Vai trò của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 45)

1.2. Nội dung cơ bản về vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ quyền của

1.2.4. Vai trò của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo

hóa, giáo dục đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của nhóm

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến các chính sách xã hội đối với nhóm người yếu thế và đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện

khn khổ chính sách trong lĩnh vực này. Các dịch vụ xã hội cũng đã được hình thành và phát triển dựa trên nhu cầu của thực tế của các nhóm yếu thế cụ thể. Các chính sách, các dịch vụ xã hội đã huy động được sức mạnh của toàn xã hội trong việc hỗ trợ người thiệt thịi và đã giúp hàng triệu người yếu thế có được mức sống tối thiểu, tự tin, yên tâm và từng bước hịa nhập và cộng đồng.

Ví dụ: Việc bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã được thực hiện qua nhiều quan điểm, đường lối, chính sách kinh tế - xã hội quan trọng.

Trong công cuộc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, sự giúp đỡ của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số luôn nằm trong chủ trương, đường lối chung là gắn phát triển kinh tế với bảo đảm cơng bằng xã hội giữa các tầng lớp và nhóm người trong xã hội, cụ thể đó là: tạo điều kiện ưu đãi cho các dân tộc thiểu số để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của

36

họ, từ đó hỗ trợ họ thực hiện quyền bình đẳng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đồng bào nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí. Quan tâm tới quyền của các dân tộc thiểu số trong đời sống vật chất, tinh thần để tiến tới đạt mặt bằng chung của cả nước. Bảo vệ, hỗ trợ quyền tự do và bình đẳng về tơn giáo của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, thượng tầng văn hóa ở khu vực miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cần đặc biệt chú ý tới những nét đặc thù (địa bàn cư trú, phong tục truyền thống, các đặc điểm xã hội) của các dân tộc thiểu số. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI khẳng định sâu sắc quan điểm xây dựng, phát triển văn hóa đã nêu rõ “Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị tích cực trong tơn giáo, tín ngưỡng”.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều đề án, chương trình và các nghị định, thông tư, quyết định để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng tập trung

các dân tộc thiểu số, trong đó tiêu biểu như:

Chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội và các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa; Chương trình ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất và đất ở (Quyết định 132); Hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào nghèo thuộc dân tộc ít người (Quyết định 134); Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2016-2020” của Uỷ ban Dân tộc.

Nghị định số 20 (1998) về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc và Nghị định số 02 (2002); Nghị định số 45 (2014) quy định về miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở

37

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo... Nghị định số 05 (2011) về công tác dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, tơn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc...

Ngoài ra, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy đề cập những biện pháp cụ thể đối với một số vùng đặc thù có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống như về việc định hướng dài hạn và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; về phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh đặc biệt khó khăn ở vùng miền núi phía Bắc; về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Như vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc thực hiện quyền của các dân tộc thiểu số là vấn đề được ưu tiên trong các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bởi Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người nói chung, quyền của người thiểu số là thước đo của sự tiến bộ và phát triển xã hội.

Có thể nói, Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng đến việc giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc. Phát triển khơng đi đơi với xóa bỏ, mà phát triển gắn liền với việc bảo đảm hơn nữa những nét văn hóa của từng nhóm người. Cụ thể đối với người dễ bị tổn thương là dân tộc thiểu số. Hiến pháp năm 2013 (Điều 5) ghi rõ: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản

sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”; Điều 41: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị

văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa”; Điều

42 cũng ghi nhận: “Cơng dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngơn ngữ giao tiếp”. Đây chính là sự khẳng định

38

gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng. Trong nhiều văn bản pháp luật khác, trong đó bao gồm Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc bảo vệ các quyền nhân thân, quyền xác định dân tộc và quyền kết hôn giữa các dân tộc. Ngoài ra, để bảo tồn và thúc đẩy đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 39 (1998) về đẩy mạnh cơng tác văn hóa - thơng tin ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ thị này yêu cầu các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương tập trung thực hiện mục tiêu nâng cao mức hưởng thụ văn hóa - thông tin cho đồng bào sống ở vùng

cao, biên giới, vùng khó khăn, đồng thời làm tốt hơn nữa cơng tác giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và giới thiệu, có kế hoạch bảo tồn các cơng trình, địa chỉ văn hóa có giá trị tiêu biểu ở vùng các dân tộc thiểu số (như chùa, tháp, nhà rông, nhà dài, nhà sàn, các làng, bản có nghề thủ cơng truyền thống...) và các di sản văn hóa có giá trị khác...

Ngoài ra, để đảm bảo thực thi đầy đủ và đúng đắn các tiêu chuẩn quốc

tế và các quy định pháp luật quốc gia về quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bên cạnh vai trò chủ đạo của các cơ quan nhà nước, cần huy động sự tham gia rộng rãi của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu khoa học…Cần thiết lập những cơ chế quốc gia phù hợp cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của từng nhóm người đã nêu trên cơ sở tham vấn rộng rãi các tổ chức xã hội và các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học.

Thêm nữa, việc bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng địi hỏi những nguồn lực lớn cũng như kinh nghiệm và kiến thức chun ngành phong phú, do đó, trong hồn cảnh hiện nay của nước ta, hợp tác quốc tế là rất cần thiết để bảo vệ và thúc đẩy có hiệu quả quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Nhà nước cần khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, giáo dục, các tổ chức xã hội và các cơ quan chức năng

39

thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân, nhà tài trợ nước ngoài để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm cũng như để thu hút các nguồn lực cho cơng tác này. Ở Việt Nam, sự có mặt và hợp tác của Quỹ dân số liên hợp quốc UNFPA đã đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong việc bảo đảm quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, người HIV với các chương trình hợp tác về bình đẳng giới, chống nạn bn người, chương trình hợp tác chung về HIV…đã hỗ trợ rất lớn về nguồn lực con người, chi phí, … cho Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế này.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền của những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)