Tỉ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thơng) 3.5% 4% 4.5% 4.5% 4.5% 4.5% 4.5% Dự phịng bảo tồn vốn 0.625% 1.25% 1.875% 2.5% Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng dự phịng bảo tồn vốn 3.5% 4% 4.5% 5.125% 5.76% 6.375% 7% Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn
20% 40% 60% 80% 100% 100% Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4.5% 5.5% 6% 6% 6% 6% 6% Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% Tổng vốn tối thiểu cộng dự phịng bảo tồn vốn 8% 8% 8% 8.625% 9.25% 9.875% 10.5% Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản khơng cịn đủ tiêu chuẩn
Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013
Vốn dự phòng phân theo chu kỳ
Từ 0 – 2.5%, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia
Hiệp ước Basel về tiêu chuẩn vốn quốc tế năm 1987 chính thức thơng qua năm 1988 gồm Mỹ và 11 nước công nghiệp hàng đầu. Hiệp ước Basel đã được phát triển thành một khung tiêu chuẩn toàn cầu để giải quyết yêu cầu cấp bách cho một thị trường tài chính an tồn hơn. Hiệp ước Basel II và III đã sửa đổi các tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn, đưa rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động vào để xây dựng nên các trụ cột cơ bản để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Theo Ngân hàng Thanh tốn Quốc tế (BIS), tính đến tháng 10/2013, 14 nước thành viên hội đồng Basel đã thông qua các quy định về vốn dựa trên chuẩn Basel III, 13 quốc gia thành viên còn lại vẫn đang tiếp tục ban hành các quy định theo chuẩn Basel III. Liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc đối với NHTM thì NHTM phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở một tỷ lệ bắt buộc, thường là mức 8% trở lên (theo chuẩn mực quốc tế Basel II).
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.
Tại Inđơnêsia, Chính phủ khuyến khích TCT các NHTM bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn mà một NHTM phải đạt được như quy mơ về vốn, chỉ tiêu tài chính, thị trường, năng lực cạnh tranh. Nếu không đạt được, NHTW Inđônêsia sẽ yêu cầu các ngân hàng tiến hành sáp nhập và mua lại69.
Đối với Việt Nam, Hiệp ước Basel I ra đời từ năm 1988 nhưng phải 17 năm sau Việt Nam mới bắt đầu thực hiện theo Basel I với các quy định đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD. Cách đây hơn 10 năm, định hướng triển khai thực hiện Basel II tại Việt Nam đã được NHNN (NHNN) xác định là một trong những trọng tâm của ngành Ngân hàng tại Đề án “Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Trên cơ sở định hướng này và căn cứ vào mức độ quan tâm, sự sẵn sàng của các NHTM cũng như đảm bảo tính đa dạng về quy mơ và loại hình sở hữu, NHNN đã ban hành Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 lựa chọn 10 ngân hàng trong nước triển khai thí điểm Basel II, tiến tới triển khai áp dụng Basel II đối với tất cả các NHTM trong nước.
Mười ngân hàng triển khai thí điểm Basel II gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Maritime Bank, MB, Sacombank, ACB, VPBank, Techcombank, VIB. Cùng với đó, NHNN đã ban hành khung khổ pháp lý cần thiết hướng dẫn các NHTM thực hiện đầy đủ các trụ cột của Basel II, thể hiện tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ – TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp đó, tại Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện các Nghị quyết số 05/NQ-TW, ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã yêu cầu NHNN phải tăng cường chỉ đạo thực hiện lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đến năm 2020, các NHTM cơ bản phải có mức vốn tự có đáp ứng theo chuẩn mực Basel II, trong đó có ít nhất từ 12 đến 15 NHTM áp dụng thành công Basel II.
Năm 2016, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội, NHNN đã ban hành Thơng tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu đối với ngân hàng, chi nhánh
69 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2013), “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở một số nước Đông Nam Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Website: dangcongsan.vn, cập nhật: 16/02/2013
ngân hàng nước ngoài ở mức 8% tổng tài sản có rủi ro theo chuẩn Basel II có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Ngân hàng có khả năng thực hiện sớm thì đăng ký áp dụng trước. Tính đến năm 2020, đã có 18 NHTM đạt chuẩn Basel II về tỷ lệ an tồn vốn. Trong đó, có nhiều NHTM đạt tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu cao hơn chuẩn Basel II và văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước đặt ra. Chúng ta có thể theo dõi Bảng 2.4 dưới đây: