cịn khơn khéo lợi dụng sự khác biệt, mâu thuẫn giữa các phe phái quân Tưởng ở Việt Nam và nhân nhượng có nguyên tắc phá được âm mưu “diệt cộng, cầm Hồ” của quân Tưởng… Người còn lợi dụng sự khác nhau giữa nhân dân Pháp và thực dân Pháp đối với cuộc chiến tranh ở Đơng Dương có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng và Hồ Chí Minh đã khéo lợi dụng mâu thuần giữa Mỹ và các nước thuộc phe Mỹ, nhất là Pháp, giữa các phe phái trong nước Mỹ, giữa nhân dân Mỹ và chính quyền Mỹ làm suy yếu hậu phương của Mỹ, tăng cường hậu phương quốc tế của ta, góp phần hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ…
Trong suốt q trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nắm vững, vận dụng và phát triển quan điểm trên của Lênin thành một nghệ thuật đặc sắc phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể trong từng thời kỳ của cách mạng nước ta nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương chiến lược “thêm bạn, bớt thù”, phân hố và cơ lập kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh dù là tạm thời, bấp bênh để tập hợp lực lượng trong và ngồi nước, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính và nguy hiểm nhất.
Chính vì vậ,y cần khai thác và mở rộng tất cả những khía cạnh có thể tranh thủ trong hàng ngũ đối phương, tập hợp đến mức cao nhất những lực lượng có thể tập hợp nhằm tạo nên lực lượng cách mạng to lớn nhất để giành thắng lợi. Ngay cả đối với những người lầm đường lạc lối mà vẫn cịn chút thiện chí, cũng cần khoan dung độ lượng kéo họ về phía ta, cảm hố họ, cịn đối với những ai khơng thể tranh thủ và cảm hố được thì cố gắng tập trung cơ lập hố họ, càng ít kẻ thù càng tốt.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách lợi dụng mâu thuẫn, “thêm bạn, bớt thù” phải dựa trên cơ sở phân biệt đúng đắn bạn với thù và phải nhằm phục vụ mục đích cách mạng, cơ lập, phân hoá kẻ thù đến cao độ để đánh đổ chúng, có lợi ích cho cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Trên đây là một số phương pháp ngoại giao cơ bản. Bên cạnh đó, qua các nghiên cứu của Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế, Người cịn sử dụng rất linh hoạt và thành thạo các phương pháp nghiên cứu ngoại giao như đại sự ký, nghiên cứu trường hợp (case of study), phương pháp thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, lơ-gích - lịch sử v.v.. Có thể nói: Người vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật cùng nhiều phương pháp khoa học khác trong công tác ngoại giao.