Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đinh thị thúy thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 26 - 31)

2.2.1.3 .Cơ chế bệnh sinh

2.2.2. Cơ sở thực tiễn

Trong những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước về CTSN và các rối loạn tâm thần sau CTSN. Việt Nam là đất nước đang phát triển với sự gia tăng về mật độ dân số, đơ thị hóa nhanh với phương tiện

giao thơng có tốc độ cao lại cơ động trên mạng lưới đường xá, cầu cống chật hẹp kém chất lượng trong đó điều quan trọng là do trình độ và ý thức tự giác của con người. Đây chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ tai nạn giao thông ngày càng tăng làm cho số NB bị CTSN ngày càng nhiều và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng đặc biệt là rối loạn tâm thần sau CTSN.

*Trong nước:

Theo nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điện não đồ ở NB rối loạn tâm thần sau CTSN giai đoạn muộn của PGS – TS Phạm Đức Thịnh năm 2003[8]: một số biểu hiện của NB rối loạn tâm thần sau CTSN: Đau đầu 92%; chóng mặt 82,67%, mệt mỏi 89,33%, dễ bị kích thích 64%, rối loạn tâm thần 78,67%. Vương Văn Tịnh[9] Rối loạn giấc ngủ 80%; đau đầu 60%, mệt mỏi 55%. Các triệu chứng rối loạn cảm xúc, giảm khí sắc 17,1%; buồn rầu 14,3%.

Ở những năm đầu sau CTSN và giảm ở nhóm bệnh sau 5 – 10 năm sau CTSN. Các triệu chứng rối loạn nhận thức giảm ở nhóm NB sau 5 -10 năm CTSN nhưng bịa chuyện và giảm trí tuệ lại tăng các biểu hiện tổn thương thần kinh khu trú chỉ chiếm tỷ lệ 29,26% (Phan Việt Nga)[4].

Trần Văn Cường (2000)[2] thấy hoang tưởng 20%, ảo giác (thường là ảo thị, ảo thanh) 15%; kích động ngơn ngữ, vận động 10%.

- Đặc điểm lâm sàng: Các hội chứng rối loạn tâm thần sau CTSN: + Suy nhược sau chấn thương : 54,72%

+ Suy não sau chấn thương : 24,53% + Động kinh sau chấn thương : 16,04% + Sa sút sau chấn thương : 6,25%

Ngô Ngọc Tản (1998)[7]: Rối loạn tâm thần sau CTSN gặp chủ yếu là suy nhược và suy não sau chấn thương 66,7%.

- Đặc điểm rối loạn tâm thần theo ICD 10 cho thấy: Hội chứng sau chấn động nao FO7.2 chiếm tỷ lệ cao nhất 32,08%. Các rối loạn khí sắc 16,98% rối loạn nhân cách sau CTSN FO7.0 và FO7.8 chiếm 13,31%.

*Ngoài nước:

Theo Henri E (1974, 1989) thấy 50 – 80% các triệu chứng chủ quan phổ biến ở NB rối loạn tâm thần sau CTSN. Lishaman W.A (1987)[18]: đau đầu 57%, rối loạn giấc ngủ 31%, chóng mặt 21%.

Money G (2001)[17] thấy 19,65% trầm cảm trên 80 NB CTSN mức độ trung bình.

Theo Marson F và CS (1996)[14] thấy sự suy giảm trí nhớ sau CTSN chiếm 40 – 47%. Adams J.H và CS (2001)[11] thấy 11 – 15% bị động kinh sau CTSN.

Các triệu chứng khác: Dumond J.J và CS (1996)[13] ảo thị 12%, hoang tưởng 8%, kích động 5,2%.

- Đặc điểm lâm sàng:

Henri E (1989) tỷ lệ người bệnh suy nhược sau chấn thương là 70%. Annegers J.F và CS (2000)[12]: Động kinh sau chấn thương là 7% trong vòng 1 năm và 11,5% trong vòng 5 năm.

Matsushima Y (2011)[15] 70,6% đảm nhiệm được việc gia đình. Mayou R. (2001)[16] 45% giảm hoạt động sức khỏe.

- Đặc điểm rối loạn tâm thần theo ICD 10:

Theo Sidney B và CS (1994)[19] nhận xét rối loạn cư xử và hành vi sau chấn thương sọ não do tổn thương thùy trán. Iunque C (1999)[20] nhận thấy tổn thương vùng thùy trán gây biến đổi cảm xúc, hành vi.

2.3. Liên hệ thực tiễn

2.3.1. Thực trạng của vấn đề

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I được thành lập vào tháng 6 năm 1963, ban đầu là trạm chăm sóc cán bộ miền Nam sau đó đổi tên là Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I. Tổ chức Bệnh viện gồm Ban Giám đốc; 11 Phòng chức năng, 18 khoa gồm ( 13 khoa lâm sàng, 05 khoa cận lâm sàng ) và 5 tổ phục vụ cho công tác hoạt động của Bệnh viện .

Tổng số Cán bộ viên chức - lao động của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I hiện nay là 558 trong đó:

Lao động hợp đồng ( trong quỹ lương ) : 119

Lao động nữ : 315

- Cơ cấu lao động:

+ Tỷ lệ Điều dưỡng trên Bác sỹ : 257/62=4,15 + Trình độ chun mơn nghiệp vụ :

Tiến sỹ : 06

Bác sỹ Chuyên khoa II : 25

Thạc sỹ : 05

Bác sỹ Chuyên khoa I : 2

Đại học khác (Cử nhân tâm lý ; Điều dưỡng Đại học và Đại học các chuyên ngành) 156; Trung học 215; lao động phổ thông 137.

+Chỉ tiêu giường bệnh : 600

Người Bệnh có rối loạn tâm thần sau CTSN nằm rải rác ở tất cả các khoa lâm sàng của Bệnh viện vì bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào , giới nam hay giới nữ và có rất nhiều các mặt bệnh tâm thần khác nhau nhưng tôi đi sâu, nhấn mạnh về những người bệnh có rối loạn tâm thần sau CTSN.

Thực tế người bệnh rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não ở Bệnh viện Tâm thần trung ương I được chăm sóc cơ bản là như nhau, chỉ có một số ít người bệnh có người nhà ở lại khoa chăm sóc, cịn số lớn người bệnh được gia đình gửi lại bệnh viện cho cán bộ y tế điều trị, theo dõi chăm sóc tồn diện.

*NGHIÊN CỨU MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần sau CTSN tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

1. Họ và tên NB : Nguyễn Đức Mạnh 2. Tuổi : 22

3. Giới : Nam 4. Nghề nghiệp : Thợ xây

5. Địa chỉ : Thanh Xuân – Sóc Sơn –Hà Nội 6. Ngày vào viện :10h45p ngày 27/6/2017

I. QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ

Theo bố NB kể lại : NB là 1/3 từ nhỏ đến lớn khỏe mạnh bình thường về thể chất và tinh thần. Học hết 12/12 ở nhà làm thợ xây.

Tháng 10 năm 2016 NB bị tai nạn xe máy, sau tai nạn NB bị ngất và rách da vùng trán, gị má (T) sau đó được phẫu thuật tại BV Việt Đức, nằm ớ đó 2 tháng . Từ đó NB tính tình thay đổi,hay nóng nảy, đau đầu, ngủ ít, ăn uống kém. Cách ngày vào viện 10 ngày, NB thường bỏ nhà đi lang thang, nói linh tinh, đêm ít ngủ, đánh người thân dễ nổi cáu. Gia dình đưa NB đến Bệnh viện Tâm thần Trung ương nhập viện trong tình trạng: tiếp xúc hạn chế, nói nhiều, hằn học, chống đối nằm viện, phủ định bệnh, đi lại lộn xộn, NB chưa ăn gì.

II. KHÁM BỆNH

Hình 1: Nhân viên thăm khám cho người bệnh

1. Toàn thân

- Thể trạng trung bình :55kg

- Dấu hiệu sinh tồn : mạch 78 lần/phút - Huyết áp :120/ 70mmHg - Nhiệt độ :3607C

- Nhịp thở :18 lần/ phút

- Tuần hoàn : Nhịp tim đều, nghe tiếng t1 t2 rõ - Hô hấp : Lồng ngực 2 bên cân đối,nhịp thở đều

- Tiêu hóa : Bụng mềm, khơng chướng, gan, lách không sờ thấy - Thận,tiết niệu,sinh dục : Bình thường

-Tai – mũi – họng : Bình thường - Răng – hàm – mặt : Bình thường

- Các bệnh lý khác : Chưa thấy có biểu hiện bất thường

2. Thần kinh

- Khơng có tổn thương liệt khu trú. - Đáy mắt: chưa soi.

- Vận động tứ chi: Bình thường. - Trương lực cơ: Bình thường.

- Cảm giác (nơng, sâu): Khơng rối loạn.

- Phản xạ: Phản xạ gần xương đáp ứng đều hai bên.

Một phần của tài liệu Đinh thị thúy thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)