2. Nhiệm vụ của đề tài
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách dân tộc Việt
2.2.2. Một số hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu đạt được, còn nhiều yếu kém cũng như thách thức đặt ra cho công tác dân tộc.
Hệ thống chính sách vùng dân tộc và miền núi so với giai đoạn trước có nhiều ưu điểm, nhưng cịn bộc lộ khơng ít hạn chế, như chưa bảo đảm gắn kết thống nhất giữa chính sách phát triển dân tộc - tộc người với chính sách phát triển địa phương; thời gian thực hiện chính sách ngắn, thiếu tính chiến lược; trình tự thủ tục xây dựng và đề án mất nhiều thời gian.
Hầu hết các chính sách đều mang tính chất hỗ trợ; chính sách đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản, do vậy hiệu quả chưa thực sự bền vững; nhiều chính sách phải kéo dài thời gian thực hiện dẫn đến định mức khơng cịn phù hợp với thực tế; có chính sách do huy động nhiều nguồn vốn, khi cấp vốn không đồng bộ dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện; việc bố trí vốn đối ứng của các địa phương gặp khó khăn do đa số các địa phương vùng dân tộc và miền núi đều phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương.
Việc xây dựng một số chính sách cịn thiếu thực tế, chưa phù hợp với địa bàn vùng dân tộc và miền núi. Tổ chức thực hiện chính sách cịn nhiều yếu kém, phân cơng chủ trì chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa hợp lý; việc phối hợp giữa các bộ, ngành có lĩnh vực chưa chặt chẽ, chỉ đạo có mặt cịn chồng chéo. Việc lồng ghép các chính sách trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi cịn nhiều khó khăn, bất cập. Cơng tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách cịn hạn chế. Chỉ đạo, thực hiện chính sách ở một số địa phương còn lúng túng. Cơng tác lập kế hoạch, rà sốt đối tượng thụ hưởng trong việc thực hiện một số chính sách chưa sát với thực tế,...
Ở vùng dân tộc và miền núi, kinh tế chậm phát triển so với tiềm năng của vùng và phát triển chưa vững chắc. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm. Mức độ thương phẩm hóa của nơng sản cịn thấp; sản phẩm sản xuất ra chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu và yếu kém.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều vùng dân tộc và miền núi cao nhất cả nước; tình trạng tái nghèo phổ biến ở nhiều nơi. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi Tây Bắc là 34,52%, miền núi Đông Bắc: 20,74%; Tây Nguyên: 17,14%; các tỉnh Bắc Trung Bộ: 12,5%. Kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi thấp: 21% số người trong độ tuổi đi học không biết đọc, biết viết chữ phổ thông; số người trong độ
tuổi lao động chưa qua đào tạo chiếm 89,5%, riêng số người trong độ tuổi lao động là người dân tộc thiểu số chưa qua đào tạo chiếm 94,2%; nhìn chung, chất lượng đào tạo nghề thấp.
Đội ngũ cán bộ y tế vùng dân tộc và miền núi vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Trang thiết bị y tế thiếu thốn và lạc hậu, phần lớn người nghèo vùng dân tộc và miền núi khơng có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng tốt.
Hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi cịn yếu, đặc biệt đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ cịn hạn chế, nhất là thiếu đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số hoặc có cán bộ dân tộc nhưng chưa được đào tạo. Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong chính quyền cấp huyện và tỉnh tại các địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp. Trong tổng số 48200 cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã, số người có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm 45%, tiểu học: 18,7%, chỉ có 1,9% có trình độ cao đẳng và đại học.
Khoảng cách giàu - nghèo, chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân tộc ngày càng lớn; tỷ lệ nghèo ở các vùng dân tộc và miền núi cao hơn 2,5 lần so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước. Đặc biệt, là những khó khăn, thiếu thốn ở các “vùng lõi” của đói nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi từ các tỉnh phía Bắc đến các tỉnh phía Nam.
Nhu cầu nguồn lực đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu theo Nghị quyết của Chính phủ về định mức giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 là rất lớn, sẽ vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước. Chất lượng các cơng trình kết cấu hạ tầng, như giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa cịn thấp. Nguồn vốn đầu tư cho các chính sách chưa đáp ứng nhu cầu mục tiêu.
Vậy nên, so với sự phát triển của đất nước nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiếu số vẫn là vùng chậm phát triển nhất. Điều đó cho thấy, việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta vẫn cịn những khó khăn, bất cập. Các ngun nhân khách quan và chủ quan là: Một số chính sách thiếu tính cụ thể, khả thi, chưa phù hợp
với thực tiễn. Bộ máy tổ chức thực hiện còn thiếu đồng bộ, đội ngũ cán bộ cịn thiếu và yếu. Thực tế cho thấy, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đồng
đều nhau. Ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để vươn lên, chưa sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Chính sách dân tộc hiện nay vẫn chủ yếu là các chính sách hỗ trợ trực tiếp, chưa có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ có điều kiện, với mục đích cung cấp kỹ năng, tự tạo sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Bởi vậy, trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều người vẫn còn mang tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, khơng muốn vươn lên để thốt nghèo.