Áp dụng pháp luật.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn thi môn_ Lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 39 - 41)

- Khái niệm quan hệ pháp luật: Là những quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm pháp

2. Áp dụng pháp luật.

- Là toàn bộ những việc làm, những hoạt động, những phương thức nhằm thực hiện những yêu cầu đặt ra trong pháp luật, trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Là một hình thức thực hiện pháp luật, đồng thời là một giai đoạn đặc thù của hình thức thực hiện pháp luật.

a. Các trường hợp áp dụng pháp luật .

- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, hoặc áp dụng các chế tài pháp luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật (trách nhiệm pháp lý).

Ví dụ: Một chủ thể pháp luật nào đó đã vi phạm pháp luật, nhưng không phải trách nhiệm pháp lý tự động phát sinh và bản thân chủ thể tự giác thực hiện các chế tài của nhà nước mà phải qua hoạt động của các cơ quan nhà nưóc có chức năng để xác định trách nhiệm pháp lý đối với người đó. Do dó phải có cơ quan thực hiện biện pháp áp dụng pháp luật.

- Khi quan hệ pháp luật với những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước: quyền học tập, lao động. Trong trường hợp này quan hệ pháp luật chưa phát sinh, cần có sự can thiệp của nhà nước để phát sinh quan hệ pháp luật

- Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó khơng tự giải quyết được. Trong trường hợp này quan hệ pháp luật đã phát sinh nhưng quyền và nghĩa vụ của các bên khơng được thực hiện và có tranh chấp.

- Trong một số các quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ pháp luật đó hoặc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế…Ví dụ: Xác nhận di chúc, chứng nhận thế chấp, chứng nhận mua bán, chứng nhận ủy quyền

b. Đặc điểm của áp dụng pháp luật:

- Là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước:

+ Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật do đó mang tính tổ chức.

+ Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khơng phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng pháp luật.

+ Ap dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan + Văn bản quy phạm pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành. Văn bản áp dụng pháp luật mang tính bắt buộc phải thực hiện đối với những tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng pháp luật được bản đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước

- Là hoạt động có hình thức, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ. Vì tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật, chủ thể bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng lợi hoặc thiệt hại rất lớn về quyền tự do của mình nên pháp luật xác định rõ ràng, cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp dụng pháp luật

- Là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với quan hệ XH.

Đối tượng áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cụ thể cần đến sự áp dụng cá biệt.

- Là hoạt động địi hỏi tính sáng tạo. Trong trường hợp có sự việc thực tế xảy ra cần phải điều chỉnh bằng pháp luật, nhưng pháp luật chưa có quy định vấn đề đó địi hỏi việc áp dụng pháp luật phải sáng tạo, bằng cách áp dụng pháp luật tương tự. Để thực hiện tốt điều này, đòi hỏi cơ quan nhà nước và các nhà chức trách cần phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú.

=> Hình thức thể hiện chủ yếu của hoạt động áp dụng pháp luật: Là văn bản áp dụng pháp luật

Câu 23. Khái niệm Vi phạm pháp luật:

1. Khái niệm

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực, trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ.

2. Những dấu hiệu của vi phạm pháp luật: a. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật :

- Vi phạm pháp luật phải là một hành vi xác định của con người.

- Hành vi vi phạm pháp luật có thể biểu hiện bằng hình thức hành động hoặc khơng hành động. - Hành vi vi phạm pháp luật phải trái pháp luật:

+ Đã vi phạm điều mà pháp luật ngăn cấm hoặc đã không làm điều mà pháp luật buộc phải làm. + Hành vi vi phạm pháp luật đã xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ (quan hệ pháp luật).

b. Chủ thể vi phạm pháp luật phải có lỗi.

- Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình cũng như đối với hậu quả của hành vi đó.

- Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: Cố ý hoặc vơ ý.

- Nếu một hành vi trái pháp luật mà không do lỗi gây ra thì khơng coi là hành vi vi phạm pháp luật.

c. Chủ thể của vi phạm pháp luật.

- Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể cá nhân hoặc tổ chức.

- Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực hành vi và năng lực pháp luật.

d. Khách thể: Hành vi xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ.

Câu 24. Trách nhiệm pháp lý.

a. Khái niệm

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi của vi phạm pháp luật do nhà nước áp dụng (sự phản ứng mang tính trừng phạt của nhà nước) mà cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu khi không thực hiện hay thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ được giao phó.

b. Đặc điểm

- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật

+ Khi có vi phạm pháp luật thì xuất hiện trách nhiệm pháp lý. Khơng có vi phạm pháp luật thì khơng có xuất hiện trách nhiệm pháp lý.

+ Một hành vi không đủ các dấu hiệu của vi phạm pháp luật thì cũng khơng dẫn đến trách nhiệm pháp lý.

- Trách nhiệm pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

+ Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cán bộ có thẩm quyền ở các cơ quan đó theo quy định của pháp luật mới có quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý.

+ Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật đối với nhà nước. Đó là sự lên án của nhà nước đối với chủ thể vi phạm.

- Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với sự cưỡng chế nhà nước: Trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực chất là sự cưỡng chế của nhà nước. Đó là sự bảo đảm của nhà nước đối với các quy phạm pháp luật. Ai vi phạm thì phải chịu hậu quả pháp lý nhất định đó chính là trách nhiệm pháp luật của họ đối với nhà nước và do nhà nước áp dụng.

- Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền.

Câu 25 : Nguyên nhân vi phạm Pháp Luật và biện pháp đấu tranh phòng chống vi pham pháp luật:

a. Nguyên nhân vi phạm pháp luật:

- Bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa không sản sinh ra vi phạm pháp luật.

- Nguyên nhân vi phạm pháp luật dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nói chung và của nhà nước ta nói riêng đó là:

+ Mâu thuẩn nảy sinh giữa quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được thay đổi nhanh chóng so với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Tàn dư của xã hội cũ.

+ Tàn dư của nền sản xuất nhỏ.

+ Tình hình mất cân đối về kinh tế xã hội nước ta hiện nay. - Điều kiện phát sinh vi phạm pháp luật:

+ Thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội của nhà nước ta.

+ Thiếu sót trong hoạt dộng của các đồn thể chính quyền, tổ chức xã hội. + Thiếu sót của chính quyền bảo vệ pháp luật.

b. Biện pháp đấu tranh phòng chống vi pham pháp luật:

- Đảm bảo nguyên tắc pháp chê xã hội chủ nghĩa.

- Không một vi phạm pháp luật nào không bị khám phá. Không một chủ thể nào vi phạm pháp luật mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

- Kịp thời khám phá vi phạm pháp luật và kịp thời truy cứu trách nhiệm một cách hợp lý. - Áp dụng trách nhiệm pháp lý phải công khai.

Câu 26: Pháp chế xã hội chủ nghĩa 1. Khái niệm:

Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Pháp luật một cách nghiêm chỉnh triệt để và chính xác.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn thi môn_ Lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w