Nghệ thuật ngoại giao

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về QUAN hệ QUỐC tế, CHÍNH SÁCH đối NGOẠI và NGOẠI GIAO (Trang 33 - 37)

Nghệ thuật dùng để biểu đạt một hành động điêu luyện, hoàn thiện, hoàn mỹ, khéo léo tinh tế. Có ba yếu tố cơ bản cho việc hình thành nghệ thuật trong hoạt động của con người là uyên bác, tài năng bẩm sinh và sự khổ luyện. Ngoại giao là một hoạt động chính trị - xã hội, là khoa học và nghệ thuật. Đó là nghệ thuật của những khả năng, nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật đàm phán… Nghệ thuật ngoại giao thể hiện tập trung ở phương pháp và phong cách vận dụng chiến lược, sách lược đối ngoại một cách nhạy bén, uyển chuyển và sáng tạo, đạt được hiệu quả có lợi nhất và cao nhất có thể có trên cơ sở tương quan lực lượng và điều kiện cụ thể tại những thời điểm lịch sử nhất định, đặt biệt là trong những tình thế hiểm nghèo. Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh là tài năng trong hoạt động đối ngoại nhằm biến những điều khó có thể hoặc khơng thể đối với người khác thành hiện thực, trong đó có việc biến ‘nguy’ thành ‘an’, biến ‘đại sự’ thành ‘tiểu sự’ và biến ‘tiểu sự’ thành ‘vô sự’, là sự khéo léo, uyển chuyển trong ngoại giao tâm công, trong dự báo thời cơ, đặc biệt là tận dụng thời cơ, tạo thời cơ, trong “dĩ bất biến ứng vạn biến”, và nhân nhượng thoả hiệp có nguyên tắc, trong lợi dụng mâu thuẫn đối phương để thêm bạn bớt thù tăng cường lực lượng của mình, trong ứng xử ngoại giao… đấu tranh, tập trung lực lượng đạt tới mục tiêu đó”2.

1 Hồ Chí Minh: Tồn tập: Sdd, t. 12, tr.254 (2011)

Như vậy, tất cả các phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh đã trở thành nghệ thuật. Ngoài ra, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh cịn thể hiện ở hai vấn đề khơng thuộc phương pháp ngoại giao là xác định điểm dừng và vận dụng “ngũ tri”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Hồ Chí Minh là bậc thầy trong việc nắm vững quy luật cách mạng, nắm vững thời và thế, biết cách tạo thời và thế, từ đó mà phấn đấu giành thắng lợi từng bước, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, biết tiến, biết thối, có lúc thối một bước để tiến hai bước, luôn nắm vững mục tiêu từng lúc, kiên trì phấn đấu, tập trung lực lượng đạt tới mục tiêu đó”1.

Xác định “điểm dừng”: Trong quá trình đàm phán đối thoại, bên nào cũng muốn

phần hơn về mình. Nghệ thuật đàm phán thể hiện ở chỗ xác định đúng được “giới hạn tối đa của phần bánh ga tơ” có thể nhận và thuyết phục đối phương có thể chấp thuận. Hồ Chí Minh đã đạt tới đỉnh cao trong việc xác định “điểm dừng” để trên cơ sở đó có thể ứng biến với các tình thế khác nhau có hiệu quả.

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, Tạm ước 14/9/1946 và các Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương 1954 là những kiểu mẫu của nghệ thuật đốn định “điểm dừng”. Chỉ thị ‘Tình hình và chủ trương’ của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ta ngày 3/3/1946 phân tích chủ trương ký Hiệp định sơ bộ, nêu rõ: “Vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng”2. Tại Hội nghị Giơnevơ 1954, căn cứ vào tương quan lực lượng trên trường quốc tế và chiến lược của các nước lớn đồng minh xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, cũng như Anh và Pháp đều muốn hồ hỗn; cịn Mỹ muốn phá hoại tiến trình hồ bình để thực hiện can thiệp vào Đông Dương, ta đã chấp thuận với sự nhân nhượng nhất định hai điểm then chốt là vĩ tuyến 17 và thời hạn tổng tuyển cử hai năm, để đổi lấy việc giải phóng nửa nước, các nước lớn lần đầu tiên công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất của Việt Nam, củng cố quan hệ với các nước lớn xã hội chủ nghĩa để tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh chống Mỹ trong giai đoạn tiếp theo. “Hồi đó nếu ta khơng nhận hồ thì tức là mắc mưu Mỹ. Tất nhiên thắng lợi thu được cũng là do mình có Điện Biên Phủ, ngồi ra lại có sự giúp đỡ của các nước anh em nữa”3. Như vậy thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ cũng chỉ mới là thắng lợi bộ phận nhưng nó đã đạt được những cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng cho 1 Như trên.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.8, tr.43-44.

cuộc đấu tranh để giải phóng hồn tồn đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân ta phải đấu tranh với một đối thủ hùng mạnh vào loại bậc nhất thế giới trong một bối cảnh quốc tế vơ cùng khó khăn phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu và phương pháp đấu tranh: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Mục tiêu và phương pháp đó bắt nguồn khơng chỉ từ tương quan so sánh lực lượng mà cả từ chủ nghĩa nhân văn cao cả. Thực hiện thành cơng cịn tạo điều kiện hồ hợp, hồ giải dân tộc cũng nhr bình thường hố quan hệ Việt - Mỹ sau này. Từ mục tiêu ấy, nên Người đã chỉ đạo đẩy mạnh kết hợp đánh ở chiến trường miền Nam với đàm phán 4 bên ở Paris. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hồ bình ở Việt Nam đã buộc Mỹ phải rút hết quân và cố vấn quân sự về nước. Đây tuy chưa là thắng lợi hoàn toàn, nhưng là tiền đề quan trọng, tạo thay đổi cơ bản so sánh lực lượng để sau đó mới có thể “đánh cho Nguỵ nhào”, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc vào mùa Xuân năm 1975. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng Hồ Chí Minh là “con người biết mình muốn gì và đi đến đâu, biết tránh thác ghềnh, biết thắng quân địch..., nắm vững nghệ thuật của điều có thể và khơng ngừng mở rộng giới hạn của điều có thể” 1. Đó cũng chính là nghệ thuật xác định điểm dừng của Hồ Chí Minh.

Vận dụng nhuần nhuyễn “ngũ tri”: “Ngũ tri”, năm cái biết được phương Đông

đúc kết là biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến. Ứng xử ngoại giao Hồ Chí Minh tỏ rõ Người am tường năm cái biết và phép biện chứng duy vật.

Trước hết là biết mình, biết mặt mạnh, mặt yếu của mình, xác định mục tiêu của mình. Đồng thời phải biết người, biết đối thủ, đối tác của mình một cách cặn kẽ từ mục tiêu, ý đồ, chiến lược, sách lược thật của họ. Bác Hồ dạy: “Người ta cương thì mình phải nhu, phải khơn khéo lấy nhu thắng cương thì mới là biết mình, biết người”2. Một khái niệm then chốt trong Khổng giáo là “biết thời”, biết căn cứ vào từng hồn cảnh lịch sử, điều kiện cụ thể để thơng qua quyết sách. Ta cũng phải biết dừng, biết tiến nữa. Không biết dừng, không biết tiến chắc chắn sẽ thất bại. Các quyết sách ngoại giao của Bác và Đảng trong những năm tháng sau Cách mạng tháng Tám, tại Hội nghị Giơnevơ, trong cuộc thương lượng lịch sử với Mỹ ở Paris… đều vận dụng phương pháp “ngũ tri” hết sức khéo léo, nhuần nhuyễn. Đó thực sự là nghệ thuật ngoại giao của Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo

1 Phạm Văn Đồng: Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, HN- 1988, tr.169.

Sẽ gửi sau

Trích dân trang 32 chưa đầy đủ. Anh dang tìm cuốn sách đó đẻ bổ sung.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về QUAN hệ QUỐC tế, CHÍNH SÁCH đối NGOẠI và NGOẠI GIAO (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)