Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý tài sản khi tá

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. (Trang 28 - 29)

Bảng 3.1 : Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.4. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý tài sản khi tá

cấu trúc các ngân hàng thương mại

Nghiên cứu sinh đã tham khảo bài viết: “Hoàn thiện quy định của pháp luật

về định giá tài sản trí tuệ và sử dụng lao động trong các thương vụ mua lại và sáp nhập NHTM” của tác giả Trần Thị Bảo Anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

số 22(374)-tháng 11/2018. Theo đó, nghiên cứu sinh học hỏi được từ bài viết này phương pháp định giá tài sản sở hữu trí tuệ trong khi mua lại, sáp nhập NHTM. Nhưng phương pháp mà tác giả bài viết đưa ra mang tính chất định tính nhiều hơn. Nghiên cứu sinh cho rằng điều đó là hồn tồn phù hợp vì xuất phát từ đặc tính của những tài sản sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tài sản vơ hình của NHTM tham gia TCT rất khó định giá vì thường NHTM TCT (đặc biệt theo hình thức mua bán, sáp nhập, hợp nhất, kiểm soát đặc biệt) hoạt động yếu kém. Và trong trường hợp đó những yếu tố như thương hiệu, bằng sáng chế… có giá trị rất thấp.

Trong Luận văn thạc sĩ luật học: “Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các

NHTM theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn NHTM cổ phần Bản Việt” –

năm 2019, Học viện Khoa học xã hội, tác giả Nguyễn Như Quỳnh đã phân tích cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm. Những minh chứng cho thực trạng pháp luật được tác giả Nguyễn Như Quỳnh sử dụng là từ thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm của NHTMCP Bản Việt (Viet Capital Bank). Nghiên cứu sinh đã học hỏi phần đánh giá thực tiễn này của tác giả Nguyễn Như Quỳnh để minh chứng cho phần nghiên cứu về tình hình xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM hiện nay. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đánh giá được những bất cập, vướng mắc mà các NHTM gặp phải trong thực tiễn nhằm đề ra các giải pháp giải quyết phù hợp.

Trong luận văn tiến sĩ Luật học: “Pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM ở

Việt Nam hiện nay” năm 2016 - Học viện Khoa học xã hội, tác giả Phạm Minh Sơn

đã phân tích về trường hợp chuyển giao toàn bộ tài sản của NHTM cho một tổ chức mới (thường là NHTM mới) trong trường hợp mua bán, sáp nhập. Đây là nguồn tài

liệu tham khảo bổ ích để nghiên cứu sinh khẳng định giới hạn trách nhiệm của NHTM đối với chủ nợ khi mua bán, sáp nhập, hợp nhất. Theo đó, NHTM chỉ có trách nhiệm thơng báo với chủ nợ (thường là chủ sở hữu tài sản bảo đảm) mà không cần thiết phải lấy ý kiến của chủ nợ khi mua bán, sáp nhập, hợp nhất và kiểm sốt đặc biệt.

Các bài viết: “Khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện quyền xử lý

tài sản bảo đảm của TCTD” đăng ngày 11/12/2016; “Các vướng mắc phát sinh từ thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm và kiến nghị” đăng ngày 12/12/2016 trên Website:

thoibaonganhang.vn đã giúp nghiên cứu sinh nhìn nhận được một số khó khăn, bất cập khi xử lý tài sản bảo đảm tại các TCTD nói chung, NHTM nói riêng. Nghiên cứu sinh nhận thấy rằng, những khó khăn vướng mắc này có thể do chính sách, pháp luật của nhà nước hoặc do thực tế thực thi chưa nhận được sự hợp tác của các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở tham khảo những bất cập đó, nghiên cứu sinh đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Trong bài viết: “Trình tự xử lý tài sản thế chấp tại các TCTD” của tác giả đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử ngày 29/09/2020 đã chỉ rõ những khó khăn khi xử lý trường hợp bảo lãnh bằng việc thế chấp tài sản của bên thứ ba đảm bảo cho khoản vay tại các TCTD. Theo đó, hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này. Đó là thời điểm nào TCTD được phép xử lý tài sản, điều kiện để TCTD được phép xử lý tài sản… Nghiên cứu sinh học hỏi được nhiều nội dung của bài viết để đánh giá về tính thiếu hồn thiện của pháp luật về xử lý tài sản khi TCT các NHTM.

Như vậy, sau khi nghiên cứu, đánh giá những cơng trình nghiên cứu khoa học nói trên, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng:

- Các cơng trình tập trung nghiên cứu về xử lý tài sản trong điều kiện hoạt động bình thường của các TCTD nói chung, NHTM nói riêng. Đặc biệt, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đánh giá về xử lý tài sản trong trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập và kiểm sốt đặc biệt NHTM.

- Chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách riêng biệt, đầy đủ về xử lý tài sản khi TCT các NHTM. Đây cũng là điểm mới của luận án này so với cơng trình nghiên cứu khoa học đi trước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w