Những giải pháp bảo tồn và phát huy

Một phần của tài liệu VĂN hóa ẩm THỰC NGƯỜI tày ở CAO BẰNG (Trang 27 - 35)

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG

3.3 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống ngườ

3.3.2 Những giải pháp bảo tồn và phát huy

Việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong ẩm thực của người Tày là trách nhiệm không chỉ của riêng của người Tày mà là của tồn xã hội, nất là các cấp chính quyền và dồn thể địa phương đặc biệt là là ngành văn hóa. Để bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực của người Tày trong bối cảnh hiện nay càn tiến hành đồng bộ những giải pháp sau :

Thứ nhất : Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động tơi người dân , các cấp chính quyền và đồn thể để mọi người đều nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân và tổ chức của mình trong cơng tác giữ gìn ẩm thực truyền thống của dân tộc. Cơng việc này cần được triển khai thường xuyên ở những địa điểm và đối tượng thích hợp, nhất là gắn với hoạt động giáo dục, truyền thông và sinh hoạt cộng đồng.

Thứ hai : Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và sưu tầm về văn hóa Tày

nói chung, ẩm thực ngày Tết nguyên đán của người Tày nói riêng. Từ đó, tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất để lưu giữ những giá trị tích cực và đặc sắc trong ăn uống của đồng bào, công việc này cần triển khai ở cả hai dạng tĩnh ( băng hình, băng tiếng, sách báo) và động ( sinh hoạt của gia đình hàng ngày và của cộng đồng trong các dịp lễ hội) . Trong đó, dạng động là hình thức ưu tiên và có hiệu quả lâu dài.

Thứ 3: Các cấp chính quyền có những chính sách cụ thể và quyết liệt để bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong ẩm thực của người Tày ở Cao Bằng. Trong đó đáng chú ý là các vấn đề sau : Cần bảo tồn và phát huy các

giá trị văn hóa của các món ăn truyền thống, muốn được như vạy thì trước hết phải bảo vệ môi trường tự nhiên để các loại động, thực vật có thể phát triển, bảo vệ được sự màu mỡ của đất đai để trồng và nuôi các giống cổ truyền, bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm để dùng nguồn nước tự nhiên trong mát cho ăn uống và các nguồn lợi thủy sản có thể sinh sơi. Trong bối cảnh hiện nay, việc phát huy các giá trị ẩm thực, tạo lập những món ăn đặc sản sẽ giúp cho việc phát triển du lịch , phát triển kinh tế của xã nhằm nâng cao cuộc sống của người dân hơn nữa.

KẾT LUẬN

Người Tày có nền văn hóa rất đa dạng cả trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Thơng qua tập qn ăn uống giúp chúng ta hiểu thêm được phần nào về quan niệm ăn uống, cách ứng xử, cách tổ chức, chế biến món ăn, nguồn lương thực thực phẩm và đặc trưng văn hóa của người Tày ở Cao Bằng. Sống trong vùng có vị trí địa lí là vùng miền núi, có các điều kiện tự nhiên tương đối phức tạp. Bên cạnh các mặt thuận lợi cũng có nhiều khó khăn để phát triển kinh tế và lưu giữ các nét văn hóa tốt đẹp mà các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mang lại, giúp cho chúng ta hiểu thêm được phần nào tập quán sản xuất, ăn uống, cách dối nhân xử thế của đồng bào. Các đồ ăn, thức uống của người Tày ở Cao Bằng đã phản ánh một nền văn hóa đa dạng, phản ánh một nền nơng nghiệp có đầy đủ các sản vật của một nền nơng nghiệp lúa nước, có cả rẫy cùng với các hoạt động săn bắt , hái lượm. Một số lương thực, thực phẩm, phương pháp, kĩ thuật chế biến món ăn truyền thống nổi tiếng và đặc trưng của tỉnh Cao Bằng. Với các món thịt gà, thịt lợn hun khói, lạp sườn...., các loại bánh như bánh khảo,... và qua đó cho thấy khẩu vị, một số cách thức chế biến của người Tày ở Cao Bằng. Ẩm thực của người Tày thể hiện tính cộng đồng gắn bó với nhau từ ăn chung mâm, cùng nhau ăn thức ăn, coi trọng người già trong gia đình. Điều này tạo nên sự đoàn kết, yêu thương nhau trong gia đình và xã hội. Ngồi ra, ẩm thực người Tày thể hiện tính nhân sinh quan, thế giới quan sâu sắc, sự hịa hợp âm dương có đủ cay, đắng, mặn , ngọt.

Chính những điều này làm cho ẩm thực Tày trở thành văn hóa, nét đặc sắc tiêu biểu góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam. Cùng với sự phát triển cảu đất nước nhiều văn hóa ngoại lai vào nước ta làm cho văn hó nước ta cũng có nhiều biến đổi. Trong xu thế đó, văn hóa truyền thống của

người Tày, đặc biệt là ẩm thực cũng có nhiều biến đổi mạnh mẽ và có nguy cơ bị mai một. Đó là sự biến đổi về nguồn lương thực thực phẩm, các chế biến món ăn, đồ uống, những các ứng xử , cách tổ chức ăn uống, cách thức ứng xử với nhau. Một số yếu tố văn hóa mới của nền kinh tế hiện đại, một số đồ ăn cơng nghiệp như mì chính, rượu bia,.. Đã làm thay đổi phần nào cơ cấu bữa ăn gia đình, tạo nên sự đa dạng trong các món ăn của người Tày. Tuy nhiên, cũng làm mất di các giá trị truyền thống về văn học, nghệ thuật.

Chính vì vậy, cần có những giải pháp, chính sách thực tiễn để bảo tồn các giá trị văn hóa ẩm thực Tày trong xu thế hội nhập hiện nay để các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và ẩm thực nói riêng ln được bảo lưu và phát huy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Cao Bằng

https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_B%E1%BA%B1ng (truy cập ngày 13/1/2022)

2. Điều kiện kinh tế- xã hội

http://khcncaobang.gov.vn/index.php?language=vi ( truy cập ngày 13/1/2022)

2. Đặc trưng văn hóa người Tày ở Cao Bằng

https://www.voer.edu.vn/m/nguoi-tay/819c4f0e (truy cập ngày 13/1/2022)

3. Khái niệm ẩm thực văn hóa

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_%E1%BA %A9m_th%E1%BB%B1c/ ( truy cập ngày 13/1/2022)

4. Nguyễn Thị Bảy (2004),Văn hóa ẩm thực vùng cao phía Bắc, Tạp chí Dân tộc học số 1

5. Ma Ngọc Dung (2007), Văn hóa ẩm thực của người Tày ở VIệt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

6. Dương Thị Đào – Dương Sách – Lã Vinh (2005), Văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số vùng Đơng Bắc, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội

Đại học Văn hóa Hà Nội.

8. Hoàng Huy Quyết, Tuấn Dũng (1994), Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội

9. Hà Văn Thư, Lã Văn Lơ (1984), Văn hóa Tày – Nùng, NXB Văn hóa Hà Nội

10. Viện dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam, NXB Khao học xã hội, Hà Nội

PHỤ LỤC

Hình 1: Xơi ngũ sắc Cao Bằng ( nguồn: luhanhvietnam.com.vn)

Một phần của tài liệu VĂN hóa ẩm THỰC NGƯỜI tày ở CAO BẰNG (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w