đó.
b. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật (quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa)
Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, do đó nó có đặc tính chung của một quy phạm xã hội như: là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người
+ Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung cho mọi người, có tính chất mẫu mực, tiêu chuẩn để
mọi người tuân theo trong những điều kiện nhất định và hậu quả pháp lý đối với chủ thể nếu vi phạm các quy tắc xử sự đó. Các quy tắc xử sự này do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện.
+ Quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa là quy tắc xử sự chung do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban
hành, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đặc điểm của quy pháp luật xã hội chủ nghĩa:
+ Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà nước.Vì:
* Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn. Chúng được nà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đod có biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là tử hình
* Được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước
+ Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước. Vì:
* Trong quy phạm pháp luật, nhà nước thể hiện ý chí của mình bằng cách xác định những đối tượng nào trong những điều kiện nào thì phải xử sự theo pháp luật, những quyền và pháp lý của họ và cả những biện pháp cưỡng chế bắt buộc họ phải gánh chịu nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ đó.
+ Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung: Quy phạm được đặt ra không phải dành cho một chủ thể cụ thể nào cả mà là dành cho bất kỳ chủ thể nào khi ở trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định đã được quy định
+ Quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội chung. + Quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung
* Nội dung mỗi quy phạm thường thể hiện hai mặt: Cho phép và bắt buộc + Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội vừa mang tính giai cấp:
* Mang tính xã hội vì nó duy trì, bảo vệ đời sống cộng đồng xã hội nói chung, như trật tự giao thơng…
* Mang tính giai cấp vì nó bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị
+ Quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa là quy phạm pháp luật thành văn. + Quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính hệ thống thống nhất.
Câu 18. Khái niệm hệ thống pháp luật:
1.Khái niệm
Hệ thống pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật được quy định một cách khách quan bởi các điều kiện kinh tế xã hội, biểu iện ở sự phân chia hệ thống ấy thành các bộ phận cấu thành (Ngành Luật, chế định pháp luật) khác nhau, phù hợp với đặt điểm tính chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh nhưng các bộ phận khác nhau ấy có mối quan hệ qua lại chặt chẽ và thống nhất với nhau.
a. Hệ thống cấu trúc pháp luật
Hệ thống cấu trúc của pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật.
Hệ thống cấu trúc của pháp luật có ba thành tố cơ bản ở ba cấp độ khác nhau là: Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật
- Quy phạm pháp luật: Đây là thành tố nhỏ nhất trong HTPL vừa có tình khái qt vừa có tính cụ thể.
+ Tính khái qt: vì nó là quy tắc xử sự chung dùng để áp dụng trên diện rộng và trong một thời gian dài
+ Tính cụ thể: vì quy phạm pháp luật là hình mẩu, là chuẩn mực để điều chỉnh quan hệ xã hội trong những trường hợp cụ thể đã được dự liệu trước
+ Ở QPPL khơng thể có sự đối lập giữa nội dung và hình thức
- Ngành luật: Ngành luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
- Chế định pháp luật: Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau nhằm để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội giống nhau.
Ví dụ: Chế định kết hơn, chế định đồng phạm…
b. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Xuất phát từ tính hệ thống của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luậ hợp thành một hệ thống. Khi xem xét hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần xem xét theo chiều dọc và chiều ngang. - Chiều ngang: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với hệ thống cấu trúc của pháp luật. Nghĩa là các văn bản đó đều phải căn cứ vào đối tượng điều chỉnh.
- Chiều dọc: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mang tính thứ bậc phù hợp với thẩm quyền ban hành
- Có thể mơ tả hệ thống pháp luật như một hình tháp. Đáy là đời sống xã hội với các quan hệ xã hội hết sức đa dạng cần phải có nhiều loại, nhóm quy phạm điều chỉnh điều chỉnh. Chiều cao của tháp là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật với những thang bậc giá trị khác nhau.
2-Đặc điểm của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa:
- Có tính thống nhất:
+ Các quy phạm pháp luật không mâu thuẩn.
+ Các văn bản dưới luật không trái với văn bản luật.
- Sự phân chia hệ thống pháp luật thành những bộ phận cấu thành. - Có tính khách quan:
3. Căn cứ phân chia ngành luật:
- Đối tượng điều chỉnh: tức là dựa vào những quan hệ xã hội mà pháp luật hướng tới, tác động tới. - Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của những người tham gia các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật.
Câu 19. Khái niệm ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa:
- Là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh gía về tính hợp pháp hay khơng hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội.
- Tại sao có những quan điểm, tư tưởng…khác nhau về pháp luật trong một xã hội? vì:
+ Điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của mỗi giai cấp, giai tầng khác nhau dẫn đến nhận thức về pháp luật cũng khác nhau
+ Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì khơng thể có ý thức pháp luật thống nhất
+ Do tồn tại xã hội quy định nhưng nó có tính độc lập tương đối.
* Là một hình thái ý thức xã hội, được hình thành từ những điều kiện kinh tế, điều kiện vật chất (Tồn tại xã hội)
* Tính độc lập tương đối thể hiện:
. Tồn tại xã hội thay đổi nhưng ý thức nói chung và ý thức pháp luật nói riêng vẫn tồn tại một thời gian dài.
. Trong những điều kiện nhất định có thể ý thức pháp luật còn vượt lên trên sự phát triển của tồn tại xã hội, có tính tiên phong
. Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của thời đại nào đó, song nó cũng kế thừa những yếu tố nhất định của ý thức pháp luật của thời đại trước đó.
. Ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.
+ Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính chất giai cấp
. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là ý thức pháp luật của giai cấp công nhân, nhân dân lãnh đạo.
. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa luôn phản ánh nhu cầu chính trị cũng như thể hiện mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong đời sống chính trị xã hội.
Câu 20. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật xã hội chủ nghĩa