Xuất giải pháp:

Một phần của tài liệu Đinh thị thúy thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 39 - 42)

2.2.1.3 .Cơ chế bệnh sinh

4. Các thuốc đang dùng cho người bệnh

2.4. xuất giải pháp:

2.4.1. Đối với bệnh viện

- Cơ chế chính sách: Trong giai đoạn tiếp theo đề nghị Bệnh viện xây dựng đề án mơ tả vị trí cơng việc để bổ xung nhân lực, đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng.

- Tập huấn cho đội ngũ điều dưỡng hiểu chuyên sâu hơn về các rối loạn tâm thần sau CTSN, cập nhật các thông tin mới trong công tác điều trị, chăm sóc để mang lại kết quả tốt hơn cho người bệnh.

- Tiếp tục trang bị cơ sở vật chất và kiến thức cho nhân viên y tế tại bệnh viện. Tư vấn giáo dục sức khỏe tốt cho người nhà, chăm sóc người bệnh để phối hợp tốt hơn trong quá trình nằm viện và đặc biệt là tại cộng đồng trong từng gia đình có người rối loạn tâm thần do CTSN.

-Xây dựng chế tài thưởng , phạt hợp lý ,nghiêm túc trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn.

2.4.2. Đối với nhân viên y tế

Khi người bệnh nằm điều trị tại bệnh viện thì:

- Phải giải thích cho gia đình, cho người bệnh hiểu thế nào là bệnh rối loạn tâm thần sau CTSN.

- Chấp nhận, quan tâm và giúp đỡ người bệnh bị bệnh. - Giải thích tại sao phải uống thuốc, uống thuốc như thế nào. - Hướng dẫn cho họ biết các tác dụng phụ của thuốc.

- Giúp cho gia đình biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của NB. - Phục hồi chức năng sinh hoạt sau khi NB điều trị ổn định. Hướng dẫn NB cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Sắp xếp nội vụ chỗ ở gọn gàng ngăn nắp sạch sẽ.

- Phục hồi chức năng, tâm lý xã hội, giúp người bệnh giao tiếp với mọi người, lắng nghe và tôn trọng và giúp đỡ họ khi cần thiết. Phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp cố gắng giúp cho người bệnh làm được những việc như trước khi mắc bệnh như việc vệ sinh, giặt quần áo, quét nhà.

- Nhân viên y tế dạy cho người bệnh kỹ năng cộng đồng như: Đi du lịch tránh strees, sử dụng các dịch vụ công cộng như (đi xe buyt, sử dụng điện thoại, đến các dịch vụ trong bệnh viện).

- Cùng làm với người bệnh, khích lệ, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.

- Giáo dục cho họ nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người bệnh như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

2.4.3. Với mạng lưới y tế cấp cơ sở

- Điều tra dịch tễ học rối loạn tâm thần sau CTSN cấp cơ sở.

- Có lịch thăm khám bệnh cho NB rối loạn tâm thần sau CTSN tại gia đình nhằm nắm rõ hồn cảnh kinh tế và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh Rối loạn tâm thần sau CTSN.

- Khám bệnh định kỳ hàng tháng, hàng quý cho NB,

- Tích cực vận động NB tham gia bảo hiểm y tế và điều trị y tế.

- Liên hệ với các tổ chức tại địa phương, để tạo điều kiện cho NB rối loạn tâm thần sau CTSN tái hòa nhập cộng đồng như gọi điện mời họ tham gia vào các hoạt động hàng ngày của bạn và mọi người.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình người bệnh, để họ nắm chắc thêm kiến thức về bệnh như kỹ năng chăm sóc người bệnh phát hiện các triệu chứng cấp cứu để đưa NB đi điều trị.

- Đối tượng học viên trong lớp là các thành viên trong gia đình NB bị rối loạn tâm thần sau CTSN.

- Thời gian đào tạo bố trí phù hợp với điều kiện hồn cảnh của họ, tốt nhất là bố trí thời gian ngồi giờ.

- Trước tiên gia đình người bệnh phải xác định việc chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần sau CTSN không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình người bệnh, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ NB tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.

- Cần hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của bệnh rối loạn tâm thần sau CTSN để có sự nhìn nhận theo chiều hướng tích cực đó là; thái độ tơn trọng, tình cảm ấm áp, khơng bỏ mặc, hắt hủi, hành hạ. Việc uống thuốc hàng ngày là cần thiết để ổn định bệnh, bệnh có ổn định thì người bệnh mới thực hiện được tái thích ứng với gia đình và xã hội.

- Gia đình nên giúp người bệnh thích ứng được với cuộc sống xã hội bằng cách tạo điều kiện để người bệnh tham gia lao động tập thể, học nghề sinh hoạt giải trí thích hợp hoặc tối thiểu là lao động phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh, sinh hoạt giải trí, thể thao, ca nhạc, văn hóa xã hội, tiếp tục trị chuyện với người bệnh như trước đây và để người bệnh tham gia vào những cuộc nói chuyện trong gia đình.

- Gia đình người bệnh cần nắm rõ được những nguy cơ làm cho bệnh ngày càng nặng lên.

- Bố trí thời gian tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về bệnh và chăm sóc NB Rối loạn tâm thần sau CTSN.

- Quản lý thuốc chặt chẽ và cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của thầy thuốc.

- Phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh hay tác dụng phụ của thuốc để kịp thời báo cáo ngay cho bác sỹ.

- Tuyệt đối gia đình khơng tỏ thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, hành hạ, ngược đãi, khinh rẻ, mạt sát người bệnh.

- Gia đình khơng nên mê tín dị đoan, cúng bái cho người bệnh, khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị.

- Tuyên truyền cho những người xung quanh hiểu về nguyên nhân gây CTSN, từ đó có biện pháp phịng tránh như: Phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông: xe gắn máy, xe điện, làm chủ tốc độ không sử dụng bia, rượu, phải sử dụng bảo hộ khi tham gia lao động sản xuất.

- Người bệnh rối loạn tâm thần do CTSN có nhiều rối loạn hành vi, cảm xúc và ý nghĩa bất thường nhiều khi gây thiệt thịi khơng chỉ cho riêng người bệnh mà cịn cho cả gia đình và xã hội, chính vì vậy mọi người trong đó có cả gia đình và cộng đồng phải hợp lực với điều dưỡng và các y bác sỹ chăm sóc sức khỏe người bệnh để người bệnh được chăm sóc và phục hồi tốt nhất.

Một phần của tài liệu Đinh thị thúy thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)