Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu 47. nguyễn duy trường (Trang 29 - 31)

công nghiệp

Từ sự phát triển tiểu thủ công nghiệp của các quốc gia kể trên ta có thể rút ra một số kinh nghiệm:

Tất cả các nước châu Á trong quá trình CNH, trong hoạch định chính sách phát triển đất nước đều chú trọng phát triển làng nghề sản xuất sản phẩm truyền thống. Coi tiểu thủ công nghiệp là một nội dung phát triển kinh tế quan trọng. Từ đó tạo thị trường nơng thơn rộng lớn cho các sản phẩm phi nơng nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy làng nghề phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa. Để tăng năng suất lao động và giảm lao động nặng nhọc, nhiều ngành nghề cổ truyền đã trang bị một phần máy móc thiết bị cơ khí và nửa cơ khí, kết hợp bàn tay điêu luyện và khối óc sáng tạo của các nghệ nhân. Vì thế có điều kiện phát triển mạnh. Chính điều này đã tạo điều kiện để nông dân tiếp cận kỹ thuật tiên tiến, làm quen với tác phong sản xuất công nghiệp.

Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ ở nơng thơn có vai trị quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Các nước đều chú ý đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến. Các nước đều sử dụng triệt để các phương pháp huần luyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn, theo phương châm thiếu gì huấn luyện đấy. Đồng thời tiến hành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào

tạo nghề một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu. Ngồi ra, các nước cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời các nhà kinh doanh, nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc phát triển bền vững làng nghề để báo cáo chuyên đề hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi và mở rộng thị trường tiêu thụ...

Vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tài chính, vốn cho các làng nghề phát triển sản xuất kinh doanh. Sự hỗ trợ về vốn, tài chính của Nhà nước thơng qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng, bù giá đầu ra cho người sản xuất. Thông qua sự hỗ trợ, giúp đỡ này mà các làng nghề truyền thống lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho các ngành, nghề thủ công truyền thống đổi mới công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển. Đi đôi với việc hỗ trợ về tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trường của Nhà nước để khuyến khích làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp phát triển

Khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, giữa trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống là thể hiện sự phân công lao động, thông qua hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong vấn đề lựa chọn kỹ thuật và lựa chọn hướng sản xuất. Để tạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nước đều thiết lập chương trình kết hợp giữa các trung tâm cơng nghiệp với làng nghề truyền thống.

Ln tính đến các giải pháp để phát triển bền vững môi trường trong sản xuất nghề thủ cơng như đa dạng hóa nguồn ngun liệu, thay thế nguyên liệu tự nhiên bằng các nguyên liệu tổng hợp (đá, gỗ nhân tạo…)

Việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống đã được các nước trên Thế giới và trong khu vực xem đó là một giải pháp phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo ra việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân nơng thơn. Hơn nữa các nước cũng cịn xem xét phát triển tiểu thủ công nghiệp như là một biện pháp để thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

Một phần của tài liệu 47. nguyễn duy trường (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w