- Nội dung 5 Con ngườ
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ Mục II Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý – nội dung 3 Ý
Mục II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý – nội dung 3. Ý nghĩa thực tiễn
Hoạt động: GV kích hoạt slide trình chiếu hình ảnh về tự nhiên.
Kiến thức về mơi trường cần được tích hợp: Mọi hoạt động của con người đều là tác động vào mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên. Những hoạt động kinh tế của con người như: chặt phá rừng, ngăn nước sông làm thủy điện, khai thác tài nguyên,... đã ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, thậm chí dẫn tới hậu quả trái với ý muốn con người. Vì theo quy luật về tính thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ địa lí cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
Ví dụ: Trung Quốc và một số nước ở thượng nguồn sơng Mêkơng ngăn dịng chảy sơng ngịi làm thủy điện. Hay gần đây là vụ vỡ đập đập thủy điện Xe-Pian Xe- Namnoy (CHDCND Lào) tối 23/7/2018 do mưa lũ kéo dài.
Đập thủy điện trên sông Mekong của Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân ở hạ nguồn Việt Nam.
- Tích cực: Thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân khi các dự án phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện.
- Tiêu cực: Dịng sơng Mêkơng chảy qua 6 quốc gia, việc xây nhà máy thủy điện đã làm suy giảm hệ sinh thái, gây ô nhiễm nguồn nước khiến sông Mêkông đang chết dần. Điều này, không chỉ ảnh hưởng tới những nước trực tiếp can thiệp(Trung Quốc, Lào…) mà còn ảnh hưởng tới Việt Nam ở hạ lưu dịng sơng như hiện tượng xâm nhập mặn, khả năng bồi đắp phù sa…
*Tích hợp GDMT: Như vậy, vấn đề này cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kỹ càng và tồn diện điều kiện Địa lí của bất kỳ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.