Vi phạm thời gian báo trước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam (Trang 80 - 83)

2.2. Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động của ngƣời lao động

2.2.2. Vi phạm thời gian báo trước

Thủ tục duy nhất mà NLĐ phải thực hiện khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ là thủ tục báo trước cho NSDLĐ trước khi chấm dứt hợp đồng. Thời gian báo trước được quy định tùy thuộc căn cứ chấm dứt hợp đồng hoặc loại HĐLĐ mà NLĐ chấm dứt.

Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 37 BLLĐ, trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ phải báo trước cho NSDLĐ:

- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động (các trường hợp thứ nhất, thứ hai, thứ ba, và thứ bảy tại căn cứ nêu trên); - Ít nhất 30 ngày nếu là HĐLĐ xác định thời hạn (hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng);

- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu là HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng và đối với

các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 37 BLLĐ (các trường hợp thứ tư, thứ sáu nêu trên). Riêng trường hợp lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời hạn báo trước cho NSDLĐ tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định (Điều 156 BLLĐ). - Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của BLLĐ. Trong trường hợp này, pháp luật quy định một thời gian báo trước 45 ngày là tương đối hợp lý để các bên, nhất là NSDLĐ có thể chuẩn bị được các điều kiện để chấm dứt QHLĐ và tuyển lao động mới thay thế hoặc sắp xếp lại lao động thực hiện công việc của NLĐ chấm dứt HĐLĐ [15, Điều 37]. Cần lưu ý khái niệm “ngày” và “ngày làm việc”, NLĐ cần đối chiếu HĐLĐ để xác định ngày làm việc của mình, từ đó có căn cứ để xác định thời điểm đưa ra yêu cầu chấm dứt HĐLĐ.

Trên thực tế, vi phạm về thời gian báo trước khi chấm dứt HĐLĐ của NLĐ xảy ra khá phổ biến. Lấy ví dụ trong vụ tranh chấp giữa bà Vũ Thị Minh Hà và Công ty CP quản lý đầu tư Thành An sau đây [25].

Ngày 15/12/2010, Công ty CP quản lý đầu tư Thành An có ký với bà Vũ Thị Minh Hà HĐLĐ không xác định thời hạn số 101214/LV/VTMH kèm theo 02 phụ lục HĐLĐ số 01 ngày 01/10/2011, ký phụ lục HĐLĐ số 02/101215/LV/VTMH ngày 01/10/2011. Theo phụ lục HĐLĐ số 02 thì bà Hà sẽ được hưởng tiền thưởng mỗi tháng là 1.037.695 đồng/tháng được chuyển vào tài khoản NLĐ theo các kỳ chuyển chi trả lương hàng tháng; để nhận được số tiền thưởng nêu trên NLĐ phải cam kết sẽ làm việc cho Công ty đủ 12 tháng kể từ ngày 01/10/2011. Nếu tự ý nghỉ việc khi chưa đủ 12 tháng kể từ ngày ký thì bà Vũ Thị Minh Hà phải hồn trả lại cho Cơng ty Thành An toàn bộ số tiền thưởng đã nhận được kể từ ngày 01/10/2011. Ngày 06/03/2012, bà Hà

đơn phương xin nghỉ việc, Công ty không đồng ý do bà Hà vi phạm thời gian báo trước theo quy định của BLLĐ nhưng đến ngày 10/03/2012, bà Hà tự ý không đến làm việc, mặc dù nhân sự công ty liên lạc thuyết phục bà Hà làm đúng theo quy định của BLLĐ nhưng bà nhất quyết không đến làm việc.

Hội đồng xét xử đã tuyên bà Vũ Thị Minh Hà đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và phải gánh chịu những hậu quả pháp lý theo quy định do vi phạm thời gian báo trước cho NSDLĐ.

Quy định về thời gian báo trước của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã rất cụ thể, nhưng NLĐ lại thường vi phạm thủ tục này. Pháp luật lao động chỉ quy định về thời gian báo trước mà khơng u cầu hình thức báo trước của NLĐ, điều đó tạo nên sự linh hoạt khi áp dụng trong thực tế. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ không nên làm đơn xin nghỉ việc và không nên lấy mốc thời gian là ngày nộp đơn xin nghỉ việc để làm căn cứ chấm dứt HĐLĐ, bởi lẽ xét về ngữ nghĩa câu chữ thì đơn xin nghỉ việc và Thông báo chấm dứt HĐLĐ là khác nhau, vì vậy để đảm bảo tính pháp lý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì NLĐ nên gửi Thơng báo thay vì gửi đơn xin nghỉ việc và mốc thời gian để tính thời gian chấm dứt hợp đồng là kể từ ngày NSDLĐ nhận được thông báo (ngày đầu tiên của thời hạn khơng được tính).

Ngồi ra, để đảm bảo việc thơng báo được đảm bảo tính pháp lý và có giá trị chứng cứ khi có tranh chấp xảy ra thì NLĐ nên giao thơng báo theo những cách sau:

- Giao trực tiếp: Áp dụng trong trường hợp quan hệ của NLĐ đối với

những người làm việc xung quanh không quá căng thẳng, NLĐ có thể giao Thơng báo cho trưởng phịng của mình; trưởng phịng nhân sự; giám đốc … và yêu cầu người nhận ký nhận (cần chuẩn bị 02 bản, 01 bản để gửi, 01 bản để người nhận ký nhận và lưu giữ).

tin hoặc có những khúc mắc trong q trình làm việc mà khơng tiện gửi trực tiếp thì người lao động có thể gửi thơng qua các cơng ty có dịch vụ chuyển phát nhanh, có hồi báo và giữ lại hồi báo để làm chứng cứ khi cần.

- Yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng: Trong những trường hợp cần thiết

thì NLĐ ở những địa phương có tổ chức hành nghề Thừa phát lại thì có thể nhờ Thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận việc giao thơng báo, chi phí lập vi bằng do NLĐ và tổ chức hành nghề thừa phát lại tự thỏa thuận.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)