Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý nợ xấu khi tá

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. (Trang 25 - 28)

Bảng 3.1 : Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý nợ xấu khi tá

tái cấu trúc các ngân hàng thương mại

Khoản nợ ở đây được hiểu là số tiền mà khách hàng vay của NHTM. Với tư cách là trung gian tài chính, số lượng người vay tiền các NHTM rất nhiều. Những khoản nợ này được phân loại thành: nợ thông thường và nợ xấu. Nợ thông thường là khoản nợ vẫn đang thực hiện đúng về tiến độ trả lãi và gốc theo hợp đồng tín dụng. Nợ xấu hiểu một cách khái quát là những khách hàng (con nợ) khơng có khả năng trả gốc và lãi cho NHTM theo hợp đồng tín dụng nữa. Thực chất, khi NHTM tiến hành TCT, những khoản nợ thơng thường khơng có nhiều sự thay đổi và vẫn tiếp tục thực hiện như hợp đồng tín dụng trước đây. Nhưng đối với nợ xấu, NHTM phải tiến hành xử lý để đảm bảo cho q trình tái cấu thành cơng và hoạt động kinh doanh của NHTM diễn ra hiệu quả. Vì thế, nghiên cứu sinh dự kiến trong luận án chỉ trình bày nội dung pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT NHTM. Liên quan đến nội dung này của luận án có những cơng trình nghiên cứu sau đây:

Bài viết: “Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của các

NHTM Việt Nam” của TS. Đặng Hà Giang đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 2 -

Tháng 6/2020 đã chỉ ra rằng, bước sang năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế và tỉ lệ nợ xấu ở các NHTM tăng lên rất nhiều. Nghiên cứu sinh sử dụng kết quả nghiên cứu này để phục vụ cho lập luận về nợ xấu là vấn đề mà quá trình TCT NHTM phải đối mặt. Quá trình xử lý nợ xấu chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế - xã hội khác.

Bài viết: “Mơ hình AMC giải quyết nợ xấu tại các nước Đơng Á” của ThS. Phan Huy Đức đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Một số giải pháp nhằm phát

triển sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay” – Website: apchitaichinh.vn,

năm 2013 đã phân tích mơ hình AMC nhằm giải quyết nợ xấu của một số nước ở Đông Á. Theo đó, rất nhiều quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia… xây dựng được mơ hình AMC giải quyết nợ xấu hiệu quả. Đây là tài

liệu bổ ích giúp nghiên cứu sinh có thể phân tích và đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giải quyết nợ xấu nói chung và giải quyết nợ xấu trong q trình TCT NHTM nói riêng.

Trong bài viết: “AMC các ngân hàng có đang hoạt động hiệu quả?” đăng trên Website: vnfinance.vn – ngày 29/12/2020, tác giả Hà Phương đã phân tích và chỉ ra một số bất cập trong hoạt động của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM. Theo tác giả bài viết nhận định nhiều công ty quản lý nợ, khai thác tài sản của NHTM ít tham gia thị trường mua bán nợ nên chưa xử lý được nợ xấu thực chất. Những phân tích trong bài viết này đã giúp nghiên cứu sinh chỉ ra được những khó khăn trong q trình xử lý nợ xấu khi TCT NHTM. Một trong những ngun nhân chính của khó khăn đó là do cơ chế pháp luật chưa tạo ra được môi trường xử lý nợ xấu thực chất và hiệu quả. Trên cơ sở những lập luận đó, tác giả sẽ tìm được giải pháp góp phần làm cho hoạt động của các cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM hoạt động hiệu quả hơn. Tác giả Anh Khoa trong bài viết: “Nợ xấu và VAMC” đăng trên Website: tapchitaichinh.vn, ngày: 29/06/2019 đã chỉ ra vài trị của Cơng ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trong xử lý nợ xấu cho các NHTM. Theo đó, bài viết chỉ ra rằng: “Việc “tạm nhốt” nợ xấu tại VAMC đã giúp nhiều TCTD có thêm thời gian để tích tụ tài chính, cũng như tập trung nguồn lực xử lý những khoản nợ có vấn đề khác cấp thiết hơn. Kết quả là sau vài năm kinh doanh hiệu quả trở lại, khơng ít ngân hàng đã mua lại nợ xấu đã bán cho VAMC, hoặc đủ sức trích lập 100% dự phịng và tất tốn trái phiếu đặc biệt với VAMC”. Những phân tích này là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho nghiên cứu sinh khi nghiên cứu và đề xuất những giải pháp cho quá trình xử lý nợ xấu khi TCT các NHTM.

Tác giả Anh Minh trong bài viết: “Tìm giải pháp để tái cơ cấu, xử lý nợ xấu

các ngân hàng cần đi vào chiều sâu” đăng trên Báo điện tử Chính phủ, ngày:

30/09/2020, đã phân tích thực trạng xử lý nợ xấu, TCT NHTM ở nước ta. Tác giả cũng chỉ ra những một số vướng mắc, tồn tại trong thực trạng ấy. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong xử lý nợ xấu góp phần cho q trình TCT NHTM thành cơng hơn nữa. Có thể nói, nghiên cứu sinh tham khảo được nhiều ý tưởng của tác giả Anh Minh khi phân tích về thực trạng pháp luật xử lý nợ xấu khi TCT NHTM và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Trong bài viết: “Hiện trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam và chính sách

phát triển” đăng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 8/2013, tác giả Đào Duy

chọn bán nợ cho các chủ thể là cá nhân, tổ chức vì sự bảo mật các thông tin trong hoạt động kinh doanh của các NHTM có thể bị phá vỡ. Như vậy, phương thức xử lý nợ xấu khi TCT NHTM bằng cách bán nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân khác có một nhược điểm rất lớn là nhiều thơng tin của NHTM bị lộ ra bên ngồi. Nghiên cứu sinh phải dành thời gian để xem xét và đưa ra phương án giải quyết cho thực trạng này.

TS. Tôn Thanh Tâm trong bài viết: “Bàn về xử lý nợ xấu” đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 23 (tháng 1/2017) đã phân tích và đưa ra các ví dụ thực tế về phương thức hốn đổi nợ xấu thành cổ phần. Theo đó, một số NHTM áp dụng biện pháp này gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội hốn đổi nợ thành vốn góp vào CTCP thuỷ sản Bình An (BianfishCo), hay NHTM CP Cơng thương Việt Nam tham gia làm cổ đơng chiến lược khi cổ phần hố các cảng thành viên thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) với số nợ chuyển thành vốn góp là 5000 tỷ đồng…; hay Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng thực hiện hoán đổi nợ thành vốn góp với 12,6 triệu cổ phần tại Cơng ty vận tải biển. Sau khi nghiên cứu tài liệu này, nghiên cứu sinh cho rằng, chắc chắn biện pháp hồn đổi nợ xấu thành cổ phần có những ưu điểm nhất định nên trên thực tế mới có nhiều NHTM lựa chọn như vậy. Những phân tích này được nghiên cứu sinh sử dụng để làm minh chứng cho những phân tích về pháp luật về hốn đổi nợ xấu thành vốn góp khi TCT NHTM trong luận án của mình.

Trong các bài viết: (1) “Vốn hóa nợ: Con dao hai lưỡi” đăng trên Tạp chí Tài chính online ngày 20/01/2015; (2) “Chuyển nợ thành vốn góp: Chỉ nên là giải pháp

tình thế” của tác giả Nguyễn Vũ đăng trên Website: Thời báo Ngân hàng - Cơ quan

ngôn luận của NHNN Việt Nam, ngày: 07/10/2016; (3) “Chuyển nợ xấu thành vốn

góp: Có cịn phù hợp” của tác giả Đỗ Linh đăng trên Website: saigondautu.com.vn,

ngày: 2/4/2018 đều đưa ra những nhận định rằng phương thức chuyển nợ xấu thành vốn góp như nhiều NHTM hiện nay đang thực hiện có kết quả đáng kể góp phần vào q trình xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng, hoạt động này hiện nay chưa có các quy định của pháp luật để điều chỉnh nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các chủ thể liên quan. Trên cơ sở những nhận định đó, nghiên cứu sinh sẽ đề xuất những giải pháp mang tính pháp lý cho những hoạt động này.

Sau khi nghiên cứu những cơng trình khoa học liên quan đến nội dung pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT NHTM, nghiên cứu sinh có một vài nhận xét như sau:

- Các cơng trình đã chỉ ra được một số phương thức hữu hiệu nhất để các NHTM có thể xử lý nợ xấu. Trong đó hai phương thức chủ yếu nhất đó là mua bán nợ xấu và hốn đổi nợ xấu thành vốn góp. Có một số cơng trình đã đánh giá được

một vài khía cạnh pháp lý về xử lý nợ xấu khi TCT NHTM. Những kết quả nghiên cứu này được nghiên cứu sinh tham khảo khi phân tích nội dung pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT NHTM.

- Tuy nhiên, có thể đánh giá, hầu hết các cơng trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các giải pháp xử lý nợ xấu ở các NHTM. Chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống những quy định pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT các NHTM. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ như: Khái niệm, nội dung pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT NHTM; đánh giá ưu điểm, tồn tại trong thực trạng quy định pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT NHTM. Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu sinh làm sáng tỏ trong luận án của mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w