- Quảng bá thương hiệu đồ gỗ gia dụng Yên Bắc trên các phương tiện
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Với kết quả nghiên cứu và khái quát vấn đề phát triển bền vững nghề mộc gia dụng tại xã Yên Bắc – Duy Tiên – Hà Nam, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, việc phát triển nghề mộc tại xã Yên Bắc không chỉ mang ý
nghĩa to lớn về mặt kinh tế mà con mang tính xã hội sâu sắc. Hiện nay, nghề mộc đã đem lại việc làm cho trên 500 lao động của xã, gồm cả lao động chính và lao động thời vụ. Giá trị sản xuất đồ gỗ gia dụng năm 2013 đạt 34259 triệu đồng, thu nhập bình quân một cơ sở đạt 93,17 triệu đồng đối với hộ gia đình, 510,18 triệu đồng đối với xưởng lớn. Thu nhập bình quân mỗi người thợ từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng, cao hơn nhiều lần so với làm nông nghiệp. Xu hướng phát triển nghề mộc là tăng dần các xưởng theo từng năm, mở rộng quy mơ, tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm, góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế chung của toàn xã. Làm cho cơ cấu kinh tế của xã thay đổi theo hướng tích cực, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh chóng, số lao động có việc làm tăng lên.
Thứ hai, song song với lợi nhuận mang lại thì mơi trường ở những nơi
làm mộc vẫn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức. Dẫn tới nhiều bệnh nghề nghiệp khiến một số thợ khơng gắn bó với nghề. Ơ nhiễm cịn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh các xưởng mộc mà chưa có biện pháp khắc phục triệt để.
Thứ ba, việc áp dụng cơng nghệ, kỹ thuật vào sản xuất mộc cịn chưa
rộng rãi, chủ yếu là lao động thủ công, làm cho năng suất lao động chưa thực sự cao. Chủ cơ sở về trình độ cịn hạn chế ảnh hưởng tới q trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề hợp đồng hay chế độ bảo hiểm đối với người lao động còn chưa được quan tâm đúng mức.
Cuối cùng, để phát triển bền vững nghề mộc tại xã chúng ta cần phải
thực hiện một số gải pháp như nhu cầu về vốn cho các hộ sản xuất; đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, trình độ quản lý của chủ cơ sở; tăng cường ứng dụng kĩ thuật, máy móc tiên tiến và sản xuất; đổi mới mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm; mở rộng quy mô sản xuât; xây dựng thương hiệu, thị trường; giảm ơ nhiễm; chính sách của Nhà nước...để tiến tới phát triển bền vững cả ba mặt kinh tế - xã hội – môi trường trong thời gian tới.
5.2 Kiến nghị
* Với nhà nước và các cơ quan hữu quan
Đề xuất các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh như vay vốn ưu đãi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thơng.
Khuyến khích các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu quan tâm tới cơng nghệ kỹ thuật, máy móc sản xuất mới dựa trên các cơng nghệ sản xuất truyền thống để vừa đảm bảo sản xuất tốt, vừa bảo vệ mơi trường.
Có các chính sách về trồng rừng, khai thác gỗ theo một kế hoạch hợp lý để hạn chế khai thác rừng bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường và nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành nghề mộc.
*Đối với chính quyền địa phương
Cần nhận thức được vai trị và những đóng góp của nghề mộc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
Có chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất về vốn, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề đào tạo và nâng cao chất lượng lao động cũng như năng lực của các cán bộ quản lý. Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các vấn đề xã hội trong xã như chăm sóc sức khỏe cho người lao động, môi trường làm việc của họ, vấn đề mơi trường cần có biện pháp giải quyết triệt để nhằm giam bớt ảnh hưởng của việc sản xuất tới chất lượng đời sống của người dân.
Phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp phát triển đồ gỗ gia dụng theo hướng bền vững, kết hợp hài hòa giữa ba mục tiêu phát triển: kinh tế - xã hội – môi trường.
*Đối với các cơ sở sản xuất
Các cơ sở sản xuất ngoài mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì khơng được bỏ qua vấn đề xã hội và chất lượng mơi trường. Cần có biện pháp tiết kiệm nguyên liệu, hạn chế tối đa tình trạng ơ nhiễm mơi trường với việc sử dụng các máy móc hiện đại.
Tìm kiếm, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã chủng loại sản phẩm với độ tinh sảo ngày càng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Luôn thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong quy hoạch và phát triển nghề truyền thống.
Quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng lớp người kế cận để tiếp nối sản xuất, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. Có các chế độ chính sách, lương, thưởng hợp lý để người thợ gắn bó hơn với nghề.