Vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 41)

1.2. Nội dung cơ bản về vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ quyền của

1.2.3. Vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ

bảo vệ quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương

Cùng với những công cụ khác, pháp luật điều chỉnh hữu hiệu các mối

quan hệ trong xã hội thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của

các chủ thể, tạo điều kiện cho các mối quan hệ xã hội phát triển. Đối với nhóm người yếu thế, quy phạm pháp luật càng đặc biệt quan trọng bởi họ dễ bị tổn thương và các quyền lợi hợp pháp rất dễ bị vi phạm. Do đó, pháp luật khơng chỉ có vai trị thừa nhận sự tồn tại của các nhóm này mà cịn ngăn chặn

nguy cơ vi phạm quyền cũng như tạo điều kiện để họ có thể phát triển đời sống cá nhân.

Tuy nhiên, luật hóa quyền con người mới là bước đầu trong việc bảo đảm quyền lợi của nhóm người yếu thế. Thực thi quyền là bước thứ hai giúp đưa các quyền con người của nhóm người yếu thế trở thành các quyền thực thụ. Chính vì thế, Nhà nước đóng vai trị trụ cột trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, đưa các quy định của pháp luật vào đời sống của người yếu thế, thông qua hệ thống cơ quan quản lý hành chính từ trung ương đến địa phương. Cụ thể việc thực thi quyền phải đảm bảo 03 yếu tố sau gồm (1) người có quyền nhận thức được các quyền của mình và áp dụng các quyền đó; (2) có đầy đủ phương tiện, công cụ cần thiết phục vụ cho sự hưởng thụ các quyền

con người; (3) khơng có sự can thiệp bất hợp pháp từ các chủ thể khác đến

việc hưởng thụ quyền; (4) xử lý các hành vi vi phạm quyền của nhóm dễ bị tổn thương.

Trong việc thực thi pháp luật, theo Hiến pháp 2013, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ bảo đảm, thúc đẩy và phát triển quyền tự do dân chủ, các quyền của những người dễ bị tổn thương. Là cơ quan hành

28

chính cao nhất, Chính phủ có trách nhiệm quản lý về tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thực thi pháp luật, bảo vệ quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện nhiệm vụ này của mình, Chính phủ cần thiết ban hành các Nghị định hướng dẫn, thực hiện văn bản luật do Quốc hội ban hành, phối hợp và yêu cầu các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện pháp luật.

Với mục đích loại trừ các rào cản, xử lý các vi phạm có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người của các nhóm yếu thế được thực thi thông qua các nội dung sau:

Một là, giúp người yếu thế biết, nhận thức và áp dụng được các quyền của mình. Mặc dù, các quyền đã được luật hóa, song, khơng phải ai trong nhóm người yếu thế cũng đủ khả năng để biết và nhận thức đầy đủ các quyền của mình vì những hạn chế về ngơn ngữ, phương tiện, sức khỏe, trí tuệ... Bởi các rào cản, họ hoặc hiểu rất mơ hồ hoặc nhận thức sai lệch hoặc thậm chí khơng biết về các quyền lợi hợp pháp của mình. Chưa kể nỗi sợ hãi và tự ti về bản thân khiến người yếu thế sớm bỏ cuộc hoặc không áp dụng đúng các quyền pháp lý. Chính vì thế, Nhà nước cần có các cơng cụ hữu hiệu và phù hợp để những người yếu thế dễ dàng tiếp cận các quyền của mình: Đối với trẻ em, cần giáo dục quyền cho các em trong trường học, qua sách báo; đối với người khuyết tật cần có những cơng cụ phù hợp như: chữ nổi, ngôn ngữ ký hiệu, sách báo dành riêng cho người khuyết tật; đối với người già, cần tăng cường các thông tin qua báo, đài, các kênh pháp luật cho người cao tuổi….Tùy từng thực thể và cá thể, Nhà nước cần nghiên cứu và điều chỉnh phù hợp, đảm bảo việc tiếp cận và sử dụng quyền của nhóm dễ bị tổn thương trên thực tế. Trên thực tế ngày 13/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (gọi tắt là Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg) với nhiều giải pháp quan trọng để bảo đảm

29

quyền thông tin pháp luật, quyền tiếp cận pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, thúc đẩy sự hình thành, phát triển mạng lưới hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong tiếp cận pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp. Theo đó, việc tiếp cận pháp luật đối với nhóm yếu thế được tiến hành bình đẳng với những đối tượng khác. Các Bộ, ngành có liên quan thực hiện hướng dẫn cụ thể; UBND các cấp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc tiếp cận pháp luật cho nhóm người dễ bị tổn thương, đánh giá tiếp cận pháp luật đối với từng thời kỳ.

Ví dụ, đối với trẻ em, đã có nhiều chương trình được đưa ra để giúp trẻ em hiểu biết được các quyền của mình tại Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em, như chương trình tích hợp giáo dục quyền trẻ em trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các chuyên đề, chủ điểm giáo dục tại các bậc trung học cơ sở, với các mục tiêu cụ thể:

- Về kiến thức: Củng cố, mở rộng hiểu biết của trẻ em về các quyền của

trẻ em trong Cơng ước; Biết một số hình thức tuyên truyền, tìm hiểu về quyền trẻ em.

- Về kỹ năng: Có kỹ năng thực hiện quyền trẻ em; Có kỹ năng tham gia

và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu về quyền trẻ em.

- Về thái độ: Ủng hộ, tán thành cơng ước quốc tế về quyền trẻ em; Có ý

thức tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động thực hiện quyền trẻ em; Có ý thức phê phán các biểu hiện vi phạm quyền trẻ em.

Hai là, yêu cầu tạo ra đầy đủ các công cụ, điều kiện để bảo đảm thực

thi. Cần phải có các phương tiện, thiết chế, biện pháp hỗ trợ để mọi người nói

chung và nhóm người yếu thế nói riêng hưởng thụ đầy đủ các quyền con người của mình. Trách nhiệm này chủ yếu thuộc về nhà nước mà cụ thể là các cơ quan thực thi pháp luật. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, khi sự hiện diện của các tổ chức xã hội dân sự ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng thì

30

các cơng cụ thực thi pháp luật có thể được tạo ra bởi chính những chủ thể này. Tuy nhiên, không phải khi các quyền được thừa nhận cũng là lúc công cụ thực thi pháp lý ra đời. Thông thường, các điều kiện để bảo đảm thực thi quyền sẽ được thiết lập sau khi luật hóa các quyền pháp lý, những phương tiện này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc theo từng giai đoạn một. Điều đáng nói là nếu việc ra đời các cơng cụ này kéo dài hoặc thậm chí khơng xuất hiện thì hiển nhiên các quyền con người của nhóm yếu thế mãi chỉ tồn tại trên lý thuyết mà không thể ứng dụng trên thực tiễn. Do đó, qua q trình tổ chức thực hiện pháp luật, các cơ quan được Nhà nước trao quyền đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm hoặc có khả năng thiết lập các công cụ bảo đảm việc hưởng thụ đầy đủ các quyền con người của nhóm yếu thế. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật nước X người tỵ nạn được sinh sống miễn phí trong các trại tỵ nạn, tuy nhiên, thực tế chưa có bất kỳ trại tỵ nạn nào được xây dựng trên lãnh thổ nước này thì thơng qua q trình tổ chức thực hiện pháp luật cho người tỵ nạn, cần kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thiết lập các trại tỵ nạn để họ có thể thực hiện quyền của người tỵ nạn, giúp họ có cơng cụ thực hiện quyền của mình.

Ví dụ: Thực hiện theo đề án “Đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/11/2009, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ra Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 về việc Phê

duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thơn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020”, theo đó việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lạng Sơn được phân định rõ từng nhiệm vụ cho các cơ quan cụ thể:

“1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định

1956/QĐ-TTg của tỉnh, hàng năm có trách nhiệm chủ trì giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện Đề án trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh

31

và Xã hội; xây dựng bổ sung quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

- Hướng dẫn các huyện, thành phố, xây dựng kế hoạch dạy nghề cho

lao động nông thôn ở phạm vi từng địa bàn quản lý và việc triển khai các bước thực hiện Đề án.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập kế hoạch đào

tạo và dự toán ngân sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì với các ngành và cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm tra, giám

sát hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn, định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Chủ trì phối hợp với các trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, cao đẳng

nghề liên quan mở các lớp bồi dưỡng tay nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong

việc xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn, phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn và phục vụ sản xuất nơng nghiệp ở trình độ cao.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng

dẫn các cơ sở dạy nghề xây dựng các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với yêu cầu trang bị kiến thức tay nghề cho người lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo Trung tâm khuyến nông của tỉnh, huyện phối hợp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch hàng năm.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành, cơ

32

là việc giám sát về chất lượng dạy nghề thường xuyên tổ chức ở nông thôn.

3. Sở Nội vụ.

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch biên chế, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cho các cơ sở dạy nghề. Thực hiện đúng quy định về giao và bố trí biên chế; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã đến năm 2020 theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”

Theo đó đảm bảo đầy đủ cơng cụ để thực hiện mục tiêu theo đề án của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành, cụ thể đối với hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn là thống kê số lượng lao động nông thôn cần học nghề; xác định cơ cấu ngành nghề trong lao động; thành lập biên chế, xây dựng đội ngũ giáo viên; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở, trung tâm dạy nghề xây dựng phương án dạy nghề…. Từ đó cho thấy, việc tổ chức thực hiện pháp luật phụ thuộc rất lớn vào các địa phương, mà trách nhiệm là ở UBND các cấp và các Sở, Ban, ngành có liên quan. Mặc dù Chính phủ đã đưa ra đề án, tuy nhiên các địa phương không triển khai thực hiện thì sẽ khơng đảm bảo hiệu quả quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội.

Ba là, Nhà nước yêu cầu và bảo đảm khơng có sự can thiệp bất hợp pháp từ các chủ thể khác vào việc áp dụng quyền của nhóm người yếu thế. Nói cách khác là địi hỏi các chủ thể khác trong xã hội (bao gồm cả nhà nước và các yếu tố phi nhà nước; bên có nghĩa vụ và khơng có nghĩa vụ) phải tơn trọng quyền con người của các nhóm yếu thế, không can thiệp dưới bất cứ hình thức nào vào việc hưởng thụ các quyền con người của nhóm yếu thế đã được pháp luật ghi nhận. Nghĩa vụ này đặc biệt liên quan đến các quyền dân sự và chính trị như quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước… Sự can thiệp có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp dưới nhiều cách thức khác

33

nhau, chẳng hạn gây sức ép với chính những người yếu thế hoặc với người thân của họ, kêu gọi người khác phản đối việc hưởng thụ quyền của người yếu thế hoặc tạo ra nhiều hơn các rào cản về thủ tục, mối quan hệ, thời gian… trong quá trình người yếu thế áp dụng các quyền hợp pháp của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý, niềm tin của người yếu thế, có thể khiến họ bị thiệt hại về vật chất, tổn thương về tinh thần. Do đó, dựa trên các thẩm quyền, nhiệm vụ của mình, Nhà nước yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng các quyền của người yếu thế, không gây cản trở đến việc hưởng thụ các quyền con người của họ.

Bốn là, Nhà nước bằng các thiết chế của mình, trao quyền cho cơ quan

tư pháp thực hiện nhiệm vụ xử lý các vi phạm đối với nhóm người dễ bị tổn thương. Do từ đặc điểm của người yếu thế, họ luôn tự ti về chính bản thân của mình, chính vì vậy họ cũng khơng dám nói/khơng tố giác những hành vi xâm phạm quyền của mình. Chính vì vậy, ngày càng nhiều các hành vi vi phạm quyền của nhóm dễ bị tổn thương xảy ra: đó có thể do các cá nhân từ nhận thức của họ, đã xa lánh, không quan tâm đến quyền lợi của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương, hoặc cố tình vi phạm những quyền của họ. Các quyền này có thể là quyền về cơng việc, chế độ, ưu tiên về miễn giảm học phí, vay vốn…, gây rất nhiều bất lợi cho người thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong việc thụ hưởng quyền của mình. Do đó, Tịa án là cơ quan nhân danh Nhà nước để bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương trước những hành vi xâm phạm của các cá nhân, tổ chức khác theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Qua đó, Tịa án cũng góp phần giáo dục pháp luật cho những người dễ bị tổn thương và các đối tượng có liên quan khác hiểu và tôn trọng các quy định của pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc của xã hội, có ý thức phịng, chống các tội xâm phạm quyền của nhóm dễ bị tổn thương.

34

quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy

ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người

thuộc nhóm dễ bị tổn thương; từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vào cuộc sống của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam.

Thực tiễn trong quá trình xét xử, giải quyết các vụ xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em, có thể nói rằng các đơn vị Tịa án đã ln bám sát các nguyên tắc về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân nói chung, bảo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)