2. Nhiệm vụ của đề tài
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách dân tộc Việt
2.2.1. Những thành tựu về việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, qua giai đoạn 2010 – 2015, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên từng bước.
Tại các địa phương vùng dân tộc và miền núi, tỷ lệ hộ nghèo giảm đều, tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo thường xuyên vượt chỉ tiêu, bình quân khoảng 3% – 4%, cụ thể là: Các tỉnh vùng Đông Bắc giảm 3,62%; Tây Bắc giảm 4,47%; Tây Nguyên giảm 3,04%;
đồng bằng sông Cửu Long giảm 2,25%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng có sự biến
chuyển: 99,8% số xã và 95,5% số thơn có điện, 98,6% số xã có đường ơ-tơ đến trụ sở uỷ ban nhân dân xã.
Cơng tác xố đói giảm nghèo đạt được kết quả khả quan, mặt bằng đời sống của các dân tộc được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, mặt bằng dân trí được nâng cao, vùng dân tộc và miền núi đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Tại các địa phương từ Trung ương đến các huyện vùng dân tộc và miền núi, hệ thống trường phổ thơng dân tộc nội trú được hình thành và phát triển. Đến cuối giai đoạn 2010 – 2015: 99,5% số xã có trường tiểu học; 93,2% số xã có trường trung học cơ sở; 12,9% số xã có trường trung học phổ thơng và 96,6% số xã có trường mẫu giáo, mầm non; 100% số xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.
Bên cạnh đó, mạng lưới y tế phát triển, hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã được quan tâm đầu tư: 99,39% số xã có trạm y tế; 77,8% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tính đến năm 2013, có 88% thơn và bản trên cả nước có nhân viên y tế hoạt động. Đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, người nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí và được hưởng chính sách bảo hiểm y tế đúng quy định. Các dịch bệnh ở vùng dân tộc và miền núi như sốt rét, bướu cổ được khống chế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm đáng kể.
Đánh giá 3 năm (2016 – 2018) thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho thấy: các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã nỗ lực cao độ cho cơng tác giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đạt kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đề ra. Trong vòng 3 năm, Nhà nước đã đầu tư 9106 cơng trình, duy tu, bảo dưỡng 3295 cơng trình; hỗ trợ trực tiếp cho 1,512 triệu hộ nghèo, cận nghèo; tập huấn cho 103 nghìn người, dạy nghề cho 720 nghìn người dân tộc thiểu số, góp phần giúp con em tìm kiếm việc làm. Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 1,4 triệu hộ dân tộc thiểu số vay 45.194 tỷ đồng, chiếm 24,7% tổng dư nợ; bình quân dư nợ một hộ là 30,5 triệu đồng để phát triển sản xuất, tăng thu nhập.
Kết quả là tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 ở các huyện nghèo giảm khoảng 5% so với cuối năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%. Có tám huyện thốt khỏi huyện cận nghèo theo Quyết định 30a của Thủ tướng Chính phủ; 14 huyện ra
khỏi diện hưởng chính sách như huyện nghèo; 34 xã đủ điều kiện ra khỏi diện đầu tư theo Chương trình 135.
Đến tháng 8 năm 2018, đã có 1052 xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 22,29% trên 38,32% so với tồn quốc. Cơng tác đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi tiếp tục được quan tâm, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay 100% xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trường trung học cơ sở, trường tiểu học, hầu hết các xã có trường, lớp học mầm non…
Bên cạnh đó, cơng tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hố tốt đẹp của các dân tộc thiểu số được chú trọng hơn. Thông tin, tuyên truyền vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân; Tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức người dân tộc thiểu số; Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đột xuất, bảo đảm an sinh xã hội, khơng để người nào bị thiếu đói khơng được trợ giúp.
Đạt được những con số trên là nhờ vào quan điểm cách mạng của Đảng và Nhà nước, là sự sáng tạo khơng ngừng, đảm bảo tính nhất qn, vừa đổi mới trước yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế nhằm giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Từ Đại hội IV đến Đại hội XII của Đảng, chính sách dân tộc được Đảng ta đề ra trên các vấn đề cốt lõi là: Vị trí của vấn đề dân tộc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc; những vấn đề trọng yếu của chính sách dân tộc trong những điều kiện cụ thể. Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”. Điều này, một mặt cho thấy, ở nước ta hiện nay, tất cả mọi công dân khơng phân biệt dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, giới tính…đều bình đẳng về chính trị, pháp luật và mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội; mặt khác, cho thấy việc giải quyết vấn đề dân tộc đang là sự địi hỏi cấp thiết cần phải có những chỉ đạo kịp thời.