Khái niệm phong cách đã được nhiều người bàn đến. Theo nghĩa hẹp, phong cách thường được sử dụng trong văn học nghệ thuật. Theo nghĩa rộng, “phong cách là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nền nếp ổn định của một người hay một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt… tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó” 1. Phong cách người cách mạng liên quan mật thiết với tư tưởng, đường lối và phương pháp cách mạng. Tư tưởng, đường lối có tính chất quyết định, cịn phương pháp là những cách thức có tính ngun tắc để đưa đường lối vào cuộc sống. Phương pháp dù chung hay riêng chỉ được thông qua hoạt động cụ thể với những trình độ, khí chất và phong cách khác nhau. Do vậy việc thực hiện đường lối, vận dụng phương pháp đưa đến kết quả không bao giờ hoàn toàn giống nhau và phụ thuộc vào phong cách của mỗi người. Tư tưởng, đường lối cách mạng đặt ra những yêu cầu về phong cách do vậy từng người phải khơng ngừng phấn đấu rèn luyện xây dựng cho mình một phong cách. Phong cách cũng gắn liền với đạo đức. Nhiều phẩm chất đạo đức địi hỏi mỗi người cần có, nhưng thể hiện qua các phong cách khác nhau. Ngồi ra, phong cách cịn có đặc điểm là gắn với truyền thống và tập qn, thói quen do hồn cảnh sống, làm việc tạo ra. Truyền thống tốt đẹp có sức bền vững đi vào phong cách; ngược lại tập quán, thói quen xấu lại cản trở xây dựng phong cách khoa học. Mặt khác, phong cách bao giờ cũng mang dấu ấn cá nhân rất rõ rệt.
Theo GS. Đặng Xuân Kỳ, phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của phong cách tư duy; phong cách làm việc; phong cách diễn đạt; phong cách ứng xử; phong cách sinh hoạt 2. Từ cái chung vận dụng vào hoạt động ngoại giao, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh được thể hiện như sau:
Thứ nhất, rất cứng rắn về các vấn đề chiến lược, các vấn đề nguyên tắc, lợi ích sống cịn của quốc gia dân tộc, song vơ cùng mềm dẻo về các vấn đề sách lược. Trong đàm phán với Pháp trong những năm 1945-1946, Người rất kiên quyết giữ vững quan điểm về các vấn đề độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quyết không nhân nhượng. Song rất linh hoạt mềm dẻo. Khi đàm phán về Hiệp định sơ bộ với Pháp, chính vì Người linh hoạt dùng từ “tự do” với quân đội, chính phủ 1 GS. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên): Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh…, Sđd, tr. 154.
riêng, tài chính riêng… thay cho từ “độc lập” mà ký được Hiệp định sơ bộ góp phần củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ, trong bối cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Với Tàu Tưởng, Đảng và Bác Hồ đã nhân nhượng rất lớn: cho tay sai Tưởng 70 ghế trong Quốc hội khố I khơng qua bầu cử, lập chính phủ liên hiệp, thậm chí giải tán Đảng giả vờ, chấp nhận cố vấn, hy sinh nhiều quyền lợi kinh tế, văn hố để giữ được chính quyền non trẻ. Chính vì linh hoạt nên Người đã ký Tạm ước 14/9/1946, khi thương lượng Việt-Pháp đổ vỡ. Tại các cuộc thương lượng với Mỹ, Người khẳng định Việt Nam mong muốn hồ bình, chấm dứt chiến tranh, song phải là hồ bình trong độc lập tự do, Mỹ phải rút về nước, không điều kiện, tôn trọng Hiệp nghị Giơnevơ… Người tuyên bố sẵn sàng trải thảm đỏ cho quân Mỹ rút về nước. Như đồng chí Trường Chinh nhận định, Hồ Chí Minh “ln ln phối hợp tính cứng rắn về nguyên tắc với tính mềm dẻo về sách lược; khơng vì lợi ích thiển cận nhất thời mà nhìn chệch mục đích cách mạng... Người dạy chúng ta mỗi khi tình hình đổi mới, điều kiện mới của cuộc vận động cách mạng đã nảy sinh, hàng ngũ kẻ thù và hàng ngũ bạn đồng minh của cách mạng đã có chỗ biến hố, thì phải lập tức xem xét chủ trương, chính sách và khẩu hiệu cách mạng, căn cứ vào tình hình mới mà định phương châm, chiến lược và sách lược, không nên bám lấy những khuôn khổ cũ kỹ và lỗi thời”1.
Thứ hai, trong cơng tác ngoại giao, Hồ Chí Minh hết sức linh hoạt, uyển chuyển, song rất quyết đốn, khơng do dự trong việc thông qua các quyết định, nhất là vào những thời điểm bước ngoặt quan trọng. Trong thương lượng với Pháp về Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, Người rất linh hoạt khi quyết định dùng khái niệm “tự do” có điều kiện. Chính vì vậy mà hai bên đạt được thoả thuận, trong lúc quân Pháp đã đến cảng Hải Phịng. Ngược lại khi phải thơng qua quyết định quan trọng trong các bước ngoặt của lịch sử, Người khơng hề do dự và rất quyết đốn. Những ngày cuối tháng 8/1945, mặc dù ốm mệt, song phải quyết tâm giành cho được độc lập dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn. Vì thời cơ đã chín muồi, và nếu quân Đồng minh vào, cách mạng sẽ khó thành cơng. Đàm phán Việt –Pháp thất bại, Người quyết định ký Tạm ước với Pháp, dù phải nhân nhượng nhiều hơn… Trong tình thế hiểm nghèo, trước sức ép của quân Tưởng và ý kiến nội bộ rất khác nhau, Người cũng đã thông qua quyết định vô cùng hệ trọng khi phải giải tán Đảng, dù là trên danh nghĩa hay thoả hiệp với Tưởng và tay sai của chúng cho 70 ghế đại biểu trong Quốc hội khố I khơng qua bầu cử…
Thứ ba, chủ động tiến công, nhiều sáng kiến cũng là phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Có nhiều ví dụ về phong cách này của người như: Tổ chức Đại hội Quốc dân Tân Trào, chuyển ngay Uỷ ban Giải phóng thành Chính phủ lâm thời, đọc tuyên ngôn Độc lập, ra mắt Chinh phủ lâm thời… Đây là những biện pháp đối nội, song là giải pháp mang tính đối ngoại. Hồ Chí Minh đã chạy đua với thời gian cho đạt được cái đích là: trở thành người chủ tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Trong những năm 1945-1946, Hồ Chí Minh liên tiếp đưa ra các sáng kiến ngoại giao với Tưởng, với Pháp, và cả Mỹ, luôn trong thế tiến công… Tư tưởng tiến công cũng là sợi chỉ đỏ của ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tư tưởng tiến cơng đã được Hồ Chí Minh tổng kết sâu sắc ngay từ 1942. Trong bài thơ “Học đánh cờ”, trong “Nhật ký trong tù”, Người viết:
“Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ.
Kiên quyết không ngừng thế tiến công” 1.
Thứ tư, trong giao tiếp với khách nước ngoài, phong thái ung dung, nho nhã, kiến thức uyên thâm của Hồ Chí Minh cùng với sự chân thành, giản dị, khiêm nhường đã có tính thuyết phục rất cao đối với người đối thoại. Trong quá trình hoạt động cách mạng, lãnh đạo quốc gia, Hồ Chí Minh đã gặp gỡ, tiếp xúc, đàm phán với nhiều đối tượng khác nhau: bạn bè, đồng chí, kẻ thù, nhà lãnh đạo quốc gia, các nhà chính trị có các xu hướng khác nhau, sĩ quan, nhà khoa học, nhà văn hố, người dân bình thường… song tất cả đều nể trọng, cảm phục. Samdec Norodom Sihanúc viết: “Từ lâu, tôi đã rất ngưỡng mộ “Bác Hồ”. Người không chỉ thuộc về Việt Nam, mà cả Đông Dương, cả châu Á và có thể cả thế giới, vì Người ln bảo vệ những quyền lợi của các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa… Đối với riêng tôi, Người cũng là “đồng chí”. Người đã gửi cho tơi những bức thư trìu mến, và tơi cũng đã ln ước mong được gặp Người” .2 Còn Giaoháclan Nêru, Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hồ Ấn Độ nói lên cảm tưởng khi đón Bác Hồ đến thăm, ơng viết: “Chúng ta có dịp đón chào nhiều vị thượng khách từ nhiều nước. Nhưng vị khách chúng ta có dịp đón chào hơm nay thật là độc đáo vô song. Không một vị khách quý nào của chúng ta từ trước đến nay lại giản dị đến thế và chỉ nhìn thấy Người là chúng ta đã bị cuốn hút ngay... Đây là con người có trái tim vĩ đại và được đón tiếp Người, dường như chúng ta lớn thêm lên !”3.
1 Hồ Chí Minh :Tồn tập: Sdd, t. 3, tr.324 (2011)
2 Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chính khách quốc tế…, Sđd, tr.134.
Bên cạnh đó, trong ứng xử ngoại giao, Người cũng rất thẳng thắn, song khéo léo, tinh tế, tế nhị, không bao giờ làm mất lịng người đối thoại dù là đồng chí, bạn bè hay đối thủ. Trong thư gửi Tổng thống Mỹ Kennơdi ngày 2/2/1961, Người đã không ngại kết tội đối phương: “Nói tóm lại, vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục ở trần gian. Điều đó ơng có biết khơng? Nếu ơng biết mà khơng nói thì ơng là người:
'Ngồi miệng thì tụng “nam mơ”. Trong lịng thì đựng cả bồ dao găm'”1.
Hồ Chí Minh hết sức tế nhị, khéo léo trong ứng xử. Ví dụ: do mâu thuẫn, bất đồng với Liên Xơ, năm 1964 gần đến sinh nhật Khơrustxốp trịn 70 tuổi, Trung Quốc đề nghị các Đảng anh em từ nay không gửi điện chúc mừng nhân ngày sinh chẵn của lãnh tụ. Để khơng làm mếch lịng Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã mời Đại sứ Liên Xô lên gặp và gửi lời chức mừng Khơrustxốp. Liên Xô rất cảm động.2
Ở một khía cạnh khác, trong ứng xử ngoại giao, Người khơng máy móc về lễ nghi, linh hoạt trong đối đẳng chức tước. Điều quan trọng nhất đối với Hồ Chí Minh là mục tiêu và tính hiệu quả của hoạt động đối ngoại. Bác là Chủ tịch nước, song Bác đã chủ động đến thăm Tiêu Văn, Phó tướng của Lư Hán, khi vừa đến Hà Nội. Qua các lần gặp, thái độ của Tiêu Văn thay đổi, chuyển sang kính nể Bác làm cho mấy tên tay sai Quốc dân Đảng phải ngạc nhiên. Đồng thời, nhờ Tiêu Văn mà giải quyết được nhiều khúc mắc trong quan hệ giữa ta và quân Tưởng3. Hồ Chí Minh thường xun nhắc cán bộ ngoại giao: "Bác có thể tiếp một đồn văn cơng, một đội bóng đá..., sao lại không thể tiếp một vị tướng, một nhà hoạt động xã hội vì Việt Nam? Các chú phải làm sao để mỗi người bạn quốc tế đến nước ta là gần và yêu Việt Nam thêm một chút" 4.
Thứ năm, phong cách ngoại giao liên quan hết sức chặt chẽ với phong cách tư duy, phong cách diễn đạt (nói và viết). Tư duy của Hồ Chí Minh nói chung và trong cơng tác ngoại giao là độc lập, tự chủ, sáng tạo. Phong cách tư duy đã thể hiện phần nào trong cách ứng xử cứng và mềm, linh hoạt và quyết đoán. Phong cách diễn đạt cũng được thể hiện trong phong cách ứng xử. Tuy nhiên, cần nói 1 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.13, tr. 32(2011)
2 Mỹ Anh: Bác Hồ chúc mừng Ngày sinh Khơrutxôp, Tuần báo Thế giới & Việt Nam, số 101, 18-24/10/2008.
3 Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Văn Học, HN-1977, tr. 301, 302.
thêm: phong cách nói, viết của Người là ngắn gọn, đơn giản, súc tích, logíc, mạch lạc. Người hay ví von, ví dụ như Người ví chủ nghĩa đế quốc là “con đỉa có hai vịi” v.v…, và Người hay dùng thơ để bày tỏ tình hữu nghị thắm thiết chân thành. Người làm thơ tiễn Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, Vua Lào, Tổng thống Inđônêxia. Tiễn Tổng thống Xucácnô (29/6/1959), Người viết:
“Nhớ nhung trong lúc chia tay,
Tấm lòng lưu luyến cùng bay theo Người. Người về Tổ quốc xa khơi,
Chúc Người thắng lợi, chúc Người bình an”1.