2.2.1.3 .Cơ chế bệnh sinh
4. Các thuốc đang dùng cho người bệnh
2.3.2. Các ưu, nhược điểm:
*Các ưu điểm
*Về phía bệnh viện, khoa phịng.
- Quy hoạch phát triển từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ điều dưỡng viên. - Tỷ lệ bác sỹ/ điều dưỡng về cơ bản đã đáp ứng so với tỷ lệ chung của cả nước (1 bác sỹ/ 4,15 điều dưỡng).
*Về phía điều dưỡng:
- Tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện tiếp đón người bệnh, người nhà người bệnh.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời y lệnh thuốc điều trị.
- Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, thực hiện các xét nghiệm cơ bản cho người bệnh. - Xếp buồng, giường cho người bệnh.
- Hướng dẫn nội quy bệnh phòng, vệ sinh cá nhân.
*Về phía người bệnh:
- Được chăm sóc động viên tinh thần của đội ngũ cán bộ y tế đặc biệt là Điều dưỡng viên.
- Được thực hiện đầy đủ y lệnh y lệnh thuốc trong thời gian điều trị.
- Được hướng dẫn các quy định về trật tự bệnh phịng, các chế độ chính sách hiện có.
- Người bệnh đã tiến triển tốt hơn trong quá trình điều trị.
*Các hạn chế:
*Về phía bệnh viện:
- Hệ thống cơ sở mặc dù đã được đầu tư tuy nhiên chưa đáp ứng được cho công tác phục hồi chức năng, vui chơi giải trí cho người bệnh.
- Đội ngũ điều dưỡng về cơ bản đã đủ tỷ lệ 1 bác sỹ/4,15 điều dưỡng tuy nhiên tỷ lệ điều dưỡng trên Người bệnh lại thiếu đạt 1/2,3. Hơn nữa, đội ngũ điều dưỡng viên chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác chăm sóc chuyên biệt cho người bệnh có rối loạn tâm thần sau CTSN.
*Về phía điều dưỡng:
- Có nhiều người bệnh với nhiều mặt bệnh trong một khoa gây quá tải so với nhân lực thực tế. Do vậy điều dưỡng chưa phát huy hết khả năng và nghiệp vụ của mình chỉ tập trung vào việc thực hiện y lệnh của Bác sĩ.
- Điều dưỡng chưa cung cấp đủ kiến thức về bệnh cũng như cách chăm sóc người bệnh cho người nhà NB. Chưa gần gũi người bệnh để nâng đỡ họ về tâm lý. Các liệu pháp tâm lý chưa được sử dụng nhiều.
- Cơng tác chăm sóc cịn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh đặc biệt là nhu cầu dinh dưỡng, khi người bệnh không ăn chỉ nhắc nhở chứ không xúc cho người bệnh hoặc sử dụng các liệu pháp giúp người bệnh ăn tốt.
- Đơi khi cịn chưa hịa nhã trong giao tiếp nhất là đối với người bệnh, người nhà người bệnh (cáu gắt, gọi trống khơng…).
- Điều dưỡng cịn chưa tích cực trong cơng tác ghi chép hồ sơ bệnh án. - Khơng theo dõi kịp thời và chính xác tác dụng phụ của thuốc an thần kinh trên người bệnh để xảy ra tai biến rồi mới biết.
*Về phía gia đình người bệnh:
- Chưa có sự quan tâm đúng mức với người bệnh, thậm chí có một số gia đình cịn bỏ người bệnh trong bệnh viện có thể do hồn cảnh kinh tế nên họ khơng có thời gian chăm sóc cho người bệnh.
- Chưa có đủ kiến thức về bệnh cũng như cách chăm sóc và phịng chống bệnh. Một số gia đình khi thấy người thân của mình nói nhiều, lại cho là bình thường và đủ đến khi người bệnh ngày càng nặng họ mới đưa người bệnh vào bệnh viện điều trị.
- Chưa kết hợp với nhân viên y tế, trong việc chăm sóc cho người bệnh chế độ ăn uống của người bệnh còn chưa được chú trọng, ngay cả việc vệ sinh cho người bệnh họ cũng thường lãng quên.
- Chưa có sự quản lý thuốc chặt chẽ đối với người bệnh, một số gia đình để người bệnh tự quản lý thuốc và uống thuốc hàng ngày, dẫn đến bỏ thuốc điều trị, quên thuốc hoặc uống thuốc quá liều và gây nguy hiểm cho người bệnh.