- Phương pháp thống kê mô tả: Khảo sát tình hình sản xuất đồ gỗ gia
3. 26 Phương pháp so sánh
4.4.2 Giải pháp phát triển nghề mộc tại xã Yên Bắc theo hướng bền vững
4.4.2.1 Đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ sản xuất
Vốn là một loại đầu vào không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh, nhìn chung chi phí vốn ban đầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồ gỗ gia dụng tương đối lớn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của nghề mộc chịu một khoản chi phí rất lớn cho nguyên vật liệu. Do vậy vốn rất cần thiết đối với các hộ trong vấn đề mở rộng quy mô sản xuất, phát triển rộng khắp, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ.
Hiện nay, việc vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng Nhà nước rất rườm rà, phức tạp và mất thời gian, còn vay vốn tư nhân thì hạn chế được những nhược điểm trên nhưng lãi suất thì cao gây khó khăn cho những người sản xuất. Vì vậy, để tạo được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồ gỗ gia dụng Yên Bắc, cần áp dụng một số giải pháp sau:
- Phát triển, mở rộng các quỹ tín dụng của địa phương để huy động vốn nhàn rỗi trong dân, tổ chức các quỹ tín dụng chuyên phục vụ cho việc phát triển của ngành nghề.
- Đơn giản hóa các thủ tục cho vay vốn của các ngân hàng, quỹ tín dụng đồng thời tăng mức tiền vay, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của người vay. Cho vay với lãi suất thấp, tăng thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất của nghề mộc.
- Để đảm bảo sản xuất lâu dài và phát triển bền vững thì các hộ phải tổ chức sản xuất tốt để tạo tiềm lực về vốn tiến hành tái sản xuất mở rộng, dùng phương pháp lấy ngắn ni dài để duy trì và mở rộng quy mơ sản xuất, Đồng thời phải tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân về vốn, luôn linh hoạt trong việc sản xuất nhằm quay vịng vốn một cách có hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhất cho cơ sở sản xuất.
4.4.2.2 Giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực tại Yên Bắc
Đối với ngành nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng tại Yên Bắc thì vấn đề đào tạo và truyền dạy nghề đi đơi với việc tồn tại và lưu truyền của nghề. Vì vậy, trên địa bàn làng nghề cần có chiến lược đào tạo và truyền dạy nghề cho con em mình, cho những người lao động tâm huyết và sẽ gắn bó với nghề. Đối với nghệ nhân, những người có kinh nghiệm, kỹ thuật tinh xảo trong sản xuất đồ gỗ gia dụng cần tạo điều kiện cho họ về chính sách, chế độ trong làm việc và truyền đạt lại nghề truyền thống. Chiêu mộ và trả lương xứng đáng với công sức và tay nghề của họ.
Qua phân tích thực trạng của các cơ sở sản xuất thì nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề là rất lớn, trong khi số lao động này lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, phần đông là lao động phổ thơng. Do đó, mức lương họ nhận được khơng cao. Đứng trước tình hình đó địi hỏi về phía lãnh đạo cần có chủ trương giải pháp để đào tạo nghề cho các đối tượng lao động trong làng nghề, những chủ trương đó cần phải được điều tra khảo sát nhu cầu học của người lao động để tránh tình trạng nội dung đào tạo nghề không phù hợp với nhu cầu lao động học nghề, kết hợp cùng với các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh.
*Với các chủ cơ sở sản xuất
Trình độ văn hóa và trình độ chun mơn của chủ các cơ sở cịn thấp, ảnh hưởng tới vấn đề tổ chức quản lý sản xuất của các hộ. Để khắc phục các hạn chế trên cần có các biện pháp cụ thể như sau:
Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức cơ bản về chuyên mục tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ sở mộc của xã. Nội dung đào tạo bồi dưỡng cần đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan tới tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm đồ gỗ gia dụng của địa phương.
Cung cấp thông tin về khoa học, thị trường và những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến các làng nghề, nghề mộc gia dụng.
Tổ chức các đợt tham quan các mơ hình điển hình về phát triển tiểu thủ công nghiệp, đồ gỗ gia dụng tại các địa phương khác.
Về lâu về dài cần đẩy mạnh phong trào khuyến học, động viên con em trong thôn sau khi học xong trở về quê hương phát triển ngành nghề truyền thống, nhất là sinh viên các ngành kinh tế, mĩ thuật, kỹ thuật.
*Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động, cụ thể:
Nâng cao trình độ học vấn và dân trí cho người lao động trong các làng sản xuất đồ gỗ. Bởi vì thời gian qua hầu hết các thợ sản xuất trong địa phương đều tiếp xúc với nghề sớm, do cái lợi trước mắt mà các gia đình cho con em
mình bỏ học từ sớm để theo nghề dẫn tới trình độ dân trí thấp ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhận thức và sản xuất.
Mở rộng quy mơ và đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, truyền nghề. Tập trung chủ yếu vào đào tạo những kiến thức thiết thực về sản xuất, kỹ thuật làm mộc. Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thực tế tại các cơ sở sản xuất, giữa truyền nghề trực tiếp với đào tạo cơ bản.
Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, truyền nghề. Miễn giảm phí cho người học nghề ở các trường mà trực tiếp làm cho các cơ sở ở địa phương. Nhận thức rõ vai trị của đội ngũ thợ lành nghề, có trình độ cao đối với sự phát triển của làng nghề. Các cấp chính quyền cũng như các cơ sở sản xuất có các chính sách ưu đãi đối với những thợ giỏi, có tay nghề cao, bên cạnh đó khuyến khích họ giới thiệu, truyền bí quyết cho các thế hệ sau.
4.4.2.3 Đổi mới công nghệ và đầu tư vốn ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Yêu cầu cơ bản và đặc thù của sản xuất trong làng nghề là kết hợp chặc chẽ giữa tính truyền thống và tính hiện đại. Thế mạnh của cơng nghệ truyền thơng là thực hiện tính độc đáo về kĩ thuật, kỹ xảo, tạo nên phong cách riêng có của sản phẩm với những nét đặc trưng về nghệ thuật và văn hóa dân tộc. Cịn thế mạnh của công nghệ hiện đại là tạo ra sản phẩm hàng loạt, chất lượng tốt và đồng đều, năng suất lao động cao. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu quốc tế, sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại sẽ tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng mà vẫn không mất đi bản sắc của làng nghề.
Với việc đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ truyền thống của nghề mộc tại Yên Bắc là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự đồng bộ cả về phát triển thị trường công nghệ, khả năng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn, cũng như năng lực của người quản lý và sản xuất, và sự hoàn thiện các cơ chế chính sách trong lĩnh vực này. Vì vậy, chính
sách cơ chế về kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ phát triển nghề truyền thống chỉ thực sự có hiệu quả khi tập trung vào một số nội dung sau:
- Cơ chế khuyến khích đổi mới cơng nghệ trên cơ sở phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh ở Yên Bắc theo hướng tạo ra nhiều sản phẩm đồ gỗ gia dụng có chất lượng cao, đồng đều.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất của làng nghề, đặc biệt là công nghệ hậu sản phẩm.
- Tăng cường vốn đầu tư phục vụ mục đích đổi mới cơng nghệ
- Phát triển các hoạt động thông tin tư vấn và chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất đồ gỗ gia dụng của nghề mộc Yên Bắc.
- Việc đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất của làng nghề rất cần có sự giúp đỡ hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức Nhà nước các cấp và các hiệp hội ngành nghề như Sở Khoa học – Công nghệ.
4.4.2.4 Nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã và đa dạng hóa sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là một trong những tiêu chí quyết định sự tồn tại và phát triển của sản xuất kinh doanh. Đối với sản xuất đồ gỗ gia dụng cũng vậy, muốn mở rộng thị trường, tạo được uy tín đối với khách hàng thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm là điều rất cần thiết. Để nâng cao chất lượng sản phẩm đồ gỗ gia dụng cần chú ý tới những vấn đề sau:
Đầu tiên là cần nâng cao trình độ tay nghề của người thợ sản xuất, vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, độ tinh xảo của sản phẩm.
Quan điểm sản xuất kinh doanh của các cơ sở cần được thay đổi. Trong những năm qua sản xuất đồ gỗ gia dụng tại địa phương mới chỉ tập trung vào một số kiểu dáng cơ bản, sản phẩm chưa có nhiều mẫu mã phong phú. Do đó các cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải tìm hiểu, nghiên cứu xu hướng thị trường, tham khảo thị trường thiết kế ra những mẫu mã, chủng loại sản phẩm
phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, được thị trường chấp nhận. Không ngừng cải tiến mẫu mã sao cho người dùng sản phẩm cảm thấy tiện ích mà giá cả ln hợp lý, có tính cạnh tranh cao.
Cải tiến quy trình, kĩ thuật, áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất: Việc sản xuất đồ gỗ gia dụng cần có sự hỗ trợ rất lớn từ nhiều loại máy móc, thiết bị tiên tiến, điều đó đóng góp rất lớn vào việc nâng cao giá trị sản phẩm và năng suất lao động.
4.4.2.5 Khuyến khích các xưởng sản xuất lớn tiến tới phát triển thành doanh nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn xã đã xuất hiện khá nhiều các xưởng sản xuất lớn, chất lượng và uy tín cũng được nhiều khác hàng biết đến nhưng về thương hiệu và nhãn hiệu thì chưa thấy cơ sở nào phát triển thực sự. Chính vì vậy muốn có thương hiệu cho riêng mình các cơ sở lớn cần phát triển thành doanh nghiệp, nhằm tạo chỗ đứng khẳng định tên tuổi trên thị trường.
Việc chuyển đổi mơ hình sản xuất kinh doanh sang loại hình doanh nghiệp đang là xu hướng hiện nay ở các làng nghề nói chung trên cả nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần giữ gìn phát triển nghề truyền thống phù hợp với nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập trong giai đoạn hiện nay.
Việc chuyển đổi từ cơ sở sản xuất sang doanh nghiệp sẽ tạo nhiều thuận lợi, trước hết là từ chính tư duy của người sản xuất kinh doanh. Chuyển thành doanh nghiệp họ sẽ có địa vị pháp lý rõ rang trong kinh doanh, việc giao dịch thuận lợi hơn, thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Điều quan trọng hơn là chính quyền địa phương cũng phải hết sức quan tâm tới sự phát triển của làng nghề, bằng cách quy hoạch, tạo điều kiện về đất đai để doanh nghiệp tập trung mở rộng quy mơ nhà xưởng, hình thành cụm cơng nghiệp làng nghề.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ, các cơ sở sản xuất tham gia các hình thức hợp tác sản xuất, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất như hộ, liên hộ, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hợp tác xã…nhằm tăng cường sức cạnh tranh và củng cố quan hệ sản xuất.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuât, doanh nghiệp thành lập tập trung đứng ra bảo đảm giới thiệu đầu vào, đầu ra của sản phẩm hoặc đảm nhiệm việc đầu tư mang tính chất chun mơn hóa, đồng thời tăng cường hợp tác liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế.
Thành lập và thu hút các cơ sở sản xuất tham gia Hiệp hội làng nghề mộc xã, liên kết giữa các khâu trong q trình sản xuất, phân cơng hợp tác sản xuất và giúp nhau về thông tin khoa học công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, cùng nhau bảo vệ lợi ích chính đáng
4.4.2.6 Xây dựng thương hiệu
Các cơ quan ban ngành cần đưa ra những chiến lược cụ thể nhằm tạo dựng được một thương hiệu đồ gỗ mỹ gia dụng Yên Bắc mạnh và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Cơng việc này khơng những địi hỏi có sự tham gia của cấp lãnh đạo mà còn yêu cầu sự trực tiếp tham gia của các cơ sở sản xuất đồ gỗ gia dụng trên địa bàn xã. Cụ thể:
- Tiến tới xây dựng nhãn hiệu riêng cho từng sản phẩm, gắn nhãn hiệu sản phẩm với thương hiệu của làng nghề và nhãn hiệu của sản phẩm với thương hiệu của các cơ sở sản xuất.