2. Nhiệm vụ của đề tài
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách dân tộc Việt
2.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách dân tộc
Có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội
Cơ sở hạ tầng đảm bảo giao thông liên lạc là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng, kiên cố hố đường giao thơng đến từng bản làng, kết nối từng thôn, bản với trung tâm xã, thị trấn; đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phục vụ trao đổi buôn bán trong và ngồi nước; đồng thời với đó, đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực công tác dân tộc như các trường đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú…
Để đảm bảo sinh kế lâu dài cho bà con, cần khuyến khích các hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ các loại gia súc, gia cầm, lương thực truyền thống như trâu, bị, ngơ… sang các lồi có giá trị cao, nhu cầu thị trường lớn, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương như cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên, sâm Ngọc Linh ở miền núi Tây Quảng Nam, Kon Tum, chăn ni bị sữa, ni cá hồi ở Tây Bắc…
Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để thu hút được nhiều hơn học sinh dân tộc thiểu số, Nhà nước cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; hỗ trợ tiền ăn, ở, dụng cụ học tập để các em yên tâm học hành. Do đặc thù kinh tế - xã hội, khó mà giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số như đối với học sinh miền xuôi, cần thiết phải nghiên cứu biên soạn tài liệu riêng, phương pháp giảng dạy riêng phục vụ các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thơng dân tộc bán trú.
Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cần có chính sách tạo điều kiện cho con em người dân tộc thiểu số vào đại học như: cộng điểm khuyến khích, cử tuyển đối với những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hỗ trợ học phí và nơi ở cho các sinh viên, tăng cường đào tạo và khuyến khích các sinh viên dân tộc thiểu số theo học những ngành phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như lâm nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, tài nguyên và môi trường, sư phạm, y tế…
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc, gắn với phát triển du lịch
Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận.
Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hoá truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với việc nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ xây dựng mơ hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.
Đổi mới công tác dân vận, gắn công tác dân tộc với công tác tơn giáo và cơng tác quốc phịng - an ninh
Kịp thời nắm được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số; trên cơ sở đó có giải pháp xử lý phù hợp. Cán bộ đoàn thể các cấp phải tăng cường tới cơ sở, bám sát cuộc sống người dân; tổ chức các hoạt động để hướng dẫn đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên xóa đói, giảm nghèo, đổi mới tập quán sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa, xây dựng nơng thơn mới. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn và nghiệp vụ dân vận cho cán bộ làm công tác
dân vận. Cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đồn viên, hội viên, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và cán bộ làm công tác dân vận phải thực hiện phong cách "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "nghe dân nói", "nói dân hiểu", "hướng dẫn dân làm", "làm dân tin" và phương châm "chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, hiệu quả".
Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hướng về cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đề cao và phát huy tốt vai trị của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào. Quan tâm công tác vận động, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ chức sắc tơn giáo; phát huy vai trị của Hội đồn kết sư sãi yêu nước, ban quản lý chùa (ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me), của Hội thánh Tin lành và các mục sư (ở vùng Tây Nguyên) đối với công tác vận động đồng bào. Hỗ trợ tu bổ và xây dựng mới chùa chiền và các học viện tôn giáo, vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần của bà con, vừa là nơi bảo tồn văn hố dân tộc, nâng cao dân trí (như Trường bổ túc văn hố Pali, Học viện Phật giáo Nam tơng Khơ-me...).
Chú trọng công tác quốc phịng - an ninh, cơng tác quản lý hộ khẩu, quản lý biên giới, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề dân tộc hoặc kết hợp vấn đề dân tộc - tơn giáo, kích động ly khai như các tổ chức phản động Cam-pu-chia Krôm, Nhà nước Tin lành Đề-ga...
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày một số vấn đề cơ bản về vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, bao gồm đặc điểm dân tộc ở Việt Nam, quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc; một số thành tựu, hạn chế và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác dân tộc trong thời gian tới. Vấn đề dân tộc là vấn đề cơ bản và xuyên suốt trong thời kỳ quá độ. Làm tốt công tác dân tộc là nền tảng quan trọng để giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo quốc phòng - an ninh để xây dựng và phát triển đất nước.
PHẦN KẾT LUẬN
Vấn đề dân tộc là mối quan tâm và là một trong những vấn đề quan trọng xuyên suốt lịch sử mấy nghìn năm dựng nước của nước ta nói riêng và mọi quốc gia trên thế giới nói chung. Qua bài tiểu luận này, chúng ta đúc góp được những kết luận liên quan về vấn đề trên.
Thứ nhất, bài nghiên cứu chỉ ra các khái niệm dân tộc cơ bản: dân tộc của một
quốc gia (nghĩa rộng) và dân tộc-tộc người (nghĩa hẹp) cùng với 4 đặc trưng cơ bản (chung phương thức sinh hoạt kinh tế, lãnh thổ, ngơn ngữ riêng biệt và nền văn hóa). Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, có 2 xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc: xu hướng thứ nhất đến từ sự thức tỉnh biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc; xu hướng thứ hai đến từ việc các dân tộc ở một quốc gia hay nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Hai xu hướng khách quan này đang phát huy tác dụng trong thời đại ngày nay với những biểu hiện đa dạng và phong phú xét trên phạm vi các quốc gia Xã hội Chủ Nghĩa có nhiều dân tộc và phạm vi trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, chủ nghĩa Mác-Lênin đề ra cương lĩnh dân tộc dựa trên 3 cơ sở (tư tưởng về vấn đề dân tộc, sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh và phân tích 2 xu hướng khách quan) cho ra 3 cương lĩnh, đó là: các dân tộc hồn tồn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết và liên hiệp công nhân các dân tộc lại.
Thứ hai, những thành tựu đạt được qua việc thực hiện chính sách dân tộc ở
nước Việt Nam hiện nay được nghiên cứu và chỉ ra trong bài tiểu luận này. Đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc cả nước được tăng cao. Tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo tăng cao và thường xun vượt chỉ tiêu, cơng tác xố đói giảm nghèo đạt được kết quả khả quan. Ngành y tế phát triển, đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ về mặt sức khoẻ với những chính sách bảo hiểm y tế phù hợp, khiến cho những con số về một số dịch bệnh giảm mạnh. Ngồi ra cịn vài chính sách phát triển và hỗ trợ dân tộc thiểu số như công tác bảo tồn văn hố, đáp ứng nhu cầu thơng tin, bảo đảm an sinh xã hội. Những thành tựu đạt được trên là nhờ có sự dẫn lối của Đảng và Nhà nước giúp giải quyết vấn đề dân tộc ở nước Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, ngoài việc chỉ ra những thành tựu, nhóm tác giả cịn nêu ra những mặt
xã hội, nâng cao đời sống của các dân tộc thiểu số. Thời gian chính sách thực hiện ngắn, thiếu tính chiến lược, chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản. Chính sách đề ra chưa thực tiễn, không phù hợp với thực tế. Đặc biệt miền núi, kinh tế phát triển chưa nhanh so với tiềm năng và không ổn định, tỷ lệ hộ nghèo cao, y tế thiếu thốn. Qua đó Đảng và Nhà nước có thể thơng qua vài biện pháp để xử lý những vấn đề trên, nhóm tác giả đã đề ra bốn cách nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách: đề ra chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc, gắn với phát triển du lịch, và cuối cùng là đổi mới công tác dân vận, gắn công tác dân tộc với công tác tôn giáo và cơng tác quốc phịng - an ninh.