Tổ thành cây tái sinh theo thời gian phục hồi rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 113 - 114)

Thời gian phục hồi Loài cây tái sinh ƣu thế

5 năm ReH, XoR

10 năm BaG, DeG, ReH

15 năm BaG, ReH DeG, MaT, MeCK, VoT

Ghi chú:

ReH: Re hương XoR: Xoan rừng BaG: Ba gạc DeG: Dẻ gai MaT: Màng tang MeCK: Mé cò ke VoT: Vối thuốc

Bảng 4.21 cho thấy, rừng phục hồi sau CTNR có sự đơn giản về thành phần loài trong giai đoạn đầu, các loài cây ưu thế thường là các loài tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, có khả năng tái sinh mạnh. Ở năm phục hồi thứ 5 cho thấy sự xuất hiện nhiều của các loài như: Re hương, Xoan rừng. Đây là những lồi có khả năng tái sinh nhanh, mạnh và thông qua nhều phương thức tái sinh khác nhau như: TS chồi (cây Re hương), hay tái sinh chồi, hạt và TS rễ (Xoan rừng).

Các nhân tố đóng vai trị quan trọng trong quá trình diễn thế như vòng đời, đặc điểm và tốc độ sinh trưởng của các loài ở các giai đoạn, các nhân tố này sẽ quyết định số lượng các loài cây sẽ tồn tại trong từng giai đoạn phục hồi. Ở giai đoạn đầu, rừng phục hồi được đặc trưng ở sự đồng nhất về thành phần loài cây giữa các lâm phần, như trong nghiên cứu này, ở giai đoạn phục hồi sau 5 năm. Hình thức tái sinh chồi hay hạt cũng là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại của các loài cây, thành phần loài của giai đoạn phục hồi rừng. Do vậy, khi xét trên quy mô một vùng thì ảnh hưởng của các nhân tố môi trường như lượng mưa, địa hình, độ cao sẽ quyết định tốc độ của quá trình diễn thế.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định nhất đến quá trình sinh trưởng của lâm phần là điều kiện ánh sáng. Các loài cây tham gia vào tổ thành rừng được chia thành 3 nhóm chính dựa trên cơ sở nhu cầu ánh sáng của các lồi cây trong các thời kỳ sinh trưởng là nhóm lồi cây ưa sáng, nhóm lồi cây chịu bóng và nhóm lồi cây trung tính.

- Nhóm lồi cây ưa sáng: Là những loài cần ánh sáng hoàn toàn từ lúc ban đầu cho đến cuối chu kỳ sống của chúng.

- Nhóm lồi cây chịu bóng: Là những loài tái sinh dưới tán rừng thiếu ánh sáng và có thể sinh sống trong điều kiện che bóng.

- Nhóm lồi cây trung tính: Là các lồi có thể tái sinh cả trong điều kiện bị che bóng và ngồi sáng khơng hồn tồn; các lồi này có thể chịu bóng trong giai đoạn tuổi non, nhưng sớm đòi hỏi ánh sáng để sinh trưởng và đến giai đoạn trưởng thành thì ưa sáng hồn tồn. Nhóm lồi này hầu hết là các lồi cây gỗ lớn.

Như vậy, trong giai đoạn đầu phục hồi sau CTNR, các lồi cây xuất hiện đều thuộc nhóm lồi ưu sáng, mọc nhanh; tiếp đến các giai đoạn sau dần xuất hiện những loài cây trung tính, theo thời gian bỏ hóa các lồi cây trung tính cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Sau khi đã phát triển thành rừng có đầy đủ các điều kiện tiểu hoàn cảnh thuận lợi bắt đầu xuất hiện các lồi cây chịu bóng.

* Mức độ đa dạng loài + Chỉ số đa dạng

Kết quả đánh giá mức độ đa dạng loài của lớp cây tái sinh theo 3 chỉ số đa dạng: Số loài, chỉ số đa dạng Shannon - Weiner và chỉ số đa dạng Simpson được tổng hợp trong Bảng 4.22.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)